Danh sách công nhân đình công có thật?

Xăng bị pha rởm, cơ quan chức năng ở đâu?

Như một lời than thở, email truongduong64@gmail.com viết: “Một người có trách nhiệm kiểm soát chất lượng xăng dầu cung cấp cho đại lý mà nói ‘bó tay’ thì người dân chúng tôi còn biết trông mong vào ai đây?

Ảnh minh họa (Nguồn: Thanh niên)
Email quocthieucons@gmail.com
: “Một câu hỏi lớn đặt ra là cơ quan chức năng đang ở đâu? Tại sao các nước không xẩy ra tình trạng này mà Việt Nam lại xẩy ra? Chẳng lẽ giữa cơ quan chức năng và doanh nghiệp bắt tay nhau? Nếu thế, đây cũng chính là một nguyên nhân cháy xe theo.”

Đây là ý kiến của email dreamy298@gmail.com: “Ở đây là người ta cố tình gian lận làm sai quy định nhằm trục lợi cá nhân. Việc pha chế xăng rởm là do những cá nhân tự làm chứ những doanh nghiệp đầu mối (không tính những Tổng Đại lý tư nhân) không bao giờ làm, đơn giản vì cái được không tương xứng, nếu có gì sẽ ảnh hưởng đến uy tín của cả một hệ thống đầu mối.

Mình nghĩ mấu chốt quan trọng nhất là: Cơ quan quản lý đo lường- chất lượng chịu khó đi tuần như cảnh sát giao thông, rồi thì "thanh liêm" một chút, "mạnh tay " một chút là bảo đảm xăng dầu khi đưa ra khỏi cò bóp (ống bơm) phải đạt.

Còn cái kiểu thanh tra mà báo trước, thanh tra khi có dịp, có đợt, báo chí đưa lên mới đi thanh tra thì mãi mãi và mãi mãi...không bao giờ thay đổi được.”

Theo email hanoi_saigon2009@yahoo.com thì: “Xăng pha rởm rất nguy hiểm cho người dùng là cháy xe máy và xe ô tô gây đau thương khôn lường. Bắt được bọn bất lương này phải xử lý thật nghiêm, không chỉ phạt hay cảnh cáo được mà phải bỏ tù và phạt nặng tương đương với những gì họ gây ra. Đề nghị cơ quan chức năng cần bảo vệ những nhà báo đã phanh phui ra vụ xăng giả này.”

Thiếu gì biện pháp

Email tran_linh_tony@hotmail.com đề xuất: “Trên thực tế, đảm bảo chất lượng xăng từ nơi đi tới nơi đến, rất là khó khăn, bởi vì không ai kiểm soát được tài xế. Mánh được một lần bằng 10 tháng lương, túi tham nằm trong lòng nhiều người. Vì vậy quản lý cần có biện pháp thật mạnh. Có hệ thống camera quản lý đoạn đường của xe đi qua. Nơi nhận hàng bắt buộc phai coi camera đã quay từ nơi đi và đến. Xe dừng lại phải báo cáo về Tổng công ty hay đơn vị đang phụ trách giám sát tài xế. Trên mỗi xe phải gắn thiết bị đo vận tốc. Tất cả mọi người dân cần chú ý đến xe chở xăng dầu, khi phát hiện có thể chụp hình hoặc điện thoại, đến một nơi nào đó mà nhà nước quy định để báo (đương nhiên có thưởng và tiền thưởng lấy từ tiền phạt của người phạm lỗi.)”

Tán đồng ý kiến trên, email sieuclub@gmail.com viết: “Doanh nghiệp đầu mối ‘bó tay’ trong việc ngăn chặn xăng pha ‘rởm’ là thể hiện sự quản lý yếu kém về cả trình độ và tinh thần trách nhiệm, mà không muốn tìm giải pháp giải quyết vấn đề. Nhà nước quy trách nhiệm này cho doanh nghiệp đầu mối thì chính họ phải tìm cách quản lý cho tới tận đại lý xăng dầu do họ cung cấp.

Việc đầu tư không quá tốn kém. Giải pháp cũng không quá phức tạp: Dán niêm nắp mở bình xăng, Người chịu trách nhiệm của đại lý sẽ là người kiểm tra niêm phong trước khi mở, hay khóa nắp bằng chìa khóa số, sau đó gọi điện cho đại lý thông báo mã số mở khóa nắp. Trường hợp khẩn cấp cần mở nắp thì gọi về trung tâm xin mã số.”

Email tuansbk@yahoo.com: “Vấn đề ở đây chỉ là do cách quản lý thôi, chẳng lẽ việc trang bị hệ thống GPS cho các xe chở xăng dầu rồi kiểm tra theo lộ trình nhất định mà không nghĩ ra sao?”

Chia sẻ với ý kiến trên, bạn đọc Trần Cương (email tvcuong.ct@gmail.com) cổ vũ: “Các doanh nghiệp đầu mối nên sử dụng công nghệ GPS để quản lý các xe bồn chở xăng. Tôi nghĩ đây là giải pháp tốt nhất tại thời điểm này.”

Đây là ý kíến của email xuanvinh@hotmail.com “Có gì đâu mà ‘bó tay’ trong thời hiện đại này. Lãi hàng nghìn tỷ đồng chẳng lẽ không đầu tư nổi 1 hệ thống giám sát hành trình cho xe à? Lắp hệ thống này vào thì xe đi đâu, dừng bao lâu mà chẳng biết?”

Email xuanvinh@hotmail.com ‘quan tâm’ cụ thể đến xe và lái xe: “Xe cần thiết kế để có niêm phong thế nào đó, mà đảm bảo trong suốt hành trình tài xế có muốn mở niêm phong để gian lận cũng không được. Nếu làm tốt 2 biện pháp này thì chắc chắn, nếu không có sự thông đồng ở cả nơi đi và nơi nhận hàng thì không tài xế nào có thể tự làm được, và biện pháp bổ sung là nếu ai vi phạm thì phạt tiền thật nặng, và cắt hợp đồng, thế thì có gan trời mới dám làm sai, nhưng nói đi thì cũng nói lại, phải xem xét mức thu nhập của các bác tài xem đã hợp lý chưa? Chứ ngành xăng dầu lãi hàng nghìn tỷ đồng mà ‘keo’ quá, lại quản lý chặt, các bác tài bỏ việc hết thì cũng nguy.”

Chia sẻ với ý kiến trên, email ngocyenbl@gmail.com viết: “Doanh nghiệp phải có xe chở xăng dầu đến cây xăng. Kiểm tra thấy chất lượng xăng giảm thì phạt tài xế gấp đôi số lượng hàng vi phạm, như thế sẽ khống chế được xăng giả.”

Dẹp xăng vỉa hè, xe hết xăng dắt bộ

Email vanthanh2111@fpt.vn viết: “Hoan hô Bộ Công thương. Nhẽ ra việc dẹp bỏ các điểm bán xăng vỉa hè phải tiến hành từ nhiều năm rồi! Muộn còn hơn không.”

Theo email aqua6nguyen@yahoo.com.vn thì: “Nên xem lại trách nhiệm của chính quyền sở tại và Công an khu vực, tại sao cứ để tệ nạn mà không xử lý nghiêm?”

Tán đồng ý kiến trên, email khach@yahoo.com viết: “Thiết nghĩ hiện tượng này, hơn ai hết là công an khu vực biết rõ và cấp trên của họ cũng vậy. Các nhà báo luôn làm thay họ việc điều tra tệ nạn và tham nhũng. Bắt cướp thì có hiệp sĩ đường phố. Người dân chúng tôi chỉ thấy vai trò công an rõ nhất khi họ truy bắt người không đội mũ bảo hiểm.”

Email muabanxangdau@yahoo.com: “Ở bất kỳ đâu, đều có hiện tượng mua tích xăng dầu rồi bán lại kiếm lời, làm sao biết được có bị pha rởm không? Chính quyền địa phương có biết không? Sao không dẹp hay do có thoả hiệp? Nếu kiên quyết dẹp thì dẹp được ngay! Tôi nghĩ chuyện này dễ hơn đi bắt trộm nhiều.”

Email dandenthui@yahoo.com có góc nhìn khác: “Tôi hiếm khi đổ xăng vỉa hè. Nhưng cấm các điểm bán xăng vỉa hè như thế là “nghĩ 1 mà không nghĩ được 2”, dân hết xăng dọc đường thì sao (đặc biệt là vùng nông thôn) dắt xe hàng chục cây số à?”

Bạn đọc Cẩm Lộc( email camloc15@gmail.com) cũng tán thành ý kiến trên: “Không có nơi nào giống ở ta. Lại thêm một chuyện về cái gì, lĩnh vực nào không quản lí được thì đều cấm cản. Trong lĩnh vực xăng dầu rởm này tại sao không ráo riết ra quân dẹp loạn những tụ điểm làm cho xăng có chất lượng rởm mà lại ra lệnh cấm các điểm bán xăng vỉa hè? Làm cách này không giải quyết phần gốc của vấn đề. Nếu những người quản lý làm tốt thì không có tình trạng xăng rởm, vì vậy các điểm bán xăng lẻ vỉa hè cũng không có nguồn xăng rởm để mà bán.”

Đây là ý kiến của email doducnhac@gmail.com: “Tôi nghĩ dẹp xăng rởm phải từ gốc, kiên quyết điều tra loại bỏ các cơ sở sản xuất chế biến xăng rởm. Bán xăng vỉa hè nó cũng là một nhu cầu của xã hội vì: Thứ nhất là sự bố trí cây xăng ở một số khu vực chưa hợp lý nên khi xe hết xăng thì có nhu cầu mua. Thứ hai là thói quen nhiều người dân chi tiêu nhỏ giọt, nên khi xe hết xăng mới đổ mà cũng chỉ đổ nửa lít hoặc một lít mà thôi. Tóm lại bán xăng vỉa hè cũng có mặt tốt của nó. Hầu hết người ta cũng lấy từ cây xăng của doanh nghiệp đại lý về bán kiếm lời chứ cũng chẳng chế biến xăng rởm. Thực tế xăng rởm vừa qua toàn tuồn vào theo con đường doanh nghiệp.”

Ban Bạn đọc