- Sáng 12/12, HĐND tỉnh Quảng Nam bắt đầu nóng lên từ phiên chất vấn của các đại
biểu xung quanh vấn đề thủy điện xả lũ gây thiệt hại lớn cho người dân vùng hạ
lưu sông Vu Gia - Thu Bồn trong đợt lũ vào tháng 11 vừa qua...
Nóng chuyện thủy điện
Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Nam Nguyễn Văn Sỹ, chủ
tọa cuộc chất vấn sáng 12/12 đã nhấn mạnh: Việc xả lũ của thủy điện khi gây ra
hậu quả thì phải bồi thường cho người dân.
Vấn đề là làm sao xác định được đâu
là thiệt hại do mưa lũ gây ra, đâu là lũ do thủy điện gây ra để qui trách nhiệm
và yêu cầu bồi thường chính đáng cho người dân.
|
Ông Lê Muộn, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT, đại biểu HĐND tỉnh Quảng Nam |
Ông Sỹ nhấn mạnh: “Việc xây dựng thủy điện có nhiều mặt lợi, không thiếu điện,
cung cấp năng lượng.
Nhưng về mặt sâu của thủy điện như rừng mất, tái định cư
còn nhiều bất cập, giải quyết đất sản xuất cho đồng bào chưa được chặt chẽ, cần
tập trung xử lý những công trình đang xảy ra.
Giữa cái lợi và cái bất cập cần
phải có hướng xử lý triệt để, kiến nghị các cơ quan có trách nhiệm khai thác mặt
lợi nhiều hơn đối với mặt hại. UBND tỉnh phải quản lý chặt chẽ quy trình xả lũ
của thủy điện”.
|
Thủy điện Đắk Mi 4 xả lũ vừa qua gây thiệt hại nặng nề cho người dân vùng hạ du Quảng Nam. |
Trước những vấn đề bức xúc do thủy điện gây ra, hầu hết các đại biểu đều đề nghị
nghiêm túc xem xét trách nhiệm của thủy điện và những mặt lợi của thủy điện.
Đối với các dự án thủy điện đã hoàn thành, đưa vào vận hành, các đại biểu đồng
tình việc đề nghị HĐND tỉnh kiến nghị Chính phủ và các bộ ngành Trung ương xem
xét, điều chỉnh lại quy trình xả lũ cho phù hợp với tình hình thực tế, đồng thời
sớm ban hành quy trình vận hành đập thủy điện vào mùa khô.
|
Đại biểu Nguyễn Văn Hùng
|
“Cần có cơ chế và chiến lược đối phó với những tác động tiêu cực từ các dự án
thủy điện; tăng cường kiểm tra, giám sát đối với các dự án thủy điện trong việc
trồng rừng thay thế, quá trình vận hành các hồ đập” - đại biểu Nguyễn Thanh
Quang, Giám đốc Sở NN&PTNT nói.
Bồi thường, chứ không phải hỗ trợ
Ông Nguyễn Thanh Quang, Giám đốc Sở NN-PTNT Quảng Nam, cho rằng: “Năm 2009 chỉ
có Thủy điện A Vương gây lũ lớn, gây thảm họa lớn cho vùng hạ du. Còn năm 2013
thủy điện có ảnh hưởng lũ hay không, nói có cũng được, nói không cũng xong. Nếu
không có thủy điện, hằng năm trên địa bàn tỉnh vẫn xảy ra lũ, lụt lớn.
|
Quang cảnh kỳ họp |
Đợt lũ vừa rồi là do khi bão kèm mưa lớn nên lũ lên nhanh, nước về hồ cao, nếu
các thủy điện không xả lũ nguy cơ sẽ vỡ đập. Thủy điện xả lũ có báo cáo với tỉnh
và các huyện, nhưng báo cáo trong thời gian quá nhanh, quy trình đó không phù
hợp thực tiễn đối với vùng hạ du, nước về đồng bằng rất nhanh.
Ông Quang nói: Các chủ hồ phải có báo cáo nước về tại các hồ thủy điện thật cụ
thể. Hạ mực nước của các hồ thủy điện xuống thấp nhất từ tháng 9, tháng 10, để
nâng dung tích phòng lũ, rồi đến tháng 11 mới cho tích nước trở lại.
Vào mùa hạn
cũng phải có quy trình cụ thể cho các thủy điện, không thể chỉ có qui trình xả
với mùa lũ.
|
Ông NGuyễn Thanh Quang, Giám đốc Sở Nôngn nghiệp phát triển nông thôn Quảng Nam |
”Vào mùa nắng cần nước cho sản xuất và sinh hoạt cho nhân dân, các hồ chứa phải
xả nước. Không thể hàng năm tỉnh phải làm tờ trình đi xin xả nước cứu cây trồng,
cứu dân như vậy được” - ông Quang nói.
Trong khi đó, ông Lê Muộn, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Quảng Nam cho rằng, việc xả
lũ của thủy điện từ nhiều năm nay gây thiệt hại lớn cho vùng hạ lưu và người dân
đã kêu gào, nhưng vẫn chưa kịp thời giải quyết.
“Mỗi khi bị thiệt hại, chúng ta cứ làm đơn đề nghị thủy điện hỗ trợ. Theo tôi,
thủy điện gây thiệt hại thì phải bồi thường, không phải là hỗ trợ” – ông Muộn
nói.
Vũ Trung