- Bài “Nói và làm: Thu nhập Việt Nam, giá cả quốc tế” đã thu hút đông đảo bạn đọc. Nhiều bạn đã gửi email phản hồi về Báo VietNamNet.

TIN BÀI KHÁC:

Mong các nhà quản lý đọc bài báo này


Email nguyensang75@gmail.com viết: Cần có nhiều hơn nữa bài báo như thế này, phản ánh tiếng nói, suy nghĩ và lo lắng của nhà báo, cũng là của người dân để những người lãnh đạo đất nước rõ hơn những bức xúc của người dân mà dường như không được quan tâm đúng mức.”

Email irisir@ymail.com cũng tán đồng:. Không lấy thu nhập của VN để so với một vài nước lân cận (Thái Lan chẳng hạn}để rồi định giá mà cứ nói đến giá là "phán" rằng giá  xăng dầu chẳng hạn còn thấp hơn giá thế giới! Cứ thế mà lên cho bằng giá thế giới. Số đông người dân  phải chắt lót để dành hoặc bán thứ này thứ khác, mua cái xe cũ một và trăm triệu làm phương tiện đi lại,về quê. Thế mà ngoài các loại thuế đánh vào ô tô, lại định còn phải đóng 20 triệu đồng/một năm nữa. Như vậy có "vì dân" không?”

Ảnh minh họa
Ý kiến của email hoangxuan_05@yahoo.com: Tôi xin bổ sung thêm, có những mặt hàng không những đòi ngang bằng với thế giới mà còn đắt hơn, ví dụ như vàng, xe ô tô, sữa, giá đất. Mong rằng các nhà quản lý đọc được bài báo này.”

Phụ họa của email nanglenxomngheo@gmail.com: "việc tăng giá thì đòi bằng được nhưng những cam kết về chất lượng thì thường bị bỏ quên", thật chí lý.”

Email luuutronghieu58@yahoo.com.vn Giá cả luôn muốn tăng theo "mặt bằng thế giới" nhưng chất lượng hàng hóa dịch vụ thì ...thua xa!”

“Bài viết đã thay cho "lời muốn nói" của đa số người dân, nhất là những người dân nghèo. Cuộc sống vốn đã rất khó khăn, lại càng thêm khó khi mà thuế, phí ngành nào cũng tăng, hàng nào cũng tăng. Điện, xăng lúc nào cũng kêu lỗ? Tại giá chưa phù hợp hay cách quản lý kinh doanh và đầu tư của các nhà quản lý chưa phù hợp và chưa rõ ràng? Việc này chưa được ngã ngũ nhưng người dân vẫn là những người chịu thiệt”, đó là ý kiến của  email ngoc_20082000@yahoo.com.

Email hongdung2003@yahoo.com bộc bạch: “Thu nhập của gia đình tôi 25 triệu đồng một tháng cho 4 người ăn, cũng không phải hộ nghèo, nhưng thú thực tiền cứ như ‘bốc hơi’ vì giá cả. Mỗi tuần đi chợ lại thấy giá tăng. Cảm giác bất lực kinh khủng, nhưng biết làm sao bây giờ?”

Bạn Đỗ Duy Văn (email ddvanqb@gmail.com) cho rằng: “Bài viết đã nói lên nguyện vọng của đại đa số người dân. Tuy nhiên, các nhà quản lý mỗi khi lên lớp theo quán tính, cứ lặp lại một câu: "Đời sống nhân dân ngày một cải thiện và nâng cao" bất chấp một thực tế hiện hữu trên đất  nước ta: Dân ta còn nghèo khổ, giá cả ngày một tăng, đời sống muôn vàn khó khăn.”

Bình luận của email nvthong.inax@gmail.com: “Một bài báo đã chỉ ra rất nhiều cái trái ngược mà chỉ ở Việt Nam mới có. Giá như các vị lãnh đạo các cơ quan nhà nước đọc được bài báo này thì sẽ thấy được nỗi khổ và gánh nặng của người dân. Tôi là một kỹ sư nhưng thu nhập tháng không đủ chi phí cho cuộc sống bình thường, nói gì đến việc tích góp tiền để xây dựng gia đình, làm nhà để ở.

Tôi rất mong các vị lãnh đạo nhà nước hãy xem xét kỹ những quyết định mình đưa ra, chứ đừng để người dân Việt Nam" thu nhập Việt Nam mà giá cả thế giới". Mong các vị  hướng tới là "lương người dân Việt Nam hội nhập lương của các nước trên thế giới.”

Bạn Phạm Hải Dương (email haiduong201217@yahoo.com.vn) băn khoăn: “Nước nghèo, dân nghèo mà chỉ nói so sánh với giá thế giới? Sao không so sánh mức sống của dân mình bằng bao nhiêu phần trăm của người dân thế giới? Nhà nước mình cần có biện pháp điều hành hợp lý để đảm bảo đời sống nhân dân ổn định. Theo tôi đó là điều quan trọng nhất hiện nay.”  

Email macbichnga@yahoo.com.vn cũng tán đồng: “Mong các nhà quản lý nhận rõ :Mức sống của dân mình còn xa mới bằng được thế giới; ổn định đời sống cho đa số người dân là điều quan trọng sống còn hiện nay.”

“Giá cả thì luôn đòi hỏi so sánh với giá của những nước có nền kinh tế hơn Việt Nam, còn lương người dân thì các bác nhà nước lại không chịu đẩy lên cho ngang bằng thế giới để cuộc sống người dân bớt khổ? Mấy vị lãnh đạo ban ngành hay đòi tăng thuế và phí có xem và để ý tới cái Đề tài khoa học này không?” đó là câu hỏi của email hung@24g.in.

Dân mong được hưởng lợi từ nguồn tài nguyên quốc gia


Email anhnghia@gmail.com đề xuất: “Nước ta có mỏ dầu, ta bán dầu thô cũng thu được chênh lệch khi giá dầu thế giới tăng. Nên chăng nhà nước trích một phần chênh lệch thu được  này để góp phần hạn chế mức tăng giá xăng dầu trong nước. Dân sẽ cảm thấy phần nào được hưởng lợi từ nguồn tài nguyên quốc gia và chắc chắn sẽ góp phần không nhỏ trong việc kiềm chế lạm phát.”

Đề nghị của email nguyenbichthuy1959@gmail.com: “Hãy giảm ngay mọi yếu tố có ảnh hưởng tới giá thành mỗi sản phẩm và dịch vụ. Có vậy mới cạnh tranh được với quốc tế và khu vực. Khoan sức dân và các thành phần kinh tế đó là gốc rễ của thành công.”

Email vtcuong200579@gmail.com cho rằng: “Lâu nay, các nhà quản lý Việt Nam thường tư duy theo hướng "thị trường" và "hội nhập quốc tế". Cái gì cũng lấy nguyên tắc thị trường để bàn luận: Giá xăng, giá điện theo giá thị trường và giá thế giới, trong khi quản lý của cơ quan nhà nước thì lỏng lẻo, các doanh nghiệp tự xác định chi phí và giá thành. Chỉ có người dân là khổ, mức thu nhập thấp nhưng chịu theo giá thế giới và giá do doanh nghiệp tự xác định. Đặc biệt ở chỗ, các mặt hàng đều là thiết yếu ảnh huởng trực tiếp đến cuộc sống người dân. Mới đây, Bộ GT-VT đề xuất thu thêm một số loại phí nữa thì không biết đời sống nguời dân sẽ như thế nào, khi mà thu nhập bình quân khoảng 2 - 3 triệu đồng/tháng.”

Nhận xét của email vanlangtb@yahoo.com.vn: “Tôi thấy tư duy"hội nhập theo giá thế giới" không thuyết phục chút nào. Những mặt hàng mà Việt Nam sản xuất được như dầu, khí đốt, than, điện, phân hóa học...cũng bắt chúng ta tiêu dùng với giá thế giới sao? Thế lương của người lao động không hội nhập với quốc tế hay sao? Còn những hàng hóa, dịch vụ của thế giới giá rẻ thì lại bắt dân ta tiêu  thụ với giá trên trời. Điển hình nhất là giá ô tô và các loại phí của ta: Nuôi 1 chiếc ô tô chi phí cao chót vót nhất thế giới. Con tôi sang du lịch Lào về nói chuyện là bên đó nhân viên văn phòng phần lớn đều đã có xe riêng cả.Kinh tế Việt Nam hơn cả Lào và Campuchia mà tại sao lại khó khăn thế này?”

Góc nhìn khác của email hnoi@yahoo.com: “Khi kinh tế không minh bạch, hệ thống hành chính công rất phức tạp, các quan chức nhũng nhiễu, thậm chí sách nhiễu dân, nguyên nhân do đâu? Có phải đồng lương thấp không? Chỉ là lý do nhỏ, nhiều công chức như cấp Quận hiện nay rất thiếu trách nhiệm, làm việc phải gắn liền với quyền lợi cá nhân dưới hình thức "ban ơn", thậm chí đặt thẳng vấn đề cấp phép việc này thì phải bao nhiêu? Rất nhiều tiêu cực khá phổ biến nhưng chưa có liều thuốc đặc trị việc lạm dụng chức vụ để sách nhiễu.”

Còn theo email haitd07@gmail.com thì: “Chung quy cũng chỉ tại do quản lý còn yếu kém. Nếu chất lượng quản lý vẫn không có gì chuyển biến thì, không ai có thể khẳng định chắc chắn là nếu tăng giá và phí thì chất lượng dịch vụ sẽ tăng tương xứng, và cũng không có ai dám cam kết nếu không thực hiện được lời hứa thì sẽ ra sao. Vậy nên, trước hết cần tập trung nâng cao chất lượng quản lý, triệt để chống tệ tham nhũng, lại quả phần trăm, mãi lộ...”

Email quangga@yahoo.com bổ sung: “Tôi thêm ý kiến rằng chúng ta không chỉ so sánh thu nhập mà cũng nên so sánh  các điều kiện sống và an sinh xã hội của nhân dân các nước trên thế giới để ngày càng hoàn thiện hơn.”

“Không phải chúng ta  không nhận ra những bất cập trong đời sống. Cái khó của chúng ta là có chịu sửa đổi không? Bài viết này chỉ được cái bất cập quá rõ rồi đấy, nhưng có ai sửa không? Rất đáng lo câu trả lời là “rất khó”. Đó là ý kiến của  email tienmanhcnc@gmail.com.

Ban Bạn đọc