– Kể từ khi 2 vị khách nước
ngoài đến Hà Nội tham dự Hội nghị của Interpol bị tài xế của hãng taxi Phú Gia
bị “bắt chẹt” và lấy đồ, vấn đề quản lý taxi một lần nữa lại nóng lên. Rất nhiều
bạn đọc bức xúc vì đã từng là nạn nhân của những chiêu trò chặt chém, lừa đảo
của tài xế taxi.
TIN LIÊN QUAN:
Đình chỉ hãng taxi bắt khách trả 6 triệu cho 10km
Khó xử lý taxi cho thuê thương hiệu
Tài xế taxi chẹt khách Interpol từng cướp tài sản
Sẽ thanh tra toàn diện hoạt động taxi
Nhiều chiêu chém khách,
lừa khách
Một hành khách ở TP HCM ra Hà Nội công tác, sau khi sử dụng taxi ở thủ đô đã
kêu lên: việc đi lại bằng taxi ở đây là điều khiến anh khó chịu nhất. Bởi cùng 1
tuyến đường đi nhưng đi 2 hãng taxi khác nhau thì nhận được 2 mức giá chênh lệch
khá lớn (chênh lệch cả trăm ngàn đồng).
“Nếu tôi thắc mắc với hãng thu nhiều tiền hơn thì họ chỉ trả lời 1 câu gọn lỏn:
“Hãng này nó quy định thế, ông không đọc à?”. Tôi rất bức xúc với kiểu làm ăn
này. Hà Nội là trung tâm của cả nước nhưng xem ra việc chấp hành luật pháp còn
kém hơn nhiều so với TP HCM. Có lẽ chỉ khi nào có ai đó
quan trọng một chút “đụng chuyện” thì mới bắt đầu khơi ra xử lý”.
Taxi "chém khách" bằng mọi cách gây bức xúc cho hành khách (Ảnh minh họa: VietNamNet) |
Còn anh Hùng, một hành khách đi taxi của hãng taxi V.N. cho biết anh đã có lần
đi taxi từ ga Hà Nội về BV Mắt TW và phải móc hầu bao đến 300 ngàn đồng (cho
đoạn đường vài km)! Khi thắc mắc, tài xế cho biết đồng hồ chỉ vậy thì thu tiền
vậy. Thế nên anh đành chịu, không thể phản hồi đến ai vì khi gọi điện về hãng,
hãng cho biết không có xe nào chạy vào giờ đó, ngày đó cả!
Chưa hết, nhiều hành khách còn bị lừa trắng trợn theo kiểu không giống ai. Chị
Hằng, một hành khách đi taxi của hãng taxi T.Đ. cho hay: Chị đi từ phố Nguyễn
Ngọc Vũ đến phố Trần Đăng Ninh hết 50 ngàn tiền phí.
Xuống xe, chị đưa 100.000
đồng cho tài xế, chị đợi tài xế trả lại nhưng đứng một lúc không thấy anh tài xế
“í ới” gì. Chị hỏi tài xế tiền trả lại đâu thì tài xế cũng tỏ ra ngẩn người:
“Chị mới đưa em 10 nghìn, em đang đợi chị đưa nốt 40.000 nữa đây”.
Nghe câu này, chị Hằng giật mình bởi rõ ràng chị đã đưa 100.000 đồng cho tài xế,
trong ví chị không hề có tờ 10.000 đồng nào bởi chị vừa đi rút tiền ở cây ATM
xong và tất cả số tiền trong ví chị đều là tờ 100.000 đồng. Tranh cãi hồi lâu,
chị đành móc thêm 1 tờ 100.000 nữa ra để trả nốt 40.000 còn lại mà trong lòng ấm
ức không yên.
'Tôi không thể ngờ taxi lại có thể làm ăn bát nháo, lừa đảo trắng trợn giữa ban
ngày như vậy”, chị Hằng bức xúc.
Chị Hằng có nhiều bạn bè ở
các nơi khác nhau (kể cả bạn nước ngoài) đến Hà Nội và sau khi đi taxi, họ đều
có chung nhận định: Cách phục vụ của nhiều hãng taxi tại Hà Nội là một "đặc sản"
của thủ đô!
Trên thực tế, những sai phạm trên (trộm cắp đồ của khách, trộm cước, …) như trên
diễn ra rất phổ biến và có nguyên nhân từ thực trạng các công ty cứ đứng ra xin
lập hãng taxi rồi bán lại tên tuổi, thương hiệu cho tư nhân, hàng tháng chỉ ngồi
không thu tiền và không hề quản lý.
Trong khi đó, các quy định
tại Luật doanh nghiệp, Nghị định của Chính phủ và các Thông tư, quyết định của
Bộ đều không cấm việc này.
Quản lý lỏng lẻo, làm ăn manh mún, chụp giật
Theo số liệu của Sở GTVT Hà Nội, hiện Hà Nội có 114 hãng taxi với khoảng 16.000
đầu xe, trong đó có 43% đăng ký hoạt động với số đầu xe dưới 50 chiếc, chưa kể
hàng nghìn xe taxi dù nằm ngoài tầm kiểm soát của cơ quan chức năng.
Trong khi đó, số đầu xe của TP HCM là khoảng 15.000, nhưng cũng chỉ có 36 hãng taxi (so với con số 114 của Hà Nội thì số hãng taxi của TP HCM chỉ bằng 1/3).
Taxi ở Thủ đô đã phát triển quá ồ ạt, không theo một quy hoạch nào. Cùng với cách làm ăn chụp giật và sự quản lý lỏng lẻo của cơ quan chức năng, nhiều hãng taxi đã làm mất lòng tin của khách hàng (Ảnh minh họa: VietNamNet) |
Hãng taxi Phú Gia thuộc Cty TNHH dịch vụ vận tải Phú Gia (hãng vừa bị đình chỉ
hoạt động vì có tài xế "chém" đại biểu của Interpol) đăng ký hoạt động với 14
đầu xe, nhưng trong quá trình kiểm tra, thanh tra đã phát hiện hãng này thực
chất chỉ có 4 xe, còn 10 xe phải trả tiền hằng tháng để sử dụng thương hiệu taxi
Phú Gia.
Theo đó, mỗi xe bên ngoài
muốn “dán nhãn” Phú Gia phải trả 800.000 đồng/tháng. Nói cách khác, Cty Phú Gia
đã cho thuê “quyền sử dụng” giấy phép hoạt động kinh doanh vận tải taxi của
mình. Ngay lập tức, hãng này cũng đã bị Thanh tra Bộ GTVT đình chỉ hoạt động.
Chưa hết, có những doanh nghiệp đăng ký kinh doanh vận tải taxi nhưng chỉ có 5
đầu xe! Và thay vì hoạt động một cách chuyên nghiệp, chân chính, họ đã làm mọi
cách để ngồi một chỗ thu lợi, để các taxi “dù” núp bóng thương hiệu của mình tha
hồ hoành hành, mặc kệ chất lượng phục vụ và những bức xúc của khách hàng.
Trước tình trạng này, công tác quản lý, giám sát hoạt động của các hãng taxi tại
Hà Nội cũng đang có nhiều vấn đề bức xúc. Suốt 3 năm qua, Hà Nội đã đình chỉ
hoạt động của 6 doanh nghiệp kinh doanh vận tải taxi.
Các hãng mới đua nhau thành lập không theo một quy hoạch cụ thể nào dẫn tới thực trạng cung vượt cầu, cơ quan quản lý giám sát không xuể. Chuyện mua bán thương hiệu rồi tự do hoạt động đã xuất hiện từ lâu nhưng cơ quan chức năng cũng không thể có biện pháp cấm được.
Thanh tra
toàn diện taxi tại Hà Nội và TP HCM |
N.Anh