Ông Nguyễn Bá Toàn - người bán con ba ba nặng 22kg tại Hà Nội hôm 16/10 có thể bị phạt tiền từ 400-500 triệu đồng vì đây là loài ba ba hiếm, có nguy cơ tuyệt chủng.
TIN BÀI KHÁC
Những 'thuỷ quái' bị bắt sống ở sông Mêkông
Bé 1-2 tuổi dậy thì gây sửng sốt
Bộ trưởng Thăng: Thay đổi giờ làm từ tuần sau
Kết luận vẫn chỉ một mình bà Liễu giết chồng
Lộ diện chủ nhân thật của tờ vé số 1,5 tỷ
Quảng Bình: Phát hiện bom 'khủng' nặng hơn 300kg
Hãi hùng sán 'làm tổ' trong não
Sau một thời gian nuôi giữ con baba nặng 22 kg bắt được vào ngày 12/10, ông Nguyễn Bá Toàn (60 tuổi, trú tại ngõ 118, Phú Viên, Gia Lâm, Hà Nội) đã quyết định bán nó cho một thương lái ở Bắc Giang với giá 100 triệu đồng. Sau đó, thương lái này bán lại cho một người Trung Quốc với giá 180 triệu đồng vào hôm 16/10.
Ông Toàn cho biết, thực lòng ông không muốn bán, tuy nhiên sau vài ngày nuôi giữ, con ba ba đã không ăn và yếu dần, trong khi đó không có cơ quan chức năng nào nhòm ngó đến.
Con ba ba quý mà ông Toàn bắt được hôm 12/10 tại sông Hồng (Ảnh: VietNamNet) |
Tuy nhiên, trên báo Tuổi trẻ, luật sư Nguyễn Việt Triều – Trưởng Văn phòng Luật sư Việt Triều (Hà Nội) cho rằng việc ông Toàn bán ba ba hoàn toàn có thể bị phạt tiền bởi con ba ba này thuộc nhóm động vật quý mà việc buôn bán chúng cần được kiểm soát để tránh nguy cơ tuyệt chủng.
Theo ông Triều, chiếu theo Mục b, Khoản 9, Điều 3 của Nghị định 99/2009/NĐ-CP về Xử phạt Vi phạm Hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản có quy định “hành vi vi phạm hành chính đối với các loài trong Phụ lục II (Công ước CITES)” thì bị xử lý “như đối với thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA, IIB” của Nghị định 32/2006/NĐ-CP.
Còn Khoản b, Điểm 9, Điều 19, của Nghị định 99/2009/NĐ-CP quy định, người có hành vi săn, bắn, bẫy, bắt; nuôi, nhốt; giết trái quy định của pháp luật động vật rừng hoặc bộ phận của chúng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIB có giá trị từ 160 triệu đồng thì bị phạt từ 400 - 500 triệu đồng. Và như vậy, theo luật ông Toàn hoàn toàn có thể bị xử phạt hành chính.
Nếu việc phạt hành chính được thực thi, thì rõ ràng số tiền ông Toàn sẽ phải nộp cao hơn nhiều so với số tiền bán được từ ba ba. Trong khi đó dư luận đặt câu hỏi vậy trách nhiệm của các cơ quan chức năng trong vụ việc này ở đâu? Bản thân ông Toàn ngay sau khi hay tin con ba ba bắt được có thể thuộc loại quý hiếm cũng đã cố giữ lại để chờ cơ quan chức năng đến giải quyết tuy nhiên không một ai nhòm ngó đến.
Giải thích về vấn đề này, anh Nguyễn Văn Quân, Trưởng phòng Bảo vệ Động vật hoang dã của Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên (ENV) cho biết: "Ngay sau khi biết tin gia đình ông Toàn bắt được ba ba quý, nơi đầu tiên mà tôi gọi điện để hỏi phương án xử lý là Phòng Quản lý Nguồn lợi & Môi trường Thủy sản thuộc Cục Khai thác & Bảo vệ Nguồn lợi Thủy sản TP. Hà Nội. Tuy nhiên, phía bên đó lại đẩy trách nhiệm đó là thuộc Chi cục Kiểm lâm Hà Nội. Khi tôi gọi sang Chi cục Kiểm lâm, họ lại nói rằng vì là loài thủy sinh, bên thủy sản sẽ phải giải quyết", báo Tuổi trẻ dẫn lời.
Như vậy quả bóng trách nhiệm đã được đá lòng vòng từ bên này qua bên kia và không ai là người đứng ra xử lý, xác minh vụ việc.
Ba ba Nam Bộ nằm trong Sách Đỏ của Liên minh Bảo tồn Quốc tế (IUCN) năm 2007 với mức cảnh báo VU (sẽ nguy cấp trong tương lai). Nó còn có mặt trong Phụ lục II của Công ước Quốc tế Buôn bán các Động-Thực vật Nguy cấp (CITES) năm 2009. Ban hành kèm Phụ lục II của Công ước CITES, có một văn bản pháp luật của Chính phủ Việt Nam quy định rất rõ trách nhiệm của cơ quan công quyền. Quyết định 74/2008/QĐ-BNN ngày 20-6-2008 nêu đích danh Cục trưởng Cục Kiểm lâm có trách nhiệm thi hành quyết định, tức là phải thụ lý những vụ ba ba Nam Bộ. Vậy rõ ràng theo luật này thì khi biết tin con có ba ba quý hiếm như vậy, trách nhiệm xử lý phải thuộc thẩm quyền của Chi cục Kiểm Lâm TP.Hà Nội.
Mẫn Chi (tổng hợp)