- Bài “Thuế TNCN: Đau đáu khoản chi không thể giảm trừ” đã thu hút đông đảo bạn đọc. Nhiều bạn đã gửi mail phản hồi về Báo VietNamNet.
TIN BÀI KHÁC:
TIN BÀI KHÁC:
Tưởng đã là của mình khi em “trao tất cả”…
Làm di chúc để không chia của cho người bội bạc!
Phí giao thông đường bộ: Người dân lên tiếng
Cán bộ bỏ vợ có hợp đạo lý ?
Qua đêm với người cũ...bạn trai mới bắt em đi xét nghiệm!
Tổng hợp đơn thư bạn đọc 10 ngày giữa tháng 3
Muốn “chuyện ấy” mà lại không chịu về ra mắt…
Lừa đảo nạp tiền qua yahoo chat
Chu cấp đủ tiền, chồng có quyền ngoại tình?
Lo lắng về đập thủy điện sông Tranh 2
Làm di chúc để không chia của cho người bội bạc!
Phí giao thông đường bộ: Người dân lên tiếng
Cán bộ bỏ vợ có hợp đạo lý ?
Qua đêm với người cũ...bạn trai mới bắt em đi xét nghiệm!
Tổng hợp đơn thư bạn đọc 10 ngày giữa tháng 3
Muốn “chuyện ấy” mà lại không chịu về ra mắt…
Lừa đảo nạp tiền qua yahoo chat
Chu cấp đủ tiền, chồng có quyền ngoại tình?
Lo lắng về đập thủy điện sông Tranh 2
Thuế TNCN có xa vời thực tế?
Theo email vanbay@gmai.com thì: “Bài viết trên đã phản ánh đúng thực trạng cuộc sống của nhiều cán bộ, công chức, viên chức nhất là ở TP. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh sống trung thực, trách nhiệm, không chức không quyền, không có cơ hội để… tham nhũng. Lương ít ỏi phải chi nhiều khoản: Thuê nhà ở, trách nhiệm với gia đình (quê nghèo mà).
Vì quy định của Nhà nước nên vẫn phải đóng thuế thu nhập cá nhân (TNCN).”
Ảnh minh họa |
Vì chúng tôi là những người rất trẻ, phải trang trải nhiều khoản chi phí (thuê nhà tàm tạm cũng đã mất 2-3 triệu/tháng, rồi điện 4.000 đồng/số, nước 15.000 đồng/khối, tiền ăn uống, xăng xe, điện thoại, sinh nhật, cưới hỏi, giúp đỡ gia đình, lại sắp cộng thêm rất nhiều loại phí mà Bộ GTVT đưa ra, thì lương 10 triệu đồng của chúng tôi cũng hết. Còn đâu mà tiết kiệm cho tương lai? Tôi thấy những người lao động như chúng ta thật khổ quá.
Vậy, tại sao việc điều chỉnh mức thuế TNCN lại phải chờ đến tận năm 2014 mới có hiệu lực, lúc đó thì mức 6 triệu đồng liệu còn có giá trị gì?”
Nhận xét của email magic_eyes472003@yahoo.com: “Dân Việt Nam gánh trên mình bao nhiêu loại thuế và phí. Trong khi điều kiện sống càng ngày càng kém và phúc lợi xã hội chẳng thấy đâu.”
“Là một lao động chính kiêm ‘thủ quỹ’, kiêm luôn ô sin trong gia đình, tôi thấy cách tính toán thuế TNCN của ta hiện nay quả thật quá xa vời thực tế. Những người xây dựng luật thuế này đều có bố mẹ, con cái. Liệu họ có hiểu mức 1,6 triệu/người như quy định về triết trừ gia cảnh hiện nay chỉ có thể nuôi con bằng cơm muối vừng, phụng dưỡng bố mẹ già bằng cơm chan nước mắm đại dương như thủa bao cấp ngày xưa?” đó là ý kiến của email huongthanh@yahoo.com.vn.
Câu hỏi của email thanhminh78@gmail.com: “Vợ chồng tôi thu nhập 25tr đồng/tháng. Chúng tôi bị bệnh hiếm muộn, chưa có ai để gọi là phụ thuộc, nhưng phải chạy chữa hết cả trăm triệu vẫn chưa thành công. Cái khoản chữa chạy đó không được tính khấu trừ. Vậy có hợp lý không, thưa những người làm luật?”
Email anhdung_1050@yahoo.com cho rằng: “Luật thuế thu nhập cá nhân hiện nay đang rất bất cập, chưa phù hợp với mức thu nhập còn thấp của đa số nhân dân lao động, trong lúc lạm phát và tăng giá phi mã .”
Nộp thuế TNCN là nghĩa vụ, sử dụng thuế đó cần công khai, minh bạch
Email nguyen7591@yahoo.com.vn viết: “Những người làm luật thường hay so sánh thu nhập của những người phải nộp thuế TNCN với những người có thu nhập thấp dưới 4 trđ, họ không hề tính đến một thực tế là những người có thu nhập cao, nhu cầu chi tiêu của họ cũng cao hơn do mối quan hệ xã hội của họ rộng hơn, đối tượng quan hệ cũng ở tầng lớp cao hơn ...Tóm lại với 4 trđ/tháng ở các thành phố lớn, không đủ chi tiêu cho bản thân họ nói chi đến tích lũy cho tương lai.”
Nhận xét của email hongtrung2007@gmail.com: “Dạo này nhà nước học tập nước ngoài chóng mặt mà cách thực hiện thì chỉ thấy là các khoản thu là thu. Còn khoản bớt đâu thì lại không thấy, mà bà Thứ trưởng Bộ Tài chính cho là đã khoan sức dân lắm rồi đó. Tôi không hiểu Bà thứ trưởng có đi chợ, phụ giúp gia đình gì không? Mà đâu chỉ có thuế. Còn các khoản phí khác nữa.
Trong khi DN thuế ngày càng giảm, được gia hạn, các khoản chi phí được trừ thì tại sao người dân không được giảm mà lại ngày càng tăng, thế thì khoan sức dân ở đâu? Nhà nước nên thu ở lĩnh vực đất đai bỏ phí, các lĩnh vực khoáng sản.”
Theo email nmchi367@gmail.com thì: “Cách tính thuế thu nhập cá nhân của Việt Nam được áp dụng gần giống như của Pháp. Tuy nhiên, khi mang cách tính tại Pháp vào Việt Nam, Bộ Tài chính quên mất cơ cấu xã hội, truyền thống gia đình ... là những yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến chi phí của từng cá nhân tại Việt Nam.”
Bạn Phan Bảo Lâm (email phan_lam15@yahoo.com) tán đồng ý kiến trên và nêu rõ: “Người phương Tây cũng chỉ mới ra thuế TNCN vào những năm 70 của thế kỷ trước. Loại thuế này được Chính phủ các nước phương Tây thông qua sau tham luận của hàng nghìn nhà nghiên cứu khoa học xã hội.
Thuế TNCN là dùng cho việc thu ngắn chênh lệch thu nhập. Thu của người có thu nhập cao và chi cho người có thu nhập thấp qua các khoản tài trợ công ích. Ví dụ, con em người nghèo thi đậu vào đại học nhưng không đủ tiền ăn học thì Nhà nước trợ cấp lấy từ nguồn thuế TNCN. Khi người nghèo có cơ hội đổi đời, sau khi thành đạt họ lại đóng thuế TNCN để Nhà nước tiếp tục tài trợ cho người nghèo khác. Nó tạo thành 1 vòng tuần hoàn không bao giờ chấm dứt vì xã hội lúc nào chả có người giàu người nghèo. Mức sống chung cũng vì thế mà được nâng dần lên. Xã hội không có chênh lệch thu nhập quá sâu sẽ ổn định hơn, giảm hẳn các loại tệ nạn, các xung đột lợi ích giữa các nhóm người có thu nhập khác nhau.
Tuy nhiên, sang đến VN thì nó biến thành 1 loại thuế làm tăng thu ngân sách. Bộ Tài chính chỉ biết thu, thu và thu kể cả thu của người thu nhập thấp còn chi cho cái gì thì không công khai minh bạch. Đông Tây Kim Cổ trên TG có loại thuế nào mà VN chưa có thì ‘bê về cho giống với người ta’, còn ý nghĩa của nó thế nào thì lại không học hỏi. Bởi vậy, các cơ quan doanh nghiệp của Nhà nước mới có tiền để… lãng phí, còn xã hội thì vẫn nghèo.”
Ý kiến của email tvb2207@yahoo.com: “Nộp thuế thu nhập cá nhân là nghĩa vụ công dân, nhưng sử dụng thuế như thế nào thì dân không bao giờ biết các hạng mục chi tiêu của nhà nước.
Giờ sống ở thành phố lớn, bao nhiêu là chi phí cơ bản: thuê nhà, xăng xe, điện thoại, internet, sinh hoạt hàng ngày, con cái học hành ....chưa nói đến các khoản phát sinh như đám cưới, thăm đồng nghiệp đau ốm, sinh đẻ, ma chay, lễ đám ...tất cả phải đóng góp. Những khoản chi này không được giảm trừ. Những người làm luật, xây dựng luật chắc đều khá giả cả, có bao giờ các vị đi và tìm hiểu cuộc sống của người dân chưa? Nhà nước để mức sàn 4tr, đang dự thảo 6tr là mức tận thu toàn dân, do vậy khác nào ‘khuyến khích’ nhiều khoản thu nhập (nếu có) để ngoài lương, ngoài sổ sách để tránh thuế.”
Ban Bạn đọc