- Sáng 15/4, Ban Chỉ đạo liên ngành T.Ư về vệ sinh ATTP do Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long làm trưởng đoàn đã kiểm tra công tác phòng, chống dịch cúm trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.

>>Cảnh giác cúm A/H7N9 ở người cao tuổi

>>Hàng ngàn người từ vùng dịch H7N9 đến Hà Nội mỗi ngày

>>Việt Nam chống dịch H7N9 từ sân bay

 {keywords}
Kiểm tra đàn gia cầm tại Bắc Giang (Ảnh: T.Hằng) 

Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo liên ngành về an toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Bắc Giang, từ cuối tháng 12/2012 đến nay, toàn tỉnh đã bắt giữ, xử lý 4 vụ vận chuyển kinh doanh gia cầm nhập lậu; phạt hành chính trên 29 triệu đồng; tịch thu và tiêu hủy 1.910 kg gà mái thải loại Trung Quốc; 23.600 con gà giống nhập lậu; 273 kg chim bồ câu đã sơ chế và 900 con chim bồ câu Trung Quốc.

Nhờ đó, số người mắc cúm trên địa bàn giảm 784 trường hợp so cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên có 4 ca dương tính với vi rút cúm A (H1N1), hiện các trường hợp này đã khỏi, không có tử vong do cúm A.

Tỉnh Bắc Giang cũng cho biết, tình trạng gà nhập lậu từ biên giới chưa được ngăn chặn triệt để gây thiệt hại cho người chăn nuôi, tiêu dùng; lực lượng chuyên ngành mỏng, trang thiết bị phục vụ công tác này hạn chế; thủ đoạn buôn lậu ngày càng tinh vi, liều lĩnh; chế tài xử phạt chưa đủ mạnh...

Bên cạnh đó, dịch cúm diễn biến phức tạp; các bệnh truyền qua vi rút hầu hết chưa có thuốc đặc trị; cơ sở hạ tầng, máy móc, thuốc phục vụ chẩn đoán, điều trị còn thiếu...

Tình trạng trên cho thấy, việc kinh doanh gia cầm nhập khẩu trái phép trên địa bàn Bắc Giang vẫn diễn ra hết sức phức tạp, việc gà nhập khẩu trái phép từ biên giới chưa được ngăn chặn triệt để. Tình trạng này không những gây thiệt hại cho ngành chăn nuôi trong nước, mà nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh cho đàn gia cầm, lây truyền cúm A/H5N1, cúm A/H7N9 từ gia cầm sang người cũng rất dễ xảy ra.

Trước diễn biến phức tạp của dịch cúm A (H7N9) ở Trung Quốc và nguy cơ lây truyền dịch sang Việt Nam rất lớn, ông Long đã yêu cầu Bắc Giang tập trung lực lượng, ngăn chặn hiệu quả các điểm vận chuyển gia cầm thải loại, nhập lậu qua biên giới.

Ngoài ra cần làm tốt công tác kiểm soát giống, thức ăn tại các cơ sở chăn nuôi gia cầm trên địa bàn. Giám sát, phát hiện, xử lý kịp thời gia cầm mắc bệnh. Chú trọng tuyên truyền, phổ biến rộng rãi khuyến cáo của Bộ Y tế về phòng, chống cúm A (H7N9) trên người; nâng cao nhận thức cho cộng đồng về nguy cơ bệnh, tẩy chay gia cầm kém chất lượng, không rõ nguồn gốc.

Ngành y tế tiếp tục bám sát tình hình dịch, tăng cường giám sát, trực dịch, lấy mẫu, xét nghiệm bệnh phẩm, phát hiện sớm ca bệnh, tránh lây lan trong cộng đồng, hạn chế biến chứng và tử vong do bệnh. Tranh thủ các nguồn lực bổ sung trang, thiết bị, vật tư, thuốc... phục vụ công tác điều trị cúm A (H7N9).

Thu Hằng

Các tin liên quan

Cảnh giác cúm A/H7N9 ở người cao tuổi

Hàng ngàn người từ vùng dịch H7N9 đến Hà Nội mỗi ngày

Việt Nam chống dịch H7N9 từ sân bay

Cùng H7N9, nhiều dịch cúm trỗi dậy

Bộ trưởng Y tế kiểm tra việc chống A/H7N9 ở sân bay

Bộ Y tế kiểm tra phòng cúm H7N9 tại sân bay TP.HCM

Virus cúm A/H7N9 nguy hiểm vì có đột biến gien

Kịch bản cúm A/H7N9 lan rộng ở Việt Nam

Việt Nam chuẩn bị 'đối phó' với cúm A/H7N9 ra sao?