- Đây là một câu chuyện có thật. Cuộc "vượt thác" của hơn 100 đứa trẻ bị chối bỏ thành những người viết văn ưu tú.
ĐỌC CHẬM CUỐI TUẦN
Nhà báo sừng sỏ và thiên tài chính trị
Ý tưởng trị giá 100.000 đô la!
Tại sao ngôi sao giải trí được yêu hơn nhà khoa học?
Dấu ấn văn hóa Việt vẫn là cái gì đó rất xa xưa!
Oprah Winfrey đã phải xin lỗi như thế nào?
Cô gái thất học và triết gia lãng mạn
Người Pháp có câu "Vouloir, c'est pouvoir" - "Muốn là sẽ được". Câu nói này dường như rất gần với "Never give up!" - "Đừng từ bỏ". Nếu mong muốn đủ lớn, mục tiêu đủ cao cả và nghị lực đủ nhiều..., có lẽ mọi nghịch cảnh sẽ đều nằm dưới sức mạnh chinh phục của con người.
Cuốn nhật kí được dựng thành phim "Nhật kí những nhà văn tự do" với Hilary Swank - nữ diễn viên từng đoạt 2 giải Oscar - vào vai chính (2007). |
Năm 1994, Erin Gruwel - một
giáo viên ngữ văn mới 23 tuổi và tràn đầy lý tưởng - về dạy tại trường
trung học Wilson, Long Beach, bang California. Cô phải đương đầu với một
lớp toàn học sinh cá biệt, những thành phần "hết thuốc chữa" và vô cùng
nguy hiểm.
Những đứa trẻ (hầu hết là da màu) lớn lên tại một
thị trấn của nạn phân biệt chủng tộc, của những tay găngxtơ sẵn sàng xả
súng chỉ vì sự khác biệt, của những ông bố bà mẹ thất học khốn khổ vì
nhập cư trái phép. Không một ai trong số họ đã từng tốt nghiệp trung
học, chứ đừng nói đến học đại học. Và mỗi ngày trôi qua, lại có những
đứa trẻ trong vùng ngã xuống vì những vụ bạo động và nổ súng.
Học sinh của cô giáo Erin Gruwel trẻ tuổi thủ sẵn
súng trong người khi bước ra ngoài đường phố. Có những em trốn học để
hút chích, lang thang, có những em đánh vật với gia đình thiếu thốn và
thậm chí phải ngủ ngoài đường. Những em còn lại thì thất vọng cùng cực.
Cô giáo Erin Gruwel, nữ diễn viên Hilary Swank và các học trò |
Đó là 2 cuốn nhật kí có nhiều nét tương đồng của
Anne Frank (đã mất) và Zlata Filipovic (hiện đang sống). Hai cô bé đã
viết lại cuộc sống và mơ ước của mình trong chiến tranh với những dòng
nhật kí cháy bỏng niềm khát khao được sống, và sống tốt. Cô giáo Erin
Gruwel khuyến khích các em viết nhật kí. Viết nhật kí là sự trung thực
với chính mình. Không có điều gì trung thực hơn.
Đọc và viết. Đó là 2 điều đã làm thay đổi cả một thế
hệ học sinh trong trường học. Những đứa trẻ bị ruồng bỏ được nhận vào
những trường đại học danh giá bởi chính tài năng và quan điểm của mình.
Họ lấy tên gọi là "Những nhà văn tự do". Lần đầu tiên
xuất bản (1999), cuốn nhật kí đã gây tiếng vang lớn trong nền giáo dục
Mỹ. Cuốn sách liên tục tái bản và lọt top bán chạy của New York Times.
Không những thế, cô giáo Erin Gruwel và Những nhà văn tự do còn giành
được giải thưởng Tinh thần Anne Frank, trực tiếp gặp gỡ bộ trưởng
Bộ giáo dục và nhà làm phim huyền thoại Steven Spielberg. Năm 2007, câu
chuyện của họ được dựng thành phim "Nhật kí những nhà văn tự do" với vai chính thuộc về nữ diễn viên từng đoạt 2 giải Oscar - Hilary Swank.
* Trích đoạn dưới đây nằm trong cuốn sách "Viết
lên hy vọng" (The Freedom Writers Diary) do cô giáo người Mỹ Erin Gruwel
và các học sinh thực hiện. Bản dịch tiếng Việt bởi dịch giả Thu Huyền
(Thaihabooks phát hành 2012).
Tập nhật kí được đánh số thứ tự chứ không
đề tên học sinh đã viết ra nó, để bảo vệ danh tính các em trước những
nỗi đau và sự thật bị phơi bày.
Cô giáo và các học sinh |
Nhật ký số 55
Nhật ký thân yêu,
Cả
tháng trước, bọn mình chỉ học về các nhà văn Mỹ như Ralph Waldo và
Henry David Thoreau. Emerson viết về đề tài niềm tin vào bản thân. Ông
từng viết thế này: "Đã là người, phải là người không theo lề thói nào".
Lớp mình thực sự bị Emerson hấp dẫn vì cô Gruwel đang khuyến khích bọn
mình trở thành những người suy nghĩ độc lập và thách thức uy quyền.
Mình ngạc nhiên sao triết lý của ông lại có thể đúng
với mình nhiều đến thế. Suốt bốn năm qua, mình đã luôn tự đổ lỗi cho
bản thân vì những việc mình không thể nào kiểm soát được.
Đó chỉ là những bi kịch không mong đợi giáng thẳng xuống đầu mình. Mình vẫn luôn đổ lỗi cho mình vì cái chết của bà.
Mình
chỉ mới 12 tuổi khi bà mất vì bị bỏng nặng bởi ngọn lửa được cho là do
bố mình gây ra. Bà bị bỏng từ đầu tới chân. Bố rót dầu vào người bà và
bật lò sưởi trong bếp lên. Bà bắt lửa ngay lập tức. Khi mình nhìn thấy
bà, bà đã bị phồng rộp hết cả người và tóc bà đã cháy sém hết cả. Da bà
đã cháy đen và tróc ra từng mảng. Bà khóc, nước mắt lăn dài trên má.
Mình có cảm giác tim mình muốn vỡ tung và bụng mình
quặn thắt lại, vì mình cảm nhận được bà sắp mất. Cảm giác mất đi hai
người mà mình thương yêu nhất trên thế giới này khiến mình như chết đi
từ bên trong.
.......
Sau cái chết của
bà, mình không thể ngẩng đầu lên được. Bất cứ khi nào mình bước đi, mặt
đất là tất cả những gì mình nhìn thấy. Các thành viên trong gia đình
thường xuyên nhắc mình nhớ về sự ra đi của bà. Mình tìm cách để chấm dứt
nỗi đau và luôn luôn tự hỏi mình những câu hỏi như "Sao bố mình lại xử
sự như vậy? Sao ông ta lại để lại mình với mặc cảm tội lỗi đó? Mình
không hiểu ông ta đang nghĩ gì nữa. Liệu ông ta có suy nghĩ cho mình
không?"
Khi Emerson kết thúc bài luận với câu "Vĩ đại là bị hiểu lầm",
mình đã nghĩ, không biết bao nhiêu người đã hiểu lầm mình. Không có ai
thực sự hiểu mình cảm thấy thế nào. Họ quá quan tâm đến suy nghĩ của bản
thân họ. Mình thấy khó chịu vì họ thậm chí còn không tìm cách hiểu
mình. Sâu thẳm trong tâm can, mình chỉ là một cô bé đang sợ hãi và bị
hiểu lầm.
Có thể bị hiểu lầm cũng không phải là điều gì tệ lắm. Giờ đã đến lúc mình phải học cách làm chủ và tự tin vào bản thân mình.
Nhật ký số 129
Nhật ký thân yêu,
Bọn mình vừa dành được giải thưởng Micah của Hội
đồng người Do thái ở Mỹ cho việc đấu tranh vì sự bất công trong xã hội
của bọn mình. Bên ngoài thư mời có nói "Bất cứ ai cứu một mạng sống cũng là cứu toàn bộ nhân loại".
Câu nói này chắc chắn là một trong những câu nói có
sức mạnh lớn lao nhất mà mình từng đọc. Vì im lặng, dân Đức quốc xã đã
hành hạ sáu triệu linh hồn vô tội cho đến chết. Cũng vì im lặng, hơn một
triệu người đã bỏ mạng trong suốt thời đại tàn ác của Khơme Đỏ. Cũng
bởi im lặng, hai cô bé vô tội đã bị ạm dụng tình dục. Sự im lặng đồng
nghĩa với việc lịch sử sẽ lặp lại.
Giành được giải thưởng Micah đã khiến mình có sự thay đổi quyết định trong cuộc đời mình, và mình sẽ không im lặng nữa.
Sau
9 năm tổn thương, cuối cùng mình cũng đã quyết định làm điều mình sợ
hãi nhất - nói ra sự thật. Với tất cả sự sợ hãi trong trái tim, mình thu
hết dũng khí để nói với mẹ rằng mình đã bị cưỡng hiếp. Mình bị lạm dụng
lúc mới có 9 tuổi. Nhưng phải mất 9 năm mình mới có thể nói vẻ điều đó.
Phần đau thương nhất của câu chuyện đó là thủ phạm chính là người gia
đình mình tin tưởng - người trông trẻ - người đã làm hại mình trong
chính ngôi nhà của mình.
Mới đây, mình tham dự một bữa tiệc với em họ mình.
Mình hỏi em đã bao giờ bị lạm dụng chưa. Mình không dám tin rằng mình đã
hỏi cô bé điều đó. Mình sợ hãi trước câu trả lời của em bởi mình không
muốn ai khác cũng trải qua điều này. Và cô bé thú nhận chính người chú
của em đã lạm dụng em. Mình thật sự bị sốc. Đó cũng chính là người đã
cưỡng hiếp mình.
Tối hôm đó, mình không thể nào không nghĩ về câu nói "Bất cứ ai cứu một mạng sống cũng là cứu toàn bộ nhân loại". Đã đến lúc mình phải bước ra khỏi sự im lặng. Mình quyết định sẽ đi tố cáo hắn đến hắn không thể gây tổn thương cho ai nữa.
Khi mình nói với em họ mình, cô bé đã nói riêng với
mình, có một cô bé ít tuổi khác cũng bị lạm dụng giống như bọn mình. Ba
cuộc đời trẻ tuổi sẽ bị ám ảnh mãi mãi. Mình biết con số có thể còn
nhiều hơn thế nữa. Và sẽ còn nhiều hơn nữa nếu mình không làm gì.
Chính vì thế, mình đã đi đến quyết định cuối cùng.
Mình sẽ tố cáo hắn. Mình không tố cáo để trả thù, mình chỉ muốn ngăn
chặn sự bất công này, một lần nữa và mãi mãi. Cô G đã dạy bọn mình: "Tội ác tiếp diễn khi những người tốt chỉ đứng nhìn".
Mình là một người tốt và mình từ chối làm người đứng nhìn, người ngoài
cuộc. Mình sẽ giải quyết vấn đề tận gốc. Mình sẽ cứu sống một cuộc đời,
và tiếp theo, mình sẽ cứu cả nhân loại.
"Và cảm ơn các bạn, những độc giả - bây giờ, chúng tôi trao cây gậy chỉ huy cho các bạn" - cô giáo Erin Gruwel.
Vân Sam