- Đã 3 năm kể từ ngày ông lâm bệnh nặng nằm liệt giường khiến cho cuộc sống của cháu ngày càng túng thiếu hơn. Đồng lương hưu ít ỏi của ông không đủ tiền thuốc men. Khiến cho đôi vai nặng trĩu những lo toan về cơm áo gạo tiền. Hằng ngày, 2 bà cháu rau cháo nuôi nhau sống đắp đổi qua ngày.
TIN BÀI KHÁC:
Hơn 130 triệu đã được gửi đến cháu Bảo Châu
Ước mơ ư? Giá mà em, chị Thảo và mẹ không bao giờ bị đói!
Người hiếu thảo như nó ở đây hiếm lắm…
Mẹ ơi đừng chết bỏ con ...!
Cha mẹ nghèo con 4 lần phẫu thuật chưa hết bệnh
Đó là hoàn cảnh của cháu Phạm Thanh Sao (12 tuổi, ở thôn Sở Đông, xã Long Hưng, huyện Văn Giang, Hưng Yên).
Chúng tôi đến thăm nhà cháu Sao vào một ngày lất phất mưa phùn của những tháng đầu Xuân. Căn nhà cấp 4 nơi cháu đang ở đã xuống cấp, bức tường đã bị bong tróc từng mảng.
Hằng ngày, cháu đi học về thấy ông bị ốm nên suốt ngày ở bên cạnh chăm sóc ông. Mong ước cho ông mau chóng lành bệnh để có thể chơi với cháu. Nằm lâu ngày ở giường những hôm trái gió trở trời khiến cho người ông đau nhói. Lúc ấy cháu còn giúp ông xoa bóp để cho ông cảm thấy dễ chịu hơn.
TIN BÀI KHÁC:
Hơn 130 triệu đã được gửi đến cháu Bảo Châu
Ước mơ ư? Giá mà em, chị Thảo và mẹ không bao giờ bị đói!
Người hiếu thảo như nó ở đây hiếm lắm…
Mẹ ơi đừng chết bỏ con ...!
Cha mẹ nghèo con 4 lần phẫu thuật chưa hết bệnh
Đó là hoàn cảnh của cháu Phạm Thanh Sao (12 tuổi, ở thôn Sở Đông, xã Long Hưng, huyện Văn Giang, Hưng Yên).
Chúng tôi đến thăm nhà cháu Sao vào một ngày lất phất mưa phùn của những tháng đầu Xuân. Căn nhà cấp 4 nơi cháu đang ở đã xuống cấp, bức tường đã bị bong tróc từng mảng.
Hằng ngày, cháu đi học về thấy ông bị ốm nên suốt ngày ở bên cạnh chăm sóc ông. Mong ước cho ông mau chóng lành bệnh để có thể chơi với cháu. Nằm lâu ngày ở giường những hôm trái gió trở trời khiến cho người ông đau nhói. Lúc ấy cháu còn giúp ông xoa bóp để cho ông cảm thấy dễ chịu hơn.
Khi biết ông bị ốm ngày càng nặng, Sao cảm thấy rất buồn vì em sợ sẽ mất thêm người ông thân yêu! (ảnh: Đình Hường) |
Khi những đứa trẻ vẫn còn ở trong vòng tay của mẹ thì Sao đã biết giúp đỡ bà nội những việc lặt vặt trong gia đình như quét nhà, nấu cơm. Đó là một thiệt thòi lớn cho em, nhìn những đám bạn nô đùa ở ngoài đường, cháu không ngớt nhìn ra, chắc hẳn trong thâm tâm của cháu chỉ muốn ra chơi cùng với đám bạn nhưng không dám đi. Khuôn mặt của cháu nhăn nhó, hai má phị xuống và lặng lẽ đi vào trong nhà.
Trớ trêu của cuộc sống, Sao mồ côi cả cha lẫn mẹ khi còn bé, nhiều lúc đến lớp cháu tủi thân vô cùng. Ngồi bên cạnh tôi, cháu Sao tâm sự: “Hồi trước, cháu đến lớp thỉnh thoảng các bạn cháu vẫn thường hay trêu cháu. Nhưng từ khi cô giáo nhắc nhở, các bạn biết hoàn cảnh của cháu nên không ai dám trêu nữa”.
Ước mong của cháu là học thật giỏi để sau này làm thầy giáo và giúp đỡ những người có hoàn cảnh như cháu.
Rót chén nước chè mời tôi, bà nội của cháu Sao ngậm ngùi nói: “Bố cháu là Phạm Văn Hữu, còn mẹ cháu là Phạm Thị Nga. Sau khi lập gia đình hai đứa nó ra ngoài Quảng Ninh làm ăn một thời gian. Nhưng không may hai đứa mắc vào tệ nạn xã hội rồi mất”.
Một tai họa giáng xuống gia đình bà. Năm 2008, tôi ngỡ ngàng trước cảnh con dâu mình bị bệnh HIV mà qua đời. Nhưng không lâu sau, người con trai đã trả ơn bà bằng cách đi theo vợ về miền đất lạnh.
Bố mẹ ra đi, cuộc sống của em không biết sau này sẽ ra sao khi mà ông bà đã già yếu và không đủ sức để làm lụng nuôi cháu lớn khôn. Đó là một thiệt thòi lớn, sự mất mát kia quá lớn khi mà khắc sâu vào tâm trí của trẻ thơ như một vết dao đâm vào tim. Không biết ngày mai Sao sẽ thế nào với cuộc sống đầy chông gai ở phía trước.
“Mẹ cố gắng chăm sóc cháu hộ con, nuôi nó lớn khôn thành người. Con biết là cháu cũng sẽ hận con lắm nhưng biết thế nào. Con mà mất thì vất vả cho mẹ quá! ”. Lời hối hận muộn màng của bố cháu Sao. Bà Nga – bà nội của cháu Sao chỉ biết nuốt nước mắt vào trong, cố gắng chắt bóp từng đồng để nuôi cháu. Nghĩ cũng thương cho cháu, sợ cháu tủi thân nhưng tôi già yếu lắm rồi không làm ăn gì được nữa, lắm khi muốn mua cho cháu bộ quần áo để bằng bạn bằng bè nhưng không có tiền.
Và cứ thế cuộc sống cứ trôi qua từng ngày, bà cháu có gì ăn nấy. Mỗi năm tôi cũng chỉ mua cho cháu 2 bộ quần áo, còn đâu toàn quần áo mọi người cho miễn sao không rách là được!
Mặc dù, hoàn cảnh của Sao khó khăn như vậy nhưng em luôn cố gắng học hành. Trước sự ra đi của mẹ khiến cho Sao bất lực trước cuộc sống, không còn tâm trí để học. Năm lớp 2, Sao học có phần hơi sa sút. Còn lại mấy năm vừa qua, Sao đều là học sinh tiên tiến và là học sinh nghèo vượt khó của trường. Giá như bố cháu đến trường đón cháu đi học về dù chỉ một lần! Đó là lúc sao buột miệng nói với tôi.
Mọi chi phí sinh hoạt đều phụ thuộc vào đồng lương ít ỏi của ông nội Sao – ông Phạm Văn Lệnh. Thế nhưng đã 3 năm nay ông bị cơn tai biến đột ngột đi lại rất khó khăn. Tiền lương hưu không đủ mua thuốc chữa bệnh và sinh hoạt thường ngày.
Giữa nỗi đau mất mẹ, giữa khốn khó của miếng cơm manh áo, cháu Sao chỉ biết trông chờ vào những tấm lòng hảo tâm giang tay giúp đỡ để có thể vượt lên hoàn cảnh của mình. Và trở thành thầy giáo dạy Toán mà em vẫn hằng ước mơ.
Đình Hường
.
Trớ trêu của cuộc sống, Sao mồ côi cả cha lẫn mẹ khi còn bé, nhiều lúc đến lớp cháu tủi thân vô cùng. Ngồi bên cạnh tôi, cháu Sao tâm sự: “Hồi trước, cháu đến lớp thỉnh thoảng các bạn cháu vẫn thường hay trêu cháu. Nhưng từ khi cô giáo nhắc nhở, các bạn biết hoàn cảnh của cháu nên không ai dám trêu nữa”.
Ước mong của cháu là học thật giỏi để sau này làm thầy giáo và giúp đỡ những người có hoàn cảnh như cháu.
Rót chén nước chè mời tôi, bà nội của cháu Sao ngậm ngùi nói: “Bố cháu là Phạm Văn Hữu, còn mẹ cháu là Phạm Thị Nga. Sau khi lập gia đình hai đứa nó ra ngoài Quảng Ninh làm ăn một thời gian. Nhưng không may hai đứa mắc vào tệ nạn xã hội rồi mất”.
Một tai họa giáng xuống gia đình bà. Năm 2008, tôi ngỡ ngàng trước cảnh con dâu mình bị bệnh HIV mà qua đời. Nhưng không lâu sau, người con trai đã trả ơn bà bằng cách đi theo vợ về miền đất lạnh.
Bố mẹ ra đi, cuộc sống của em không biết sau này sẽ ra sao khi mà ông bà đã già yếu và không đủ sức để làm lụng nuôi cháu lớn khôn. Đó là một thiệt thòi lớn, sự mất mát kia quá lớn khi mà khắc sâu vào tâm trí của trẻ thơ như một vết dao đâm vào tim. Không biết ngày mai Sao sẽ thế nào với cuộc sống đầy chông gai ở phía trước.
“Mẹ cố gắng chăm sóc cháu hộ con, nuôi nó lớn khôn thành người. Con biết là cháu cũng sẽ hận con lắm nhưng biết thế nào. Con mà mất thì vất vả cho mẹ quá! ”. Lời hối hận muộn màng của bố cháu Sao. Bà Nga – bà nội của cháu Sao chỉ biết nuốt nước mắt vào trong, cố gắng chắt bóp từng đồng để nuôi cháu. Nghĩ cũng thương cho cháu, sợ cháu tủi thân nhưng tôi già yếu lắm rồi không làm ăn gì được nữa, lắm khi muốn mua cho cháu bộ quần áo để bằng bạn bằng bè nhưng không có tiền.
Và cứ thế cuộc sống cứ trôi qua từng ngày, bà cháu có gì ăn nấy. Mỗi năm tôi cũng chỉ mua cho cháu 2 bộ quần áo, còn đâu toàn quần áo mọi người cho miễn sao không rách là được!
Tôi sẽ nuôi dạy cháu nên người - bà nội của Sao nói. (ảnh: Đình Hường) |
Mọi chi phí sinh hoạt đều phụ thuộc vào đồng lương ít ỏi của ông nội Sao – ông Phạm Văn Lệnh. Thế nhưng đã 3 năm nay ông bị cơn tai biến đột ngột đi lại rất khó khăn. Tiền lương hưu không đủ mua thuốc chữa bệnh và sinh hoạt thường ngày.
Giữa nỗi đau mất mẹ, giữa khốn khó của miếng cơm manh áo, cháu Sao chỉ biết trông chờ vào những tấm lòng hảo tâm giang tay giúp đỡ để có thể vượt lên hoàn cảnh của mình. Và trở thành thầy giáo dạy Toán mà em vẫn hằng ước mơ.
Đình Hường
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về: 1. Gửi trực tiếp cho bà nội cháu Sao: Bà Doãn Thị Nga ở thôn Sở Đông, xã Long Hưng, huyện Văn Giang, Hưng Yên. 2. Hoặc Qua báo VietNamNet (Ghi rõ ủng hộ cháu Phạm Thanh Sao) Chuyển khoản: Đơn vị thụ hưởng: Báo VIETNAMNET Số tài khoản: 0011002643148. Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam 198 Trần Quang Khải, Hà Nội - Chuyển khoản từ nước ngoài: - Bank account: VIETNAMNET NEWSPAPER - The currency of bank account: 0011002643148 -Bank: - BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM -Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi, Vietnam -SWIFT code: BFTVVNVX 3.Hoặc trực tiếp báo VietNamNet: - Phía Bắc địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C’Land, 156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội - Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 51 Trương Định, P6, quận 3,TP.HCM. Điện thoại: 08.39309882 - Fax: 08.39309881 Email: banbandoc@vietnamnet.vn |
.