- Sau khi đọc bài: Những chiêu ‘bẩn’ trong ‘cuộc chiến’ đấu thầu, nhiều bạn đã gửi email phản hồi về Báo VietNamNet.

TIN BÀI KHÁC:


Đấu thầu công bằng thì lấy đâu ra phần trăm, chênh lệch?

Bạn Minh Anh (email ngo_yeu4635@yahoo.com) viết: “Đấu thầu là một dạng’ kịch bản phim’ dài tập. Chủ đầu tư được phê duyệt Kế hoạch đấu thầu đã có in hằn bóng dáng của Nhà thầu rồi. Khi phát hành hồ sơ mời thầu thì mọi thứ đã vào kế hoạch và chạy, đến khi có Thông báo trúng thầu và ra Hợp đồng là xong. Nếu có đột biến thì công đoạn này giải quyết âm thầm cũng xong. Cứ xem Chứng thư TDG với giá trúng thầu thì rõ ngay thôi. Có lẽ còn rất lâu mới có minh bạch trong đấu thầu các dự án đầu tư công.”

Theo email vantaison9630@yahoo.com thì: “Chủ đầu tư đã chuẩn bị hết ai là B tư Vấn, B thi công, B cung cấp thiết bị… cả rồi. Việc thông báo, để tổ chức chọn nhà thầu chỉ là thủ tục phải làm mà thôi. Nếu có ‘đấu’ mà đơn vị nào đó có giá thấp hơn thì cũng bị đánh trượt vì sẽ có rất nhiều ‘bẫy’ được cài trong hồ sơ mời thầu, bẫy về thủ tục hành chính, về tiêu chí kỹ thuật, về thời hạn hoàn thành, về pháp lý, về tài chính,v.v…Không dính cái này thì dính cái khác, nên đấu thầu chỉ là hình thức, đấu với ai nữa? Nếu có đấu qua mạng cũng vậy thôi, chỉ tiện là việc mua hồ sơ mời thầu không phải đến tận nơi.”

Email danden@ymail.com phụ họa: “Đấu thầu qua mạng có khác gì nhấn nút chọn biển số xe? Đến lúc cần là rớt mạng, hệ thống lỗi, hay can thiệp trực tiếp vào hệ thống để lấy thông tin phục vụ các công ty ‘sân sau’. Tình trạng đấu thầu thiếu minh bạch không chỉ có hình thức ‘quân xanh - quân đỏ’, quây thầu, hay đưa ra các điều kiện trên trời, đặc chủng với thời gian ngắn, mà nó diễn ra ngay từ khi thai nghén dự án. Các nhà thầu sẽ nuôi và theo dự án từ khi có ý tưởng, kết hợp với bên chủ đầu tư, tư vấn để ‘gài bài’.

"Còn xa lắm để tăng được chỉ số minh bạch ở VN.”

Tán đồng ý kiến của email tranhai.acom@gmail.com:Tôi ủng hộ ý kiến trên. Việc ‘xanh- đỏ’ đã tạo ra những lãng phí vô hình mà kết quả là gói thầu phải chịu. Tuy nhiên để thực hiện được thì còn rất nhiều việc phải làm. Ví dụ như đánh giá hồ sơ năng lực tài chính như thế nào, đánh giá hồ sơ năng lực thi công ra sao?”

Bạn Đinh Đức Hạnh (email yourbestfrien_vn@yahoo.com.vn) liên hệ: “Nhìn ra những cái khác, cũng giống như việc công bố chỉ tiêu học cử tuyển ở các huyện khó khăn. Người ta công bố chỉ tiêu tuyển học sinh đi học cử tuyển vào ngày thứ 7, trong khi sáng thứ 2 tuần sau là hết hạn. Không thể làm hồ sơ kịp. Chỉ có người thân của những cán bộ ở huyện mới biết và cũng chỉ có con em họ mới được đi học đại học theo chính sách này.”

Giọng của email dangquylam_1971@yahoo.com như tiếng thở dài: “Hình thức mời dự thầu ở VN sẽ khó có sự công bằng. Vì nếu công bằng thì lấy đâu ra phần trăm, chênh lệch?”

Bạn Nghị (email nghidaubac@yahoo.com) suy ngẫm: “Gốc rễ suy cho cùng, thì do nền giáo dục Việt Nam còn yếu kém, đào tạo ra những ‘sản phẩm giáo dục’ không chuẩn!”

Chống tham nhũng trong đấu thầu bằng hình thức công khai minh bạch

Bạn Ngọc Sơn (email sonngahuy@yahoo.com) thẳng thắn: “Nói một cách ngắn gọn, mời thầu chỉ là hình thức. Chủ đầu tư đã chọn nhà thầu từ khi chưa đấu thầu rồi, chỉ có ai chưa biết mới mua hồ sơ dự thầu.”

Email bbluan57@yahoo.com phân tích: “Đấu thầu luôn là nỗi nhức nhối trong đầu tư ở nước ta. Có câu bên A, bên B là ‘chùm khế ngọt’. Vì thế, cả A và B đều cần đến nhau, họ dựa vào nhau để diễn xiếc, để bòn rút tiền của nhà nước, để làm giàu. Do thiếu kiểm tra, đôn đốc có chất lượng của cơ quan cấp trên, những hiện thượng thông thầu đã diễn ra thường xuyên. Đấu thầu chỉ là hình thức. Năng lực, trình độ, vốn liếng nhà thầu chỉ là chuyện phụ. Thực chất đấu thầu chỉ là việc thay nhau trúng thầu, nay anh công trình này, mai tôi công trình kia. Việc này, khiến cho chất lượng công trình giảm sút, nhưng túi tiền bên A và B đều không ngừng tăng lên. Đây là điều các nhà quản lý cần quan tâm.

Cần tăng cường tính công khai, minh bạch. Nên chăng, phải có cuộc tổng điều tra định kỳ về năng lực các doanh nghiệm xây dựng, cung cấp thiết bị…và công khai để các chủ đầu tư biết. Đồng thời, phải tăng cường kiểm tra, nghiệm thu nghiêm túc chất lượng công trình. Làm như vậy sẽ hạn chế được sự gian dối, giả danh, rút ruột công trình của các bên trong đầu tư.”


Bạn Nguyễn Đức (email ngduc.ht@gmail.com) nhận xét: “Thực tế mà nói ở Việt Nam chuyện đấu thầu chay (trong sạch) là rất ít, chiếm tỷ lệ nhỏ, đa số các cuộc đấu thầu đều có dính đến % này % nọ. Việc ban quản lý dự án là người của chủ đầu tư cũng gây ra một số rắc rối và lãng phí. Rất nhiều công trình BQL ‘ăn cho cố’ để rồi chất lượng của công trình xấu tệ hại.”

Bạn Nguyễn Đức cũng đề xuất các biện pháp giải quyết vấn đề:

1. Chống tham nhũng trong đấu thầu bằng hình thức công khai minh bạch, có thể công khai bằng một trang web do Bộ hay Tỉnh quản lý, các thông tin về gói thầu, yêu cầu năng lực... đều được thể hiện rõ.

2. Nâng cao chất lượng quản lý của BQL DA bằng cách thuê các BQL DA chuyên nghiệp, điều này sẽ ngăn chặn được nạn ‘cha chung không ai khóc’.


3. Nâng cao năng lực phía nhà thầu: Tất nhiên, nhiều nhà thầu tham gia thì sẽ lựa chọn được những nhà thầu chuyên nghiệp hơn.


4. Ngăn chặn việc mua bán thầu bằng hình thức cảnh cáo, phạt nặng. Có thể không cho tham gia đấu thầu trong vài năm đối với nhà thầu, hoặc cách chức đối với Trưởng ban QLDA nếu thông thầu.


Có thể học hỏi những kinh nghiệm của các nước tiên tiến:

Tôi thấy ở nước ngoài, các chủ đầu tư đều thuê hết, từ BQLDA, đơn vị giám sát, kiểm định v.v… Thuê để quản lý cho khỏe, ông làm sai thì ông phải chịu còn ông làm tốt thì có thưởng.

Họ cũng công khai minh bạch về gói thầu, từ yêu cầu của hồ sơ mời thầu, giá thầu, yêu cầu về năng lực đơn vị tham gia bỏ thầu, tư vấn giám sát là người của đơn vị nào,v.v… Nói chung không che đậy bất cứ điều gì.”


Ban Bạn đọc