- Bài:
Ngân hàng lãi to doanh nghiệp điêu đứng đã thu hút đông đảo bạn đọc. Nhiều bạn đã gửi email phản hồi về Báo VietNamNet.
TIN BÀI KHÁC:
Cắm thẻ ngành công an, vay mượn tiền tỷ rồi “hô biến”TIN BÀI KHÁC:
EVN: “cậu ấm hư hỏng” và ý kiến của độc giả
Hố đen làm Matiz ngần ngừ, Lexus điêu đứng
Đầu tư 1,6 tỷ đồng xây chợ rồi….. bỏ hoang
Đau lòng vì “sản xuất trong nước bị bóp chết”
Doanh nghiệp “tự cứu”, bằng cách nào?
Trạng chết, Chúa cũng băng hà?
Bạn đọc Nguyễn Bình Thường (email binhthuongnhat@yahoo.com) tán thành với “tít” của bài khi viết rằng: “Ngân hàng thương mại nào cũng kinh doanh có lãi nhiều.Thu nhập của nhân viên ngân hàng cứ đều đều tăng. Như thế thì không phải là "hút máu" thì gọi là gì? Chỉ các doanh nghiệp, dân nghèo và công nhân viên sống bằng bằng lương là khổ vì lạm phát cao thôi.”
Chia sẻ với ý kiến trên, email vuong29@ymail.com viết: “Hệ thống ngân hàng Việt Nam đang hưởng lợi nhuận khủng từ việc thao túng ngoại tệ (USD) và vàng trong thời gian qua. Công ty của tôi đang bị một ngân hàng thương mại phong tỏa 48triệu do tiền chênh lệch mua 60 nghìn USD trong lúc phải vật lộn với bao khó khăn vì lạm phát, như thế thì làm sao doanh nghiệp vừa và nhỏ chúng tôi sống được?”
Đây là ý kiến của email phuibs@yahoo.com: “ Nhóm ngân hàng có điều kiện để tiếp cận với nhóm lợi ích để thu được lợi nhuận tối đa, mặc cho tình cảnh bi đát của các doanh nghiệp. Chính sách lãi suất thực dương của một số nhà nghiên cứu sống trong “tháp ngà” đang bóp chết các doanh nghiệp.”
Ảnh minh họa |
Email tducde@yahoo.com.vn viết về một trường hợp cụ thể: “Ngân hàng STB, khách hàng mua cổ phiếu đã đóng tiền đủ gần 2 tháng rồi mà cổ phiếu chưa về. Việc này có phải là ngân hàng chiếm dụng vốn của cổ đông hay không? Không thấy ai kiểm soát mấy ông ngân hàng làm ăn kiểu gì; cổ đông nhỏ chỉ biết thiệt hại mà không có ai bảo vệ.”
Đây là lời than thở của email romeo839044@yahoo.com: “Có ngân hàng gần tới kỳ đáo hạn thì "dụ" khách hàng vay nóng vay nguội đáo hạn với lời hứa hẹn "nộp vào hôm trước, hôm sau có liền". Thế nhưng khi đã nộp vô rồi thì lấy ra không được nữa! Lãi suất vay nóng ngày càng chồng chất thế là "bể" nợ! Phải chi họ không cho vay nữa để "nạn nhân" biết mà bán tài sản thế chấp trả nợ ngân hàng, không vay nóng nữa thì sẽ đỡ hơn.”
Email hoanh@yahoo.com cảnh báo: “Ngân hàng lãi lớn như thế trong tình hình hiện nay là con dao hai lưỡi bởi vì lãi càng nhiều bằng lãi suất cho vay càng cao thì dồn “con nợ” mau tới chỗ chết. Một khi “con nợ” chết rồi thì khoản nợ của họ sẽ trở thành nợ xấu đối với ngân hàng, mà nợ xấu thì không thể đòi lại được nữa đâu, kết cục là các ngân hàng sẽ theo gót ngân hàng Lehman Brothers thôi, hay như câu nói trong dân gian “Trạng chết, Chúa cũng băng hà/ Dưa gang đỏ đít thì cà đỏ trôn.”
Còn email ftye5ht445342@et3w5r23.com lại nhìn vấn đề theo một góc độ khác: “Lợi nhuận ngân hàng phải tính trên chỉ số sinh lợi ROE chứ không chỉ nhìn vào con số tuyệt đối ngàn tỷ để kết luận là lãi lớn.
Hệ thống ngân hàng là một chân của hệ thống tài chính, trái tim của nền kinh tế, bơm máu cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả thì phải chấp nhận sự đào thải của qui luật thị trường. Đừng đổ lỗi cho hệ thống tài chính.
Nếu doanh nghiệp cảm thấy mình không chịu nổi hệ thống ngân hàng thì tại sao không phát hành cổ phiếu để huy động vốn? Nếu chứng minh được hiệu quả thì tự khắc thị trường sẽ “thưởng” cho doanh nghiệp đó.”
Tán đồng với ý kiến trên, email hieptranvan11@yahoo.com.vn viết: “Nên hiểu là, thứ nhất phải tính lãi trên cơ sở đồng vốn bỏ ra, lợi nhuận ngân hàng phải tính trên chỉ số sinh lợi ROE. Thứ hai và là điều quan trọng nhất, lợi nhuận nhiều có nghĩa là phái đóng thuế nhiều cho nhà nước, mặt khác cổ phần nhà nước chiếm phần lớn trong các ngân hàng nên cuối cùng lợi đa phần đều thuộc về nhà nước, nhà nước dùng lợi nhuận đó phục vụ công cuộc phát triển kinh tế xã hội và các chương trình an sinh xã hội...
Cần lắm vai trò quản lý của Nhà nước
Email phthdoan85@yahoo.com viết: “Toàn ngân hàng lớn lãi to, còn ngân hàng nhỏ thì thiếu vốn do tâm lý dân cư chỉ thích gửi vào ngân hàng lớn khi lãi suất huy động bằng nhau. Các ngân hàng lớn lợi dụng điều này để gây sức ép lên ngân hàng nhỏ kiếm lời khi vay nóng. Để vay được thì phải mất phí hoa hồng, lót tay. Trong thời buổi này thì chỉ có ngân hàng lớn và doanh nghiệp kinh doanh vàng là sống khỏe, càng bất ổn người ta càng lãi to vì thao túng thị trường!”
Còn đây là ý kiến của email hqt8864@gmail.com: “Ngân hàng cũng là doanh nghiệp nên muốn tối đa hóa lợi nhuận. Tuy nhiên ngân hàng là doanh nghiệp đặc thù, là người vay tín chấp rất lớn, ảnh hưởng lớn tới nền kinh tế nên chịu sự quản lý chặt của Nhà nước. Song, quản lý nhà nước lại đang giúp ngân hàng có lãi lớn trong bối cảnh doanh nghiệp khó khăn, nền kinh tế bị suy yếu. Ngân hàng Nhà nước đã quy định giá trần ngoại tệ nhưng doanh nghiệp vẫn phải mua của ngân hàng giá "chợ đen"; vay VNĐ thì lãi suất cao chót vót.
Thật khó lòng kêu gọi ngân hàng chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp. Vấn đề là quản lý nhà nước phải bảo đảm hài hòa được lợi ích giữa ngân hàng, nền kinh tế và doanh nghiệp, chứ không chỉ vì các ông chủ ngân hàng như hiện nay.”
Trong bối cảnh lạm phát, lãi suất ngân hàng quá cao, nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa phá sản. Hệ thống doanh nghiệp vừa và nhỏ lao đao. Không doanh nghiệp nào dám đầu tư, đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao sức cạnh tranh. Doanh nghiệp nào còn tồn tại được thì gánh nặng giá lại đè lên vai người lao động nghèo.
Đề nghị Nhà nước có biện pháp thiết thực điều hành thị trường tiền tệ hiệu quả để cứu nền kinh tế, cứu nhân dân. Kỳ vọng Bộ tài chính nhiều”, đó là ý kiến của email daukho@yahoo.com.
Bạn đọc Nguyễn Phi Mạnh viết: “Ngân hàng chỉ là trung gian giữa người có tiền và người cần tiền, do vậy chỉ nên được hưởng tiền dịch vụ.Đặc biệt khi đã có thị trường chứng khoán thì cần kiềm chế thao túng dạng buôn tiền để trục lợi của các ngân hàng sao cho dòng tiền có thể trực tiếp đổ vào doanh nghiệp qua thị trường chứng khoán, không cần qua khâu trung gian là các ngân hàng nữa. Trong lúc lạm phát tăng cao, sản xuất đình trệ thì ngân hàng nhà nước phải quy định trần lãi suất cho vay để kích thích sản xuất và như vậy có lẽ sẽ hợp lý hơn.”
Có cùng suy nghĩ như bạn đọc trên, email la_cum@yahoo.com viết: “Bản chất của ngân hàng là làm dịch vụ phục vụ (điều chuyển vốn từ nơi thừa tới nơi thiếu) cho các doanh nghiệp sản xuất và thương mại. Nền kinh tế có mạnh hay không là ở sức khỏe của hệ thống các doanh nghiệp sản xuất, nơi sử dụng nguồn lao động nhiều nhất, phân bổ nguồn thu nhập nhiều nhiều nhất đến xã hội. Chỉ có mạnh về sản xuất thì dân mới được nhờ và nền kinh tế ổn định lâu dài. Chứ không phải là sức khỏe của hệ thống ngân hàng là sức khỏe của nền kinh tế. Sản xuất cùa Việt Nam làm thế nào mà phát triển, thậm chí là tồn tại, cạnh tranh với hàng hóa nước ngoài, khi chi phí đầu vào quá cao do lãi suất quá cao.
Chừng nào mà nhà nước còn ưu đãi và để cho mức lãi quá cao cho giới ngân hàng, thì chừng đó sản xuất trong nước sẽ còn yếu kém, nền kinh tế sẽ còn khủng hoảng.”
Bạn đọc Phạm Ngọc Phú (email phuibs@yahoo.com) đề nghị: “Quốc hội nên bổ xung trong bộ luật hình sự về điều khoản cho vay nặng lãi: Bất cứ ngân hàng nào cho vay với lãi suất cao hơn 10% /năm đều bị khởi tố và truy cứu trách nhiệm hình sự . Có như vậy thì doanh nghiệp Việt Nam mới cạnh tranh được với doanh nghiệp nước ngoài.”
Ban Bạn đọc