Cần phải có niềm tin là một ngày nào đấy chúng ta có thể thành công được như người Nhật Bản sau thế chiến thứ 2 hay người Hàn Quốc trong thời gian gần đây. Không ai có thế ở trên đỉnh vinh quang mãi. Vấn đề của chúng ta chính là không dám ước mơ.

Suốt tháng qua, con chim mang tên Flappy và những câu chuyện xung quanh nó có vẻ đang mang lại tự tin hơn cho rất nhiều người Việt.

Chí ít là, từ một nước nghèo đói, Việt Nam đã đạt được ít nhiều thành công và tiến bộ sau hơn 20 năm đổi mới và mở cửa hội nhập kinh tế thế giới.

Từng có thời rất nhiều mỹ từ luôn được các nhà tài trợ, ngoại giao dùng khi nói về Việt Nam và khi đó "hoàng lương mộng[1]" đã xuất hiện với rất nhiều người Việt. Ai cũng nghĩ chúng ta sẽ thành Rồng, thành Hổ trong nay mai và không có gì có thể ngăn cản chúng ta đạt được ước mơ (!)

Sự lạc quan, hồ hởi gần đây tuy vẫn còn, nhưng có vẻ ít nhiều bị giảm sút sau khi tình hình kinh tế đất nước không được khả quan như trước và song hành với đó là các bất cập về quản lý, tham nhũng gia tăng và rất nhiều các giá trị xã hội bị xói mòn.

Theo như lời TS. Alan Phan trong một bài viết gần đây thì Việt Nam chúng ta phải cần vài thế hệ nữa mới sản sinh được một đa số văn minh và có đạo đức dân sự.

Vậy có cách nào để giải quyết những "thử thách quá lớn" mà TS. Phan gọi "là 5 con voi to tướng trong phòng" đó" để chúng ta có thể đạt được văn minh và có đạo đức ngay trong thế hệ này không? Câu trả lời nằm ở việc giải quyết những mấu chốt xã hội.

{keywords}

Tuy hãy còn khiêm tốn, nhưng sự lớn mạnh của các Thương hiệu tư nhân Việt như Trung Nguyen Cafe, Hoang Anh Gia Lai, FPT hay Phở24 đã và đang là động lực giúp chúng ta tự tin hơn trong con đường phía trước. Ảnh Người lao động


Đầu tiên, hãy nhìn bài học từ người láng giềng TQ.  Trong quá trình phát triển kinh tế có phần rất nóng của mình, TQ đã dành ưu tiên đầu tư công cho rất nhiều các thành phố, tỉnh,  hay địa phương có vai trò chiến lược cho phát triển kinh tế trong suốt 30 năm qua.

Một giải pháp bền vững và bình đẳng cho việc phát triển các khu vực khác (còn lại) của TQ (sau khi kinh tế đã vững mạnh) không phải lúc nào cũng được tìm ra và thực hiện có hiệu quả do rất nhiều các bất cập liên quan đến thể chế và thực thi chính sách.

Trong suốt một thập kỷ qua, chỉ số GINI[2] của TQ luôn duy trì ở mức 0,47 đến 0,49 (nguồn: CIA), thuộc loại cao (xếp hạng 33/136 nước năm 2009) trong khu vực.

Lãnh đạo Trung Quốc có lẽ rất hiểu vấn đề này quan trọng thế nào đến việc bảo đảm sự ổn định của đất nước và có lẽ họ sẽ phải tìm cách giải quyết sự mất bình đẳng này trong tương lai gần hơn là phải đợi đến thế hệ sau.

Tại Việt Nam, trong hơn 20 năm qua, chúng ta đã phải hy sinh một số lợi thế và cơ hội bứt phá khi phải dàn trải đầu tư tại rất nhiều nơi, mà đặc biệt là khu vực miền núi và hải đảo. Chính yếu tố này đã giúp Việt Nam tuy tăng trưởng chậm hơn nhưng có thể duy trì chỉ số GINI ở quanh mức khoảng 0,37 đến 0,38 (xếp hạng 66/136 nước năm 2009 - nguồn CIA), nằm trong mức độ an toàn về bất bình đẳng theo tiêu chí của Liên Hiệp Quốc là 0,4.

Tuy vậy khi nhìn ra các nước xung quanh như Hàn Quốc, Đài Loan hay Singapore và chiêm ngưỡng các thành tựu họ, chúng ta có thể tự tin là người Việt có thể làm được nhiều điều ngay từ bây giờ, nếu biết loại bỏ được các nguyên nhân gốc rễ của vấn đề.

Bên cạnh những mặt trái của quá trình này như làm lợi cho các quốc gia, các tập đoàn tài chính, công ty lớn và giàu có trong các thương vụ làm ăn - dẫn đến xung đột lợi ích, các nước giàu được lợi hay thậm chí các nhóm lợi ích có thể chi phối hoàn toàn nền kinh tế của một nước nhỏ nào đó.vv.. thì sự hội nhập của Việt Nam chúng ta vào các cơ chế thương mại toàn cầu như WTO, FTA hay TPP.vv.. được nhiều người xem như là một tiến trình tất yếu. Cho dù, gia nhập sân chơi quốc tế cũng làm chúng ta lộ ra nhiều khuyết điểm.

Đặc biệt những người dễ bị tổn thương nhiều nhất chính là nông dân, phụ nữ, người nghèo - là những người có sinh kế đơn giản và dễ bị tác động của toàn cầu hóa do các sản phẩm nông nghiệp không còn được bảo hộ.

Tuy nhiên bên cạnh những mất mát đó, chúng ta cũng có thể nhận thấy nhiều điểm tích cực  mà cụ thể là khu vực tư nhân.

Thông qua toàn cầu hóa và đầu tư FDI rất nhiều công nghệ mới đã được chuyển giao cho Việt Nam và nhờ vậy mà ngày nay nhiều công ty Việt Nam đã có thể chủ động, tự tin trong một số lĩnh vực cầu đường, xây dựng dân dụng hay viễn thông. Chính điều này đã góp phần giữ lại trong nước một lượng lớn ngoại tệ do chúng ta không phải thuê các công ty nước ngoài như trước kia.

Việc vươn ra biển lớn đã khiến các doanh nghiệp Việt phải từ bỏ cách làm ăn theo quy mô "ao, đầm" như trước. Tư duy "tôi là nước đại dương" đã thay cho cách nghĩ "tôi là nước của suối X, sông Y" trong chiến lược kinh doanh.

Trước sức ép cạnh tranh từ các nước khác, doanh nghiệp Việt đã phải đầu tư nhiều hơn cho công nghệ và nhân lực để nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm. Đồng thời, hội nhập đã góp phần tăng trưởng thương mại dịch vụ, bao gồm tài chính, quản lý và dịch vụ thông tin. Đây cũng chính là động lực để chúng ta có thể nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm Việt và phân hóa lực lượng lao động cho phù hợp với bối cảnh mới.

Chính các sức ép từ bên ngoài đã giúp các doanh nghiệp Việt phải học bơi và thậm chí phải bơi giỏi để có thể tồn tại trước các con sóng lớn - đồng thời góp phần loại bỏ các doanh nghiệp yếu kém hoặc những công ty được lập ra chỉ để ăn theo các chính sách (công) mới của Nhà nước.

Tuy hãy còn khiêm tốn, nhưng sự lớn mạnh của các Thương hiệu tư nhân Việt như Trung Nguyen Cafe, Hoang Anh Gia Lai, FPT hay Phở24 đã và đang là động lực giúp chúng ta tự tin hơn trong con đường phía trước.

_

[1] Hoàng lương mộng hay giấc mộng kê vàng là một điển tích xưa ý nói giấc mộng đẹp nhưng ngắn ngủi.

[2] GINI dùng để đo lường sự bất bình đẳng trong thu nhập giữa các hộ gia đình tại mỗi Quốc gia. GINI (có giá trị từ o đến 1) càng cao thì bất bình đẳng càng lớn.

(Còn nữa)

Trần Văn Tuấn

Chuyên gia vận động phát triển về quyền con người, từng hoạt động tại nhiều nước, bao gồm các quốc gia Châu Á và Châu Phi.

Bài cùng tác giả:

Người Việt định kiến?

Ngoài sàn chứng khoán Nairobi Stock Exchange (NSE). Nairobi là một thành phố năng động, xếp thứ 12 tại Châu Phi về độ lớn với diện tích khoảng 630 km2 và dân số gần 4 triệu người.