- Thứ trưởng giải thích chuyện lương; Nữ đại gia thủy sản nợ nghìn tỷ; Chuyện "đại gia làng" vỡ nợ 30 tỷ; Dân hoang mang vì nứt đập thủy điện; 3 HS 'chết tập thể', bí mật dòng nhật ký; tiếp tục vụ trò tố thấy hiếp dâm; Thời tiết miền Bắc tiếp tục nồm ẩm; Nóng dịch bệnh ở người, cúm gia cầm hạ nhiệt;... là những thông tin thời sự đáng chú ý trong ngày 19/3.
THỨ TRƯỞNG GIẢI THÍCH CHUYỆN LƯƠNG
Nếu Nhà nước phải trả lương cho nhiều người, kể cả những người làm không
hiệu quả, thì tiền lương công chức khó được cải thiện - Thứ trưởng Bộ Nội vụ
Trần Anh Tuấn nói.
Theo Thứ trưởng Trần Anh Tuấn, đổi mới cơ chế quản lý công chức, viên chức sẽ là
căn cứ để thúc đẩy cải cách lương có hiệu quả.
Ông Tuấn nói: Đây sẽ là căn cứ để xóa bỏ hoàn toàn cơ chế "xin - cho" trong quản
lý biên chế cũng như bảo đảm thực hiện tốt, có hiệu quả công tác xây dựng đội
ngũ công chức, viên chức thông qua các hoạt động tuyển dụng, thi nâng ngạch đối
với công chức, thi hoặc xét thay đổi chức danh nghề nghiệp đối với viên chức,
đánh giá, sử dụng, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng.
Ngoài ra, với bảng mô tả công việc, khung năng lực của vị trí việc làm kèm theo của từng vị trí việc làm sẽ là căn cứ để cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền thực hiện việc đánh giá một cách chính xác, khách quan, công bằng đối với công chức, viên chức. Qua đó, khẳng định và phân biệt được đúng người làm tốt và người làm chưa tốt. Từ đó mới phát hiện, thu hút, trọng dụng và đãi ngộ người có tài năng.
NỮ ĐẠI GIA THỦY SẢN NỢ HƠN 1.200 TỶ
Ngày 19/3, Công ty Cổ phần Thủy sản Bình An đã gửi báo cáo tổng hợp nợ đến UBND TP.Cần Thơ. Theo đó, số nợ của công ty này hiện nay là hơn 1.200 tỷ đồng. Ông Nguyễn Định Cường, đại diện quản trị thông tin truyền thông đại chúng của Công ty này cũng cho biết tài sản của Công ty hiện tại là 2.700 tỷ đồng,
Nữ đại gia thủy sản nợ hơn 1.200 tỷ đồng
Theo báo cáo tổng hợp nợ gửi UBND TP Cần Thơ thì tổng nợ của công ty Cổ phần Thủy sản Bình An hiện nay là hơn 1.200 tỷ đồng.
|
CHUYỆN 'ĐẠI GIA LÀNG' VỠ NỢ 30 TỶ
Những ngày qua, người dân xã thuần nông Văn Khê, huyện Mê Linh, Hà Nội mất ăn
mất ngủ vì lo lắng cho món tài sản mà mình cả đời chắt chiu, dành dụm có nguy cơ
mất trắng. Trái ngược với không khí “nóng ran” trong dân cư là sự im lặng biến
mất của “đại gia làng” và ôm hàng chục tỷ đồng, để lại vẻn vẹn mảnh giấy "bán
nhà” mốc meo…
Ông Đinh Văn Năm, trú tại thôn Khê Ngoại, xã Mê Linh - hàng xóm liền kề sát vách
của vợ chồng “đại gia làng” Nguyễn Văn Thắng, Nguyễn Thị Hải - cũng là chủ nợ
của Thắng - Hải với món tiền hơn 600 triệu đồng.
Xôn xao chuyện 'đại gia làng' vỡ nợ 30 tỷ
Những ngày qua, người dân xã thuần nông Văn Khê, huyện Mê Linh, Hà Nội mất ăn
mất ngủ vì lo lắng cho món tài sản mà mình cả đời chắt chiu, dành dụm có nguy cơ
mất trắng…
|
Chuyện vỡ nợ của vợ chồng Thắng – Hải chính thức xảy ra từ trước Tết. Nó vỡ lở
từ việc một người dân trong làng, cho vợ chồng Thắng - Hải vay nóng vài triệu
đồng. Gần đến Tết, người này ra gặp vợ chồng Hải lấy tiền về tiêu thì bị khất.
Dăm lần bảy lượt đòi không được, người này mới “sáng kiến” lấy hàng để trừ nợ
(vợ chồng Thắng - Hải đầu tư mở siêu thị bán hàng). Ai dè, cả làng cùng kéo đến.
Trong vòng chưa đầy một tuần, hàng hóa của siêu thị Thắng - Hải bị bắt nợ hết
veo, cùng với việc vợ chồng 'đại gia làng' nhanh tay tẩu tán hết những món hàng
đắt tiền như tivi, tủ lạnh… sang cho một người khác (là người thân của mình).
Siêu thị “cháy” hàng nên đóng cửa luôn từ độ ấy. Giấy bán dán xung quanh cả ba
khu nhà. Dân Văn Khê mới ngã ngửa, Thắng - Hải đi vay nợ cả làng, với số tiền
lên tới ngót 30 tỷ đồng.
DÂN HOANG MANG VÌ NỨT ĐẬP THỦY ĐIỆN
Sau hàng chục vụ rung chấn do động đất kích thích tại vùng rừng núi Nam, Bắc
Trà My, Quảng Nam trong hơn 1 năm qua đã khiến đập chính hồ chứa thủy điện Sông
Tranh 2 xuất hiện nhiều vết nứt. Thực tế này làm hàng nghìn người dân sinh sống
phía hạ lưu hồ chứa nước thủy điện này hoang mang lo lắng.
Sáng 19/3, trao đổi với PV VietNamNet, Chủ tịch UBND huyện Bắc Trà My
Đặng Phong khẳng định, nhiều vết nứt tại đập chính hồ chứa nước thủy điện Sông
Tranh 2 xuất hiện trong thời gian gần đây. Các vết nứt này đã khiến nước từ hồ
chứa rò rỉ và tuôn chảy xối xả qua phần thân đập chính. Huyện đã có báo cáo khẩn
cấp gửi các cơ quan chức năng và UBND tỉnh báo cáo về tình trạng đập chính bị
nứt này.
|
Bờ đập chính sông Tranh 2 chụp từ xa. |
Ông Nguyễn Du, nhà ở xã Trà Đốc, huyện Bắc Trà My, thuộc khu vực nằm dưới đập
cho biết, các vết nứt trên thân đập chính của hồ chứa nước đã khiến gia đình ông
cùng hàng trăm hộ dân tại khu vực này lo lắng.
Bà Lê Thị Nhàn, ở xã Trà Đốc cũng bày tỏ: "Bà con tui sống ở đây thấy túi
nước khổng lồ treo lơ lửng trên đầu hỏi răng an tâm cho được. Chừ lại thấy thân
đập chính bị nứt lại càng lo lắng hơn. Cách đây 1 năm, mặt đất rung chuyển bà
con tui đã mất ăn mất ngủ rồi…"
3 HỌC SINH 'CHẾT TẬP THỂ', BÍ MẬT DÒNG NHẬT KÝ
Vụ việc xảy ra từ trưa 17/3, nhưng đến nay người dân xã Đắk Sắk (Đắk Mil, Đắk
Nông) vẫn chưa hết bàng hoàng. Phụ huynh của 3 nữ sinh đau đớn như đứt từng khúc
ruột khi phải chứng kiến sự ra đi quá đột ngột của con gái mình.
Cả 3 nữ sinh Lê Thị Bích Loan, Nguyễn Thị Cẩm Nhung và Nguyễn Thị Mỹ Hạnh đều 14
tuổi và là học sinh lớp 7A2, Trường THCS Phan Chu Trinh, xã Đắk Sắk, huyện Đắk
Mil.
Trên bàn thờ, di ảnh của Loan vẫn chưa kịp lập. Cạnh bên nơi thờ chung là của người mẹ mới mất được hơn 1 tháng. (Ảnh: Infonet) |
Trên Infonet, ông Nguyễn Sĩ Diệu, bố của em Nhung cho biết, ban đầu gia đình nghĩ do làm mất sổ đầu bài, sợ thầy cô trách mắng nên 3 em mới tìm đến cái chết. Nhưng sau đó phụ huynh của em Hạnh đã tìm thấy một cuốn nhật ký “Những bí mật không thể bật mí” trong cặp của em. Trong đó Hạnh nhiều lần chia sẻ muốn tìm đến cái chết.
Theo tìm hiểu bước đầu, trong giờ ra chơi, cả 3 nữ sinh đã cùng uống chung một chai nước cam dưới gốc cây phượng. Trong đó, Hạnh và Nhung uống trước nên gục tại chỗ, còn Loan cố đi lên được tầng 2.
Khi mọi người phát hiện đã vội vã đưa 3 học sinh đi cấp cứu tại TT Y tế huyện Đắk Mil, tuy nhiên các em đã tử vong ngay sau đó.
Cơ quan Công an huyện Đắk Mil đang phối hợp với Phòng PC45 Công an tỉnh Đắk Nông tiếp tục điều tra làm rõ vụ việc.
NHỮNG GIÁO VIÊN UNG DUNG KIẾM TIỀN TỶ
Trong khi mức lương giáo viên bị coi là thấp trong điều kiện sống hiện nay,
nhiều giáo viên "có thương hiệu" lại có mức thu nhập tiền tỉ từ dạy thêm, xuất
phát từ nhu cầu của phụ huynh và học sinh.
Một phụ huynh có con học tiểu học tại một trường tiểu học thuộc quận Đống Đa cho
biết: “Dù không muốn nhưng gia đình vẫn phải cho cháu đi học thêm ở nhà cô giáo.
Thực tế là cháu đã bị điểm kém dù làm bài tốt nhưng không đi học lớp của cô.
Khoảng 2/3, tức là 40 cháu của lớp, thường xuyên học ở lớp tại nhà cô dạy. Một
tuần đều đặn 2 buổi, mỗi buổi 60.000 đồng. Vậy là một tháng cô được gần 20 triệu
tiền dạy thêm."
Ở huyện Thanh Oai (Hà Nội), một giáo viên THCS cho biết: “Học trò ngoài học thêm
trên lớp 5 buổi/tuần, chiều về lại học thêm 4 buổi (2 môn) ở nhà các cô. Mỗi
buổi cô thu 50.000 đồng/học sinh, lớp khoảng 30 em và một ngày cô dạy 2 ca, một
tháng cô cũng thu được 30 triệu”.
Một phụ huynh từng có con học ở Trường THPT Chuyên Hà Nội -Amsterdam chia sẻ:
“Muốn con có cơ hội vào trường học nên hầu hết phụ huynh cho con vào luyện thi ở
lớp của các thầy cô trong trường. Một là vì thầy dạy giỏi nhưng phần quan trọng
hơn mình vẫn yên tâm vì “người trong cuộc” ít nhiều sẽ có gợi ý cho các con”.
Theo một học sinh của trường này, một tuần em học thêm môn Toán của thầy 3 buổi,
12 buổi/tháng đóng 500.000 đồng, tức chỉ hơn 4.000 đồng/buổi. Nhẩm tính, một
giáo viên dạy thêm kín tuần từ thứ hai đến thứ bảy, một ngày 4 ca, một tháng có
thể thu nhập 50-60 triệu đồng.
MIỀN BẮC TIẾP TỤC NỒM ẨM
Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Trung ương cho biết, trong 1-2 ngày tới,
miền Bắc tiếp tục trải qua những ngày nồm ẩm khó chịu.
Hình thái thời tiết này diễn ra ở toàn bộ các tỉnh, thành phía Bắc. Hiện tại,
theo thông số mà Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn đưa ra thì độ ẩm của nhiều
tỉnh, thành ở miền Bắc đều ở mức trên 90%, có nhiều nơi gần 100% (đạt mức bão
hòa) như Hà Nội: 98%, Hải Phòng: 99%, …
Nguyên nhân gây ra hiện tượng nồm ẩm được xác định là do sự chênh lệch nhiệt độ.
Trước khi có hiện tượng nồm ẩm là trạng thái thời tiết lạnh và khô nên nhiệt độ
mặt đất hay sàn nhà hạ xuống thấp.
Ngay sau đó lại có đợt gió mang không khí ẩm từ biển vào đất liền. Khối không
khí này có nhiệt độ tương đối cao, trong lúc nhiệt độ mặt nền, sàn vẫn còn thấp
nên đã xảy ra hiện tượng đọng sương, đọng nước ở sàn nhà hoặc tầng không khí
thấp.
Đến ngày 21/3, miền Bắc sẽ đón một đợt không khí lạnh tăng cường có cường độ nhẹ
khiến miền Bắc giảm nhiệt, hiện tượng nồm ẩm chấm dứt.
Trong khi đó người dân miền Nam lại đang trải qua những ngày nắng nóng khá gay
gắt. Nhiệt độ cao nhất tại TP.HCM dao động từ 33-35 độ, các tỉnh thành phía Nam
còn lại cũng trong tình trạng tương tự.
NÓNG DỊCH BỆNH Ở NGƯỜI, CÚM GIA CẦM HẠ NHIỆT
Dịch tay chân miệng, dịch sốt xuất huyết tiếp tục có diễn biếnphức tạp trên phạm
vi cả nước. Trong khi đó, dịch cúm gia cầm H5N1 bắt đầu hạ nhiệt nhưng vẫn tiềm
ẩn nguy cơ tái bùng phát cao.
Theo thống kê của Bộ Y tế, 9 tuần đầu tiên của năm 2012 (tính đến 13/3) cả nước
đã có 12.500 trường hợp mắc tay chân miệng tại 60/63 tỉnh, thành phố, trong đó
có 11 trường hợp tử vong. So với cùng kỳ năm 2011 thì con số này có sự khác biệt
lớn.
Bộ Y tế đưa ra nhận định dịch sẽ còn diễn biến phức tạp trên diện rộng trong
năm 2012, đặc biệt từ tháng 9 đến tháng 11 là thời điểm đỉnh dịch.
Trong khi dịch bệnh trên người đang diễn biến phức tạp thì dịch cúm gia cầm
H5N1đã hạ nhiệt. Ngày 13/3, cuộc họp Ban Chỉ đạo quốc gia Phòng, chống dịch cúm
gia cầm tổ chức tại Hà Nội, Cục Thú y (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
đưa ra nhận định: “Dịch cúm gia cầm đã cơ bản được khống chế”.
Theo thống kê của Cục Thú y, từ đầu năm đến nay, dịch cúm gia cầm đã xảy ra tại
59 xã, phường thuộc 14 tỉnh, thành phố; chủ yếu là các tỉnh đồng bằng sông Hồng
và Bắc Trung Bộ; tổng số gia cầm đã tiêu hủy là 66.479 con. Các ổ dịch kể trên
đã được kiểm soát và dịch đang có chiều hướng giảm.
Hiện tại, cả nước còn 2 tỉnh là Hà Tĩnh (qua 20 ngày) và Hải Dương (qua 18 ngày)
có dịch cúm gia cầm chưa qua 21 ngày và không có ổ dịch mới phát sinh.
Tuy nhiên, theo đánh giá của Cục Thú y, trong thời gian tới, khả năng sẽ vẫn
tiếp tục xuất hiện các ổ dịch nhỏ, lẻ trên đàn gia cầm tại các địa bàn có nguy
cơ cao.
TỐ CÔNG AN XÃ TÒM TEM VỚI VỢ BẠN
Hôm qua (ngày 18/3), anh Danh Văn Út (SN 1979) ở Châu Khánh, huyện Long Phú,
Sóc Trăng đã gửi đơn đến cơ quan chức năng, tố cáo ông Huỳnh Tấn Hải, Phó công
an xã Châu Khánh, có quan hệ ngoại tình với vợ anh.
Theo anh Út, tối 15/3 vừa qua, chính anh Út đã bắt quả tang ông Hải và chị Võ
Thị Ngọc Nhi (vợ anh Út), có những hành vi đáng ngờ. Vào thời điểm trên, anh Út
sang nhà chị vợ để lấy đồ, khi mở cửa phòng ngủ thì anh choáng váng khi thấy vợ
đang "âu yếm” với ông Hải ở trên giường.
Quá tức giận, người chồng đã hô hoán mọi người đến làm chứng. Sau đó, anh Út
cũng đã lên UBND xã để trình báo vụ việc.
Tuy nhiên, ông Hải lại phủ nhận hoàn toàn sự việc trên. Ông này cho rằng, do có
uống rượu nên chị Nhi đau đầu và vào phòng nằm nghỉ. Sau đó, chị này nhờ Hải lấy
dầu gió để thoa nhức đầu. Khi ông Hải vừa vào phòng đã bị Út phát hiện và vu
khống là quan hệ thiếu trong sáng với vợ người khác.
ĐỌC VÀ THEO DÕI:
Vụ tố thầy hiếp dâm: Lần theo dấu vết nhà nghỉ
Theo lời kể của H., trong lúc chở em đi uống nước, thầy S. cho xe chạy
lòng vòng nên em không nhớ rõ nhà nghỉ đó thuộc xã nào, chỉ nhớ phía ngoài biển
có một chữ “…Tâm” rất to.
|
ẢNH TRÁI KHOÁY: