Khi Tổng thống Barack Obama và ứng viên Mitt Romney ngồi với nhau để tranh luận trong đêm thứ Hai (giờ Mỹ) lần cuối, có hai điều gần như là hiển nhiên: sẽ không có ứng viên nào đi lại trên bục không ứng viên nào bước sang bục của nhau, và sẽ không có chuyện hai người phản bác các lập luận đối với chính sách thuế. 

Ứng viên Mitt Romney (bên trái) bắt tay với Tổng thống Barack Obama sau khi kết thúc phiên tranh luận trực tiếp lần hai, ngày 16/10.
Cuộc tranh luận này sẽ là về vấn đề nước Mỹ sẽ và nên ứng xử thế nào với thế giới. 

Nếu như người dẫn dắt chương trình là Bob Schieffer của đài CBS News có cách thì đây sẽ là cuộc tranh luận có thực chất nhất. Ông đã chỉ ra một số chủ đề chính như: vai trò của Mỹ trên thế giới, cuộc chiến tiếp diễn tại Afghanistan, kiểm soát khủng hoảng tên lửa tại Iran và căng thẳng với Israel, và làm thế nào để đối phó với sự trỗi dậy của Trung Quốc. 

Schieffer nói rằng hầu hết thời gian sẽ nói về các cuộc nổi dậy trong Mùa xuân Ả Rập, hệ quả sau đó và mối đe dọa khủng bố thay đổi thế nào kể từ sau cuộc tấn công ngày 11/9/2001. Không ai nghi ngờ việc các ứng viên sẽ tranh đấu quyết liệt với nhau như cuộc tranh luận thứ hai vừa qua. 

Nhiều người cho rằng đây là một cơ hội cho ông Obama tỏa sáng, và để khắc phục thiệt hại từ cuộc tranh luận mờ nhạt và yếu đuối đầu tiên.  

Nhưng chúng ta có thể hy vọng rằng đây là cơ hội cho các ứng viên mô tả kỹ hơn hình dung của họ về tương lai sức mạnh Mỹ trên thế giới. Dưới đây là một số chiều hướng về các lĩnh vực mà hai ứng viên Tổng thống Mỹ có thể đề cập trong cuộc tranh luận. 

Libya và Benghazi: Các ứng viên đều sẵn sàng tranh luận trong chủ đề này, nhưng câu hỏi là liệu đây có thật sự là một cuộc tranh luận đúng lúc. Ông Obama đã lên tiếng nhận lỗi và hứa sẽ đi đến cùng vụ việc, nhưng Nhà Trắng lại thiếu minh bạch về việc liệu đã có thông tin tình báo nào cảnh báo về cuộc tấn công vào lãnh sự quán hay chưa, và liệu có cách nào để các lực lượng an ninh của Mỹ can thiệp sớm hơn không, có thể là vừa kịp lúc để giải cứu cho các nhân viên ngoại giao của Mỹ. 

Tất nhiên là lập luận sẽ tập trung vào một vấn đề rất hẹp: tại sao chính quyền lại cứ mắc kẹt vào câu chuyện rằng đây chỉ là một cuộc biểu tình đi quá giới hạn sau khi bộ phim xúc phạm những người Hồi giáo bị phát hiện, chứ không phải là một cuộc tấn công đã được lên kế hoạch từ trước. Đối với ông Romney, nhiệm vụ của ông là chỉ ra rằng vụ tấn công ở Benghazi là một triệu chứng cho thấy Mỹ lún sâu thêm vào Trung Đông, một hướng mà ông đã chỉ ra trong cuộc tranh luận trước đó, nhưng lập luận chưa đầy đủ. 

Iran: Trên tờ New York Times hôm qua đã đưa tin rằng chính quyền Obama về nguyên tắc đã bí mật đồng ý đàm phán trực tiếp và song phương với Tehran sau cuộc bầu cử này, vậy nên một câu hỏi cấp thiết cho các ứng viên là: trong một cuộc đàm phán như vậy, các vị sẽ sẵn lòng trao cho Iran điều gì, để đổi lại Tehran phải khiến cho Mỹ và Israel tin rằng Tehran không làm sản xuất vũ khí hạt nhân. Đây thật sự là câu hỏi khó cho cả hai. 

Chiến tranh mạng: Ông Obama không thể nói về một chương trình máy tính là “Olympic Games” mà Mỹ đã thực hiện cùng với sự trợ giúp của Israel để chống lại Iran. Đây là lần đầu tiên một vũ khí mạng được sử dụng để chống lại một quốc gia khác trong lịch sử. Nhưng liệu ông Obama và ông Romney có coi các vũ khí mạng là một công cụ chính thức trong kho vũ khí của Mỹ không, hay việc đó quá mạo hiểm kể từ khi nước Mỹ trở thành quốc gia dễ bị tấn công nhất trên thế giới? 

Afghanistan: Đã có lần ông Romney tuyên bố rằng Mỹ không nên đàm phán với Taliban, mà nên tiêu diệt toàn bộ nhóm Taliban. Ông thôi không nói về điều đó nữa sau khi các trợ lý của ông gợi ý rằng đó nghe như một đơn thuốc cho một cuộc chiến không thể nào chấm dứt. Giờ đây thì cả ông Obama và Romney đều nói họ nghĩ rằng Mỹ nên rút khỏi Afghanistan vào năm 2014 với thời hạn được quốc tế thông qua, cho dù ông Romney vẫn muốn nghe từ các tướng lĩnh trước. (Các tướng lĩnh của Mỹ nghĩ rằng việc ông Obama nhất quyết đòi đặt ra một thời hạn chót cho việc rút quân là một ý tưởng dở tệ - Ngoại trưởng Hillary Clinton và những người khác cũng nghĩ vậy).

Về vấn đề này, nếu như ý Tổng thống Obama và Phó Tổng thống Joe Biden muốn toàn bộ lính Mỹ rút khỏi Afghanistan vào năm 2014, và chỉ duy trì khoảng 10.000 – 15.000 quân ‘hiện diện lâu dài’ tại đây, thì đây sẽ là một ý hay. Vì như vậy Washington vẫn có thể hậu thuẫn cho quân đội Afghanistan và để mắt tới kho vũ khí hạt nhân của Pakistan. Còn nếu ông Romney cho rằng rút quân khỏi Iraq là quá vội vàng, và rút quân khỏi Afghanistan cũng gây ra sai lầm tương tự, vậy thì ông nghĩ rằng quân Mỹ nên hiện diện tại những nơi này theo kiểu gì? 

Mùa xuân Ả Rập: Afghanistan là một chiếc gương chiếu hậu cho Mỹ, nhưng các cuộc nổi dậy Mùa xuân Ả Rập thì không. Romney nói rằng sự trỗi dậy của các phong trào Hồi giáo chính là thất bại của chính quyền Obama. Nhà Trắng thì nói rằng nếu như có tự do bầu cử tại các quốc gia Hồi giáo, sẽ chẳng có gì ngạc nhiên khi phong trào Anh em Hồi giáo và Salafists sẽ nắm quyền kiểm soát chính phủ. Câu hỏi là làm thế nào để đối phó với các chính quyền như vậy: viện trợ có điều kiện để đảm bảo các giá trị Mỹ được tôn trọng? Hay là các hạn chế thương mại? Hay thuyết phục mềm mỏng? 

Đây cũng có thể là đề tài để hiểu tại sao và khi nào mỗi người sẽ biện hộ cho các hành động can thiệp trong tương lai. Obama đã tham gia vào cuộc tấn công ở Libya, và Romney cho rằng đây là một sai lầm. Và ông Obama lại do dự hơn rất nhiều khi đối mặt với Syria – một kiểu xung đột rất khác biệt, trong khi ông Romney nói rằng ông có thể sẽ trang bị cho lực lượng nổi dậy các vũ khí chống tăng và phi cơ hiện đại. Kể từ khi mà các vũ khí hạng nhẹ đã rơi vào nhầm chỗ, làm thế nào để ông Romney có thể tìm ra cách đúng đắn để loại bỏ Tổng thống Syria Bahsar al-Assad? 

Trung Quốc: Có thể đây sẽ là chủ đề tốn nhiều thời gian nhất trong cuộc tranh luận. Ông Romney hứa hẹn có chính sách cứng rắn, nói rằng ông sẽ tuyên bố rằng Trung Quốc thao túng tiền tệ ngay trong ngày đầu tiên ông nhậm chức Tổng thống. Nhưng ông không nói nhiều về ngày thứ hai, hoặc năm thứ hai giả dụ như ông thắng cử thật. 

Đây sẽ là lúc mà các ứng viên nói rõ cách họ sẽ đối trọng với các tuyên bố ngày càng lớn của Trung Quốc tại Biển Đông và các vùng lãnh thổ, vùng biển tranh cãi khác. Hai ứng viên sẽ phải nói rõ cách họ sẽ xử lý các căng thẳng thương mại, và làm cách nào để ứng xử trong một thế giới mà trong đó Mỹ sẽ lệ thuộc nhiều hơn vào đầu tư của Trung Quốc trong các khoản nợ của Mỹ nhiều năm tới đây. Và đây cũng sẽ là lúc mỗi ứng viên phải đưa ra quan điểm của mình về thay đổi bộ máy lãnh đạo đang diễn ra tại Trung Quốc, với việc ¾ vị trí lãnh đạo chính trị cấp cao sẽ được chuyển giao cho thế hệ kế cận. 

Lê Thu (theo NYTimes)

Bầu cử Mỹ: Obama đang bứt phá
Theo khảo sát mới đây nhất của hãng Gallup, số người Mỹ cho rằng  Tổng thống Barack Obama thể hiện tốt hơn đối thủ Mitt Romney sau vòng tranh luận trực tiếp lần hai tăng lên.
 
Obama - Romney: Cuộc đua chưa ngã ngũ
Cuộc đua đến Nhà Trắng của Obama và Romney vẫn chưa ngả ngũ khi những lá phiếu trung lập vẫn chưa tìm được người chiến thắng.
 
Obama, Romney và lá bài Trung Quốc
Khi Trung Quốc trở thành một chủ đề lớn trong các cuộc tranh luận bầu cử giữa Barack Obama và Mitt Romney, thì người ta cũng nói tới khái niệm “chỉ trích Trung Quốc”. 
 
Obama, Romney xử lý vấn đề Iran thế nào?
Chuyện Israel, Mỹ, hoặc cả hai có thể tấn công phủ đầu nhằm vào Iran xuất hiện nhiều trong năm nay - nhưng với cuộc bầu cử Mỹ sắp diễn ra, ý tưởng thực hiện một cuộc chiến nữa ở Trung Đông dường như mờ nhạt.>
 
Obama, Romney đấu khẩu về lương hưu của nhau
Cuộc tranh luận thứ hai giữa đương kim Tổng thống Mỹ Barack Obama và ứng viên đảng Cộng hòa Mitt Romney khá gay cấn. Hai người thậm chí còn đưa ra lý lẽ về vấn đề riêng tư để đấu khẩu
 
Obama trở lại, lợi hại bội phần
Cuối cùng thì Tổng thống Barack Obama cũng trở lại và trông đã có vẻ như một người thực sự muốn chiến đấu thêm một nhiệm kỳ nữa. Và có vẻ như giờ thì ông có thể thở phào vì hoàn thành tốt nhiệm vụ lần này.
 
"Hiệp hai" Obama-Romney: Kẻ tám lạng, người nửa cân
Những lời lẽ sắc bén đã bay qua bay lại giữa Tổng thống Obama và đối thủ đảng Cộng hòa Mitt Romney trong cuộc tranh luận trực tiếp vòng hai diễn ra vào sáng nay
 
Nỗi thất vọng mang tên Obama
;Giờ đây thật khó gợi lại được mức độ hào hứng đã bao phủ quanh ứng viên Obama của năm 2008. 
 
Xin lỗi Romney, đơn giản là Obama đã thắng!
Dù Romney có xuất sắc đến mấy, giới truyền thông có thêu dệt về các kịch bản đầy kịch tính đến mấy thì một phép toán đơn giản cũng chỉ ra thực tế rằng: Obama đã thắng cử.
 
Obama - Romney hiệp 1: Tầm ảnh hưởng của thắng thua
Tổng thống Barack Obama và đối thủ đảng Cộng hòa Mitt Romney đã tranh cãi gay gắt về chương trình kinh tế tại màn tranh luận trực tiếp đầu tiên trong mùa bầu cử tổng thống Mỹ năm nay.
 
Tranh luận thua, Obama gánh ‘lời nguyền đương nhiệm’
Cũng giống như nhiều người tiền nhiệm của mình, Tổng thống Obama đã trở thành nạn nhân trong đêm tranh luận đầu tiên vì quá nhiều kỳ vọng, nóng nảy và vì một đối thủ khát khao chiến thắng.
 
Cuộc "khẩu chiến" Obama - Romney đầu tiên
;Cuộc tranh luận đầu tiên trong cuộc đua vào ghế tổng thống Mỹ 2012 giữa Barack Obama và đối thủ đảng Cộng hòa Mitt Romney diễn ra tại trường đại học Denver từ 9h tối ngày 4/10 giờ địa phương.