Ngày chị lên xe hoa, người thân ứa nước mắt. Chị quyết định lấy một người điên không phải vì người mẹ kế đuổi chị ra khỏi nhà mà vì thương người đàn ông mắc bệnh tâm thần đó ngay từ lần đầu trông thấy anh trong căn nhà cũ kỹ...
Tin liên quan:
Cuộc gặp gỡ định mệnh
Vòng vèo qua ngôi đình làng cũ kỹ đã úa màu xanh rêu, cuối cùng chúng tôi cũng tìm thấy mái ấm gia đình chị Hằng và anh Đăng. Người phụ nữ trạc tuổi 40 vồn vã mời chúng tôi vào. Rót chén nước cho khách, chị lặng buồn kể về cuộc đời khổ cực và câu chuyện tình yêu chứa đầy nước mắt của mình.
Tin liên quan:
Những chuyện tình như cổ tích ở làng thương binh
Tình và đời oái oăm của “bà trùm” ma túy si tình
Gia đình có truyền thống “lấy vợ hai”
Nữ sinh sư phạm ‘đòi’ lấy chồng có H
Phía sau cảnh sống vợ hai, vợ ba
Bí quyết của chàng lùn cưa đổ hoa khôi
Tình và đời oái oăm của “bà trùm” ma túy si tình
Gia đình có truyền thống “lấy vợ hai”
Nữ sinh sư phạm ‘đòi’ lấy chồng có H
Phía sau cảnh sống vợ hai, vợ ba
Bí quyết của chàng lùn cưa đổ hoa khôi
Cuộc gặp gỡ định mệnh
Vòng vèo qua ngôi đình làng cũ kỹ đã úa màu xanh rêu, cuối cùng chúng tôi cũng tìm thấy mái ấm gia đình chị Hằng và anh Đăng. Người phụ nữ trạc tuổi 40 vồn vã mời chúng tôi vào. Rót chén nước cho khách, chị lặng buồn kể về cuộc đời khổ cực và câu chuyện tình yêu chứa đầy nước mắt của mình.
Gia đình chị Hằng và tác giả. |
Chị là Trần Thị Hằng, sinh năm 1967, quê ở xóm 5, xã Văn Giáp, huyện Thường Tín. Nhà nghèo, từ bé chị phải theo mẹ đi bán nước mắm ở nội thành Hà Nội. Do không được học hành nên chị chẳng biết lấy một chữ, khi mẹ qua đời bố đi bước nữa, chị phải sống trong cảnh dì ghẻ con chồng. Phải chăm lo cho hai người em khôn lớn, rồi lại dựng vợ gả chồng cho họ nên khi ngoảnh lại đã ngoài ba mươi mà chị vẫn côi cút một mình.
Sống một mình trong căn nhà rách cũ tạm bợ, bao nhiêu ruộng nương bị mẹ kế thâu tóm hết. Để kiếm sống chị đi làm thuê đủ trăm thứ nghề: Nay cày thuê, cuốc mướn, mai lại đi bốc gạch, khi rảnh chị lại đi nhặt rác kiếm sống…
Năm 1998, trong một lần đi gặt lúa thuê cho nhà bà Bùi Thị Nuôi ở dưới Văn Hội, cách nhà hơn mười cây số, chị nhìn thấy con trai cụ Nuôi là anh Nguyễn Đức Đăng ngồi đăm chiêu trong căn nhà gỗ năm gian. Ánh mắt anh như xoáy sâu vào chị. Hỏi về anh, chị được biết, anh đi chiến đấu về bị mắc chứng tâm thần, điên loạn.
Chị lân la hỏi chuyện, thấy anh trả lời thỏ thẻ giống người bình thường. Mỗi khi đêm về, ánh mắt và giọng nói ấy cứ lặp đi lặp lại trong nỗi nhớ của người phụ nữ chưa một lần được yêu thương. Từ đấy, chị thi thoảng ghé thăm anh mỗi khi đi làm thuê qua nhà. Thấy đứa con của mình được thăm nom bà Nuôi mừng đến rơi nước mắt. Thấp thỏm mãi bà ngỏ lời nhờ con dâu trưởng hỏi dò xem chị Hằng có ưng con trai của cụ không?.
Sau lần được mai mối ấy chị Hằng về suy nghĩ nhiều lắm. Chị cũng có những gia đình tử tế đến hỏi han xin cưới nhưng chị cứ khất lần, khất lượt vì còn phải lo cho hai đứa em yên bề gia thất. Nhưng quan trọng hơn, chưa chàng trai nào trong số đó khiến trái tim chị thực sự rung động. Không ngờ một người như anh Đăng lại làm cho chị suy nghĩ nhiều đến thế...
Đám cưới không có giấy giá thú
Ngay sau khi có lời với chị Hằng, cụ Nuôi cũng lo nơm nớp, không biết người ta có nhận lời hay lại chê cười thằng con đáng thương của mình.
Đúng là cả nhà chị Hằng đều không đồng ý cho chị lấy anh Đăng. Nhưng chị vẫn quyết định lấy anh.
Ngày chị theo anh Đăng về làm vợ cũng là ngày gia đình từ mặt chị. Chị khóc dữ lắm, song chị không hối hận.
Năm 1999, gia đình cụ Nuôi chính thức làm lễ thành thân cho anh Đăng và chị Hằng. Lễ thành thân chỉ có vài ba mâm cỗ để kính báo họ hàng, tổ tiên. Đến cái giấy đăng ký kết hôn cũng không, vì anh bị tâm thần nên theo luật, chính quyền xã không thể cấp giấy kết hôn cho anh.
Khi về nhà chồng rồi chị mới biết rõ hơn về quá khứ chồng mình. Anh Đăng vốn là người hoạt bát, thông minh, đi bộ đội anh được điều sang chiến trường Campuchia. Chiến đấu được một năm, ba tháng thì anh bị thương ở đầu và mắc chứng bệnh tâm thần.
Vợ chồng anh Đăng chị Hằng và cô con gái Ngọc Anh |
Hạnh phúc dưới mái nhà tranh
Mỗi khi anh lên cơn bệnh chị phải xích anh ở nhà, không cho chạy ra đường đánh người, hay đi lung tung. Không ngờ qua bàn tay săn sóc của chị, bệnh tình anh đỡ hẳn, giờ chỉ ngồi một chỗ không bỏ đi nữa.
Năm 2000, chị Hằng sinh cho anh Đăng một bé gái, tên là Nguyễn Thị Hiểu Ly. Mười năm sau chị sinh tiếp cho anh một bé gái nữa, đặt tên là Nguyễn Thị Ngọc Anh. Mái ấm gia đình anh ngày thêm ấm áp và tràn ngập tiếng cười của trẻ.
Để nuôi chồng và hai con chị làm tất cả những công việc nặng nhọc. Cuộc sống gia đình gặp muôn vàn vất vả nhưng chị không oán thán nửa lời.
Bà Nguyễn Thị Le, con dâu trưởng của cụ Nuôi tâm sự: “Cùng làm con dâu trong một nhà tôi biết cô Hằng khổ hơn tôi rất nhiều, mùa đói đến cô ấy phải đi đào rau má, hái sung về luộc ăn. Nếu không yêu em chồng tôi có lẽ Hằng sẽ không chịu được cái cảnh vất vả ấy”.
Năm 2010, gia đình chị được nhà nước tặng 20 triệu đồng để xóa nhà tạm bợ, mỗi anh em gom góp thêm một chút để chị làm căn nhà kiên cố hơn. Đồ đạc trong nhà thì hàng xóm thương tình cho, nhưng cũng chẳng có thứ gì đáng giá ngoài chiếc ti vi và chiếc xe đạp cà tàng.
Chia tay mái ấm gia đình chị chúng tôi thầm ngưỡng mộ tình yêu của chị Hằng dành cho anh Đăng. Để có thể yêu thương và săn sóc một người mắc bệnh tâm thần như vậy có lẽ chị đã yêu anh nhiều lắm.
- Theo Pháp luật Việt Nam