- 2011 khép lại với quá nhiều chuyện ồn ào liên quan lĩnh vực phim ảnh từ việc thất thoát hàng chục tỉ đồng ở Cục Điện ảnh đến nghi án đạo phim vẫn dự giải Cánh diều của Giao lộ định mệnh, từ việc Anh chàng vượt thời gian bị ngừng phát sóng giữa chừng đến chuyện "Huyền sử Thiên đô" suýt bị đứt sóng khi mới chiếu xong phần 1.
Mất 42 tỉ, lãnh đạo Cục Điện ảnh từ chức
Cục Điện ảnh mất 42 tỉ: Dứt khoát phải lên tiếng
Cục Điện ảnh đánh mất 42 tỉ, nghệ sĩ tròn mắt
Cục Điện ảnh mất 42 tỉ: ai xấu hổ?
Nghệ sĩ bức xúc vì Cục Điện ảnh làm mất 42 tỉ đồng
Bệnh của điện ảnh là không có tài
Phán quyết cuối cùng về "Giao lộ định mệnh"
"Giao lộ định mệnh" hết cơ hội với Cánh diều
Rùng hết cả mình vì phim Việt
Phim nhảm lên sóng và trách nhiệm nhà đài?
LHP Việt Nam vẫn được tổ chức sau sự cố tiền tỉ ở Cục Điện ảnh. Ảnh: Nguyễn Hoàng |
Vụ thất thoát tiền tỉ
Sự kiện đầu bảng trong danh sách chắc chắn phải là sự cố để thất thoát hàng chục tỉ đồng ở cơ quan đầu ngành điện ảnh. Bắt đầu bằng cái tin viên kế toán của Cục Điện ảnh ôm cả đống tiền bỏ trốn, mà khi ấy con số được xác định là 42 tỉ đồng được đăng báo hồi tháng 6. Sự việc tưởng chừng trôi vào quên lãng cho đến khi hàng loạt nghệ sĩ tên tuổi trong đó có cả những NSND tên tuổi, các đạo diễn kỳ cựu trong lĩnh vực phim tài liệu - khoa học lên tiếng. Họ cùng ký vào một lá đơn kiến nghị gửi đến tận Thủ tướng, Chủ tịch nước.... yêu cầu làm rõ trách nhiệm của những người liên quan đến vụ việc để thất thoát số tiền lớn như vậy.
Sau hàng loạt những bài viết đăng trên Vietnamnet liên quan đến sự việc, Thứ trưởng Bộ VHTTDL đã có cuộc làm việc đột xuất với Cục Điện ảnh. Và 1 tháng sau khi lá đơn kiến nghị ký tên chung của các nghệ sĩ được khởi thảo, cuối cùng hai vị đứng đầu Cục Điện ảnh khi đó đã phải đệ đơn xin từ chức. Thanh tra Bộ VHTTDL vào cuộc, công an tham gia điều tra. Con số thất thoát chính thức được thanh tra Bộ VHTTDL xác định là 34 tỉ đồng. Tuy nhiên đên thời điểm này vẫn chưa có quyết định tiếp theo về việc có khởi tố hay không hoặc có hình thức kỷ luật nào đối với những người liên quan đến vụ việc để thất thoát 34 tỉ đồng của Cục Điện ảnh.
Ngay sau khi đơn xin từ chức của
hai lãnh đạo Cục Điện ảnh được chấp thuận, Bộ VHTTĐL đã điều chuyển Cục phó Cục
hợp tác quốc tế là nhà lý luận phê bình điện ảnh Ngô Phương Lan, người từng có
thời gian dài làm việc tại Cục điện ảnh sang giữ chức Cục phó phụ trách Cục Điện
ảnh. Đồng thời với việc thay đổi lãnh đạo Cục Điện ảnh, ban tổ chức LHP Việt Nam
cũng phải đổi theo. Lần này vị trí trưởng ban chỉ đạo do chính Thứ trưởng Bộ
VHTTDL đảm trách. Đây cũng là kỳ LHP hiếm hoi do chính Bộ VHTTDL đứng ra tổ chức
và thực hiện thay vì giao cho Cục Điện ảnh như trước đây.
Cuộc gặp gỡ nảy lửa của giới làm phim
Nhiều ý kiến gay gắt đã được đưa ra trong cuộc gặp mặt ở Đồng Mô cuối tháng 9. Ảnh: Nguyễn Hoàng |
Ngay sau khi Cục Điện ảnh có lãnh đạo mới, giới làm phim đã có cuộc gặp mặt đột xuất ở Làng văn hóa các dân tộc Việt Nam ở Đồng Mô vào cuối tháng 9. Cuộc gặp do Thứ trưởng Bộ VHTTDL chủ trì mục đích là lấy ý kiến của các nghệ sĩ để chuẩn bị cho một cuộc chấn hưng ngành điện ảnh khi vừa trải qua một cơn bão. Dù chỉ diễn ra trong vòng 1 ngày nhưng sự kiện này quy tụ rất nhiều nghệ sĩ và những nhà làm phim tên tuổi lâu năm của làng điện ảnh phía Bắc. Có lẽ nếu không có sự cố mất tiền tỉ ở Cục Điện ảnh thì "hội nghị Diên hồng" của ngành điện ảnh này đã không diễn ra. Nói chính xác hơn vụ Cục 42 là cái cớ để các nghệ sĩ gặp gỡ, để thêm một lần nữa nhìn thẳng vào sự thật làm phim hiện nay.
Đây là cuộc gặp gỡ hiếm hoi mà các ý kiến nhận xét thẳng thắn về thực trạng của ngành điện ảnh được các nghệ sĩ đưa ra. Thậm chí có nhiều ý kiến công khai phản bác nhau như trường hợp của ông Lưu Trọng Hồng, nguyên Cục trưởng Cục Điện ảnh và nhà biên kịch Lê Phương. Không có những bài phát biểu được chuẩn bị sẵn, không mất thời gian để đọc những bài tham luận dài lê thê, cuộc gặp mặt được thổi bùng bằng những nhận xét xác đáng của chính những người làm nghề về thực trạng đáng buồn của điện ảnh VN hiện nay, về câu chuyện thiếu người tài, câu chuyện khủng hoảng và câu chuyện tiền làm phim không được rót về đúng địa chỉ.
Những góp ý của giới nghệ sĩ được Thứ trưởng Bộ VHTTDL ghi chép cẩn thận để báo cáo Bộ trưởng nhằm tìm giải pháp để cứu nguy ngành điện ảnh đang lâm nạn. Mới đây, cuộc hội thảo Điện ảnh VN - Thực trạng và giải pháp được tổ chức trong khuôn khổ LHP VN 17 tại Phú Yên, do đích thân Bộ trưởng Bộ VHTTDL đã chủ trì để tiếp thu ý kiến của đông đảo nghệ sĩ hai miền. NBK Trịnh Thanh Nhã khi đăng đàn có chia sẻ rằng chị rất mừng vì ở các cuộc hội thảo trước, các ý kiến của các nghệ sĩ đã không đến được với những người mà họ muốn phải nghe nhưng lần này thì khác. Đặc biệt chính Bộ trưởng, trong phần phát biểu kết luận hội thảo cũng đã đứng ra trả lời từng thắc mắc cũng như đề xuất của các nghệ sĩ.
Nghi án đạo phim vẫn dự giải Cánh diều
Phim Giao lộ định mệnh mất cơ hội ở giải Cánh diều. Ảnh: Hoàng Vy |
Chưa có năm nào mà các bộ phim tham gia tranh giải Cánh diều, giải thưởng điện ảnh thường niên của Hội điện ảnh lại được chú ý như năm nay. Và bộ phim nổi tiếng nhất, đáng tiếc lại không phải là bộ phim giành giải cao nhất. Dư luận bắt đầu lên tiếng khi Giao lộ định mệnh, bộ phim trước đó bị phát hiện là copy ý tưởng kịch bản của bộ phim Mỹ Shattered của Mỹ làm năm 1991, có tên trong danh sách tranh giải Cánh diều. Rất nhiều bài báo tham gia mổ xẻ bộ phim, gây sức ép đến mức ban tổ chức buộc phải cho chiếu cả Giao lộ định mệnh và bản phim Shattered để so sánh. Một cuộc họp giữa các thành viên ban giám khảo cũng đã được thực hiện ngay sau khi chiếu xong cả hai bộ phim để lấy ý kiến.
Ngày 5/3, 1 tuần trước lễ trao giải Cánh diều, Hội điện ảnh đã phát đi thông báo gửi tới các cơ quan thông tấn báo chí và Saiga Film (hãng sản xuất Giao lộ định mệnh) với nội dung: "Về việc bộ phim Giao lộ định mệnh đăng ký tham dự giải Cánh diều, trước thực tế gần đây có những thông tin về việc phim Giao lộ định mệnh có nhiều điểm giống với bộ phim Shattared của Mỹ, Ban tổ chức cùng các thành viên cuộc họp đã xem, thẩm định phim để có hướng xử lý thích hợp. Sau khi cân nhắc ý kiến chung của cuộc họp và để bảo đảm tiêu chí của Giải thưởng Cánh diều là đề cao tính sáng tạo có sự tìm tòi, phát hiện mới về nội dung và nghệ thuật, Ban Tổ chức quyết định rút phim Giao lộ định mệnh khỏi danh sách phim truyện nhựa dự thi Giải thưởng Cánh diều 2010 của Hội Điện ảnh Việt Nam".
Như vậy là Giao lộ định mệnh dù đã tham gia giải Cánh diều nhưng lại bị loạt khỏi danh sách những phim được xét giải vào phút chót. Điêu này chưa có trong tiền lệ của giải Cánh diều.
Phim chiếu nửa chừng bị ngừng
phát sóng
"Anh chàng vượt thời gian" bị đá khỏi sóng VTV khi mới xong phần 1. |
Năm qua cũng chứng kiến sự xuất hiện của hàng loạt "thảm họa" trên truyền hình với những Xin thề anh nói thật, Anh chàng vượt thời gian... Khi Xin thề anh nói thật đang chiếu, rất nhiều độc giả đã gửi thư về tòa soạn Vietnamnet đề nghị ngừng phát sóng khẩn cấp bộ phim này với lý do nó quá... nhảm và làm giảm giá trị của giờ vàng phim Việt. Sự việc lên đến đỉnh điểm khi VTV quyết định ngừng phát sóng giữa chừng bộ phim Anh chàng vượt thời gian khi mới chiếu hết phần 1 sau những ồn ào kiện tụng lẫn nhau giữa các thành viên đoàn làm phim cũng như những phản ứng của khán giả về chất lượng phim quá kém.
Đại diện của VTV cho biết quyết định dừng phát sóng phần 1 bộ phim Anh chàng vượt thời gian là cần thiết để nhà sản xuất có thời gian giải quyết vấn đề nội bộ với đoàn làm phim, cũng như có thời gian để cùng nhà sản xuất tập trung nguồn lực, đảm bảo chất lượng các tập tiếp theo. Nếu không đảm bảo chất lượng sẽ không được phát sóng. Trường hợp xảy ra với Anh chàng vượt thời gian cũng buộc VTV phải cẩn trọng hơn khi chọn đối tác tham gia làm phim, duyệt kịch bản và giám sát quá trình sản xuất chặt chẽ.
Sau những phản ứng của dư luận
với hàng loạt bộ phim kém chất lượng nối nhau lên sóng giờ vàng, VTV đã nhanh
chóng thành lập Hội đồng thẩm định phim truyền hình trên cơ sở Hội đồng thẩm
định kịch bản phim truyền hình và bộ phận duyệt phim truyền hình của Hội đồng
nghiệm thu Đài THVN như một biện pháp mạnh để kiểm soát chất lượng phim lên
sóng. Hội đồng này sẽ có trách nhiệm giúp Tổng giám đốc đài THVN thẩm định đề
cương, kịch bản chi tiết, phương án làm phim, giám sát quá trình sản xuất và
duyệt phim thành phẩm để phát sóng trên các kênh của Đài THVN. Trong quá trình
hoạt động, Hội đồng được mời các chuyên gia thuộc lĩnh vực chuyên môn để thẩm
định phim truyền hình khi cần thiết.
"Huyền sử Thiên đô" suýt bị đứt sóng giữa chừng. |
2011 cũng chứng kiến một sự việc hy hữu trên sóng truyền hình khi bộ phim dã sử "Huyền sử Thiên đô" suýt bị ngưng phát sóng khi mới kết thúc phần 1. Theo kế hoạch ban đầu, ngay sau khi 20 tập phim đầu kết thúc, sóng sẽ dược chuyển sang cho bộ phim gây nhiều tranh cãi, Lý Công Uẩn - đường tới thành Thăng Long. Nguy cơ toàn bộ 20 tập phim "Huyền sử Thiên đô" đã sản xuất bị xếp xó, nhà sản xuất lỗ nặng. Tuy nhiên, sau khi dư luận và báo chí vào cuộc, nhà sản xuất và lãnh đạo VTV đã ngồi lại với nhau và cuối cùng đã đạt được thỏa thuận cho phát sóng tiếp các tập phim còn lại. Có lẽ chưa có bộ phim nào có số phận lên sóng "ly kỳ" như vậy.
Hạnh Phương