- Đông đảo bạn đọc bị thu hút bởi bài: Đồng loạt hô hào cứu BĐS vào 2013. Nhiều bạn đã gửi email phản hồi về Báo VietNamNet.
TIN BÀI KHÁC:
Điện cứ tăng giá mãi, dân sống sao nổi?
Sống trong ngôi nhà 10 tỷ, vẫn có thể…không có tiền?
Tiền ở đâu, một câu hỏi khó?
Rau nhà mình trồng, ăn ngon miệng và yên tâm lắm
Chó, mèo phen này cũng… khó sống
Sống trong ngôi nhà 10 tỷ, vẫn có thể…không có tiền?
Tiền ở đâu, một câu hỏi khó?
Rau nhà mình trồng, ăn ngon miệng và yên tâm lắm
Chó, mèo phen này cũng… khó sống
Nên ưu tiên ‘cứu nền kinh tế’, chứ bất động sản không xứng đáng
Nhìn nhận của email davisvios@yahoo.com: Giá nhà đất cao ngất ngưởng, những nước giàu có phát triển cũng phải chào thua, trong khi thu nhập của người dân thuộc loại nghèo nhất thế giới. Tất cả hệ lụy này đều do hệ thống ngân hàng gây ra vì những CEO ‘vô cùng tài giỏi’, đem lợi nhuận về cho ngân hàng bằng cách đổ tiền ra ôm đất rồi thuê cò thổi giá, tạo sốt ảo rồi bán kiếm lời. Đó là những ‘siêu tài’ của họ đấy. Bây giờ các ông hô hào giải cứu thì ‘giải’ cái gì và ‘cứu’ ở chỗ nào hay lại tiếp tục bơm tiền để thổi giá bất động sản tiếp?
Góc nhìn khác của Trần Hương, email Huongtt.thsatong.muongcha@dienbien.edu: Nhiều năm qua, người dân đã phải ngậm ngùi nhường lại phần đất mà bao đời cha ông họ xới đất lật cỏ cho các ông trùm bất động sản để mở các dự án, mà thực chất của vấn đề là lợi ích nhóm. Giá đền bù đất nông nghiệp chỉ vài trăm nghìn đồng /1m2 đất, nhưng chỉ cần chuyển đổi xong, giá đất đã tăng lên chóng mặt. Cứu làm gì? Hãy nghĩ làm thế nào để cứu nhân dân không có việc làm, làm thế nào để nhân dân bớt khổ. Đó mới phải bàn.
Ảnh minh họa |
Nguyễn Quang Thái, email aquathai69@gmail.com cho rằng: Tất cả những nhà đầu tư bất động sản đều là những người giàu có, họ chỉ là thiểu số. Vậy nếu họ nợ thì cứ phát mãi tài sản để thu nợ bởi vì họ có tài sản. Tại sao nhà nước và ngân hàng không làm việc đó? Chính họ là những người thổi phồng quả bong bóng bất động sản, họ phải chịu. Còn nếu cứu họ thì vô hình trung đã cướp đi cơ hội của hàng triệu người dân có thu nhập thấp và thu nhập trung bình có thể mua được nhà (tôi nói ở đây là có thể chứ chưa chắc). Vậy theo tôi hãy cứu người thu nhập thấp để mua được nhà bởi đó mới là đầu mối cứu bất động sản.
Câu hỏi của Anh Tuấn, email Anhtuancity@yahoo.com.vn: Cứu bất động sản là cứu ai? Các đại gia chạy siêu xe, ở resort, xài hàng hiệu, hàng ngày chơi gold, tối về ôm gái đẹp…có đáng cứu không? Bây giờ nếu dùng từ ‘cứu’ thì nên ưu tiên cho ‘cứu nền kinh tế’, chứ bất động sản không xứng đáng được dùng từ này. Một từ ngữ lúc nói ra là làm nhân dân bực mình mà không hiểu sao những người mang trọng trách cứ lặp đi lặp lại như một sự phớt lờ nhân dân?
Câu hỏi của Anh Tuấn, email Anhtuancity@yahoo.com.vn: Cứu bất động sản là cứu ai? Các đại gia chạy siêu xe, ở resort, xài hàng hiệu, hàng ngày chơi gold, tối về ôm gái đẹp…có đáng cứu không? Bây giờ nếu dùng từ ‘cứu’ thì nên ưu tiên cho ‘cứu nền kinh tế’, chứ bất động sản không xứng đáng được dùng từ này. Một từ ngữ lúc nói ra là làm nhân dân bực mình mà không hiểu sao những người mang trọng trách cứ lặp đi lặp lại như một sự phớt lờ nhân dân?
Sinh Hiếu, email sinhhieu@gmail.com nhận định: Doanh nghiệp bất động sản ăn lãi bao nhiêu năm rồi, khó khăn thì các ‘ông’ giảm lương, đuổi việc nhân công. Sao nhà nước phải lấy tiền của người dân cứu người giàu? Nên để thị trường làm điều ngược lại, lấy của người giàu chia cho người nghèo.
Phụ họa của Phạm Anh Hùng, email noihohen77@gmail.com: Nói cho chính xác là họ đang tìm cách dùng tiền thuế của dân thổi lại bất động sản, mong nhìn thấy trái bóng bay ngày xưa họ đã tung lên. Làm như vậy nghĩa là đại đa số những người dân không thể mua nhà được bằng chính đồng lương và sức lao động chân chính của mình, là đi ngược quyền lợi của đại đa số nhân dân.
Phụ họa của Phạm Anh Hùng, email noihohen77@gmail.com: Nói cho chính xác là họ đang tìm cách dùng tiền thuế của dân thổi lại bất động sản, mong nhìn thấy trái bóng bay ngày xưa họ đã tung lên. Làm như vậy nghĩa là đại đa số những người dân không thể mua nhà được bằng chính đồng lương và sức lao động chân chính của mình, là đi ngược quyền lợi của đại đa số nhân dân.
Giảm giá bất động sản sớm là điều thiết thực nhất hiện nay
Nguyen Chung, email thaychungtoan@gmail.com nêu ý kiến: Giá bất động sản hiện tại còn quá cao, thực tế so với thời kỳ cao nhất, vẫn chưa xuống được đến 30%. Các chủ đầu tư tham lãi nhiều nên quyết giữ giá, họ đang còn rất khỏe. Họ cứ kêu ầm lên đấy chứ! Tôi đảm bảo nếu các doanh nghiệp bất độn sản giảm giá đi bằng 1/2 lợi nhuận của họ thôi, sẽ bán hết hàng ngay! Không được dùng tiền thuế của dân cứu những người này!
Tán đồng của email maivaly@viettel.vn: Nhà nước không thể bỏ tiền ra để cứu bất động sản, tức là chỉ giúp người giàu, còn đại đa số người dân sẽ không mua được nhà mà tiền nhà nước cũng không còn để mua. Kinh tế thế giới đang suy thoái thì khó khăn của chúng ta là điều không thể tránh khỏi. Bất động sản còn giảm giá ít nhất là 3 năm nữa, bây giờ đang chỉ là giai đoạn dư thừa chứ chưa phải là lao dốc. Giảm giá càng sớm càng tốt là điều thiết thực nhất hiện nay.
Tán đồng của email maivaly@viettel.vn: Nhà nước không thể bỏ tiền ra để cứu bất động sản, tức là chỉ giúp người giàu, còn đại đa số người dân sẽ không mua được nhà mà tiền nhà nước cũng không còn để mua. Kinh tế thế giới đang suy thoái thì khó khăn của chúng ta là điều không thể tránh khỏi. Bất động sản còn giảm giá ít nhất là 3 năm nữa, bây giờ đang chỉ là giai đoạn dư thừa chứ chưa phải là lao dốc. Giảm giá càng sớm càng tốt là điều thiết thực nhất hiện nay.
Nguyễn Điệp, email haidiep365@gmail.com đề xuất: Thay vì ném tiền vào cứu cái thứ hàng hóa ở dạng ‘bất động’, hãy để phát triển các dịch vụ thu hút ngoại tệ sản xuất các loại hàng hóa khác có tốc độ tiêu thụ nhanh trên thị trường nhằm rút ngắn vòng quay của vốn và tạo công ăn việc làm cho hàng triệu người.
Đề xuất khác, của Nguyễn Hữu Hoàn, email hoannguyengdt@gmail.com: Các nhà làm chính sách hãy lo cứu nền kinh tế, tìm các giải pháp nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế, giải phóng sức sản xuất, chứ không nên lo cứu… nhà giàu mắc kẹt.
Tương tự là ý kiến của Tân Nguyễn, email nicktan28@yahoo.com: Bất động sản là kinh doanh theo thị trường, lời họ bỏ túi, lỗ thì muốn lấy tiền dân cứu họ. Làm như vậy là bất công, Dùng tiền đó xây bệnh viện, trường học, đường, cầu cống, hỗ trợ nông nghiệp, công nghiệp, y tế... còn tốt hơn. Thị trường hãy để tự nó cân bằng.
Đề xuất khác, của Nguyễn Hữu Hoàn, email hoannguyengdt@gmail.com: Các nhà làm chính sách hãy lo cứu nền kinh tế, tìm các giải pháp nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế, giải phóng sức sản xuất, chứ không nên lo cứu… nhà giàu mắc kẹt.
Tương tự là ý kiến của Tân Nguyễn, email nicktan28@yahoo.com: Bất động sản là kinh doanh theo thị trường, lời họ bỏ túi, lỗ thì muốn lấy tiền dân cứu họ. Làm như vậy là bất công, Dùng tiền đó xây bệnh viện, trường học, đường, cầu cống, hỗ trợ nông nghiệp, công nghiệp, y tế... còn tốt hơn. Thị trường hãy để tự nó cân bằng.
Email hthaovan@yahoo.com mong mỏi: Chính phủ giải cứu các doanh nghiệp sản xuất, giảm lãi suất để hàng hoá Việt Nam cạnh tranh với nước ngoài, có như thế mới tạo công ăn việc làm cho người Việt Nam,và tạo ra vật chất cho xã hội. Còn bất động sản hãy để cho tự thị trường điều tiết, họ tự thổi giá lên thì cũng phải biết phá giá bán lỗ.
Lời bình của email mouse23680@yahoo.com: Giá bất động sản cao gây hệ lụy cho nền kinh tế. Quả bóng bất động sản chưa xì hết hơi mà cứu thì nền kinh tế càng kéo dài thêm bất ổn. Hãy lo kiềm chế lạm phát trước. Đó mới chính là đem lại sức khỏe cho nền kinh tế, mang lại niềm tin cho nhà đầu tư.
Lời bình của email mouse23680@yahoo.com: Giá bất động sản cao gây hệ lụy cho nền kinh tế. Quả bóng bất động sản chưa xì hết hơi mà cứu thì nền kinh tế càng kéo dài thêm bất ổn. Hãy lo kiềm chế lạm phát trước. Đó mới chính là đem lại sức khỏe cho nền kinh tế, mang lại niềm tin cho nhà đầu tư.
Ban Bạn đọc