Làm ăn với TQ, các lãnh đạo châu Phi không cảm thấy mình bị quản lý/ kiếm soát ngặt nghèo giống như khi làm ăn với Phương Tây.

Trong vòng hơn 50 năm qua, hơn 2000 tỷ USD viện trợ phát đã được các nước giàu có phương Tây rót cho các nước nghèo, trong đó các nước thuộc châu Phi được nhận nhiều hơn cả. Nhiều cách tiếp cận khác nhau theo từng thời kỳ đã được WB và IMF khởi xướng, như "Thập niên công nghiệp hóa"; "Tập trung vào vấn đề nghèo đói" hay "Quản trị công bằng và dân chủ",v,v... Tuy nhiên, có thể thấy, về cơ bản phương Tây đã thất bại trong nỗ lực đưa châu Phi thoát ra khỏi vòng xoáy đói nghèo như họ từng mong đợi.

"Người bạn lớn"?

Phương Tây ngày càng tỏ ra ngán ngẩm về sự yếu kém trong việc sử dụng các khoản viện trợ của chính phủ nhiều nước châu Phi và tìm cách cắt dần viện trợ, đầu tư FDI cho khu vực này. Trong khi đó, ngược lại Trung Quốc, với chiến lược "viễn giao, cận công" nhanh chóng chớp lấy cơ hội và đầu tư ồ ạt vào đây.

Kết quả thật khả quan - theo đánh giá của nhiều chuyên gia, trong vòng 60 năm qua, không nước nào có thể tác động to lớn đến chính trị, kinh tế và cơ cấu xã hội của châu Phi như Trung Quốc, kể từ khi họ quay trở lại châu lục này vào đầu thế kỷ 21 (thực ra vào họ đã đầu tư sang châu Phi vào những năm 1970 với việc xây dựng hệ thống đường sắt dài 1.860 km nối liền Zambia qua Tanzania đến Ấn Độ Dương).

Đầu tư của Trung Quốc đã tăng từ 20 triệu USD vào năm 1975, lên đến 900 triệu USD vào năm 2004 (trong tổng số 15 tỷ USD lục địa này nhận được vào năm đó). Vào giữa năm 2007, vốn FDI mà TQ rót vào lục địa đen đã lên tới con số 100 tỷ USD. TQ có mặt ở hầu hết các dự án lớn về đường sá ở Ethiopia, đường ống dẫn dầu ở Sudan, đường sắt ở Nigeria, năng lượng ở Ghana và vố số dự án tầm cỡ tỷ USD khai thác mỏ đồng và cô-ban tại Congo và Zambia.

Các doanh nghiệp TQ ngày nay cũng đang đầu tư rất nhiều vào canh tác nông nghiệp tại châu Phi. Có thể nói con đường hiện đại dài 12.000 km kết nối 10 nước châu Phi từ bắc (Ai Cập) đến nam (Nam Phi) là minh chứng hùng hồn về thành công và ảnh hưởng của TQ đối với lục địa này.

{keywords}

Làm ăn với TQ, các lãnh đạo châu Phi không cảm thấy mình bị quản lý/ kiếm soát ngặt nghèo. Ảnh: Guardian/ Getty Image

Không ai phủ nhận sự hiển diện của TQ tại Châu Phi có liên quan đến cơn khát "dầu" (đứng hàng thứ 2 trên thế giới sau Mỹ kể từ 2003) và khoáng sản (vàng, chì và bất cứ thứ gì nằm dưới lòng đất) của họ. Nhưng cũng không thể nói rằng các nước châu Phi không được lợi gì từ nguồn vốn khổng lồ này từ TQ.

Chẳng thế mà ngay từ năm 2006, lãnh đạo của hơn 40 nước từ châu lục này đã có mặt tại đầy đủ tại Hội nghị Thượng đỉnh Trung - Phi lần thứ nhất được tổ chức tại Bắc Kinh để chăm chú nghe từng lời chỉ giáo "vàng ngọc" của ông Hồ Cầm Đào. Với đa phần dân chúng ở các nước thuộc châu Phi ngày nay, vai trò và ảnh hưởng của TQ được đánh giá tích cực hơn nhiều so với Mỹ (theo báo cáo khảo sát Global Unease with Major World Powers năm 2007 tại 10 nước Châu Phi).

Vậy tại sao lãnh đạo các nước tại châu Phi lại ưu ái và ủng hộ TQ, đồng thời gọi TQ là "người bạn lớn" của mình? Rất đơn giản, nước này cung cấp viện trợ và các gói đầu tư khổng lồ mà không kèm các điều kiện đi kèm liên quan đến nhân quyền hay "tái cơ cấu" nền kinh tế như WB hay IMF thường đòi hỏi. Họ sẵn sàng đưa chuyên gia cùng đội ngũ công nhân đông đảo sang khai thác dầu tại những nơi đang xảy ra xung đột như Sudan mà không hề quan tâm.

TQ sẵn sàng bảo trợ các chính phủ như của Mugabe và làm lơ nạn tham nhũng và lộng hành miễn sao đạt được mục đích và quyền lợi. Làm ăn với TQ, các lãnh đạo châu Phi không cảm thấy mình bị quản lý/ kiếm soát ngặt nghèo giống như khi làm ăn với Phương Tây. Với TQ, vị thế của các lãnh đạo này được củng cố vững chắc hơn và có sức mạnh hơn.

Đổi năng lượng dự trữ để lấy cơ sở hạ tầng là việc làm mà cả TQ và các lãnh đạo thuộc châu Phi đều hiểu rất rõ ràng. Trung Quốc cần năng lượng để tiếp tục duy trì tăng trưởng, còn cái châu Phi cần, đó là sự sống còn của các Chính phủ. Họ có cái họ cần, đó là nguồn vốn đầu tư và tạo công ăn việc làm cho người dân của đất nước họ - những thứ họ đã không làm được khi chơi với phương Tây. Với họ, làm ăn với TQ chính là "cả hai cùng chiến thắng", cùng có lợi.

(Còn nữa)

Vậy nhưng cái đích mà Trung Quốc nhằm đến tại lục địa đen liệu có đơn thuần là "người bạn lớn", hay sâu xa hơn là tham vọng trở thành một "ông chủ", cắm rễ và kiểm soát tại khu vực này? Đón đọc kỳ 2: Đằng sau mỹ từ hữu hảo của 'ông chủ' TQ.

Trần Văn Tuấn

*Tác giả là chuyên gia vận động phát triển về quyền con người, từng hoạt động tại nhiều nước, bao gồm các quốc gia châu Á và châu Phi. Bài viết có tham khảo cuốn Dead Aid - Why Aid Is Not Working and How There Is a better Way for Africa của Dambisa Moyo.

 

Bài cùng tác giả:

Người Nhật sang Việt Nam chắc vui lắm

Người Nhật nếu sang Việt Nam chơi chắc hẳn đa phần là vui lắm, bởi vì từ trong nhà ra ngoài đường, đâu đâu họ cũng có thể nhận thấy các sản phẩm "made in Japan".

Người Việt định kiến?

Ngoài sàn chứng khoán Nairobi Stock Exchange (NSE). Nairobi là một thành phố năng động, xếp thứ 12 tại Châu Phi về độ lớn với diện tích khoảng 630 km2 và dân số gần 4 triệu người.

Đàn ông Việt còn phải học nhiều để... 'bằng' phụ nữ

Chúng ta không chỉ cố gắng làm cho phụ nữ "bằng" được như đàn ông, mà có rất nhiều thứ đàn ông cần phải học và thay đổi để "bằng" được phụ nữ.