Đông đảo bạn đọc bị thu hút bởi bài “Bộ Công Thương xin 'giải cứu' các tập đoàn”. Rất nhiều bạn đã gửi email phản hồi về Báo VietNamNet

TIN BÀI KHÁC

(ảnh minh họa)

Không thể ‘cứu’ tập đoàn khi chưa kiểm toán báo cáo Quốc hội

Vũ Mạnh Dương, email vuduongaig@hotmail.com ‘căn vặn’: "Sao ‘chết’ nhanh thế? Báo cáo kết quả kiểm toán năm 2011 có 19/21 tập đoàn, tổng công ty có lãi góp phần vào ổn định kinh tế vĩ mô (http://www.tinmoi.vn/ket-qua-kiem-toan-2011-1921-tap-doan-va-tong-cong-ty-co-lai-08977484.html). Nay Bộ Công thương đề nghị giải cứu một loạt tập đoàn, tổng công ty vì sắp ‘chết’, sau có 9 tháng kết thúc niên độ kế toán 2011. Và đây nữa, cùng với thời gian công bố báo cáo có lãi của các tập đoàn, tổng công ty thì đã có cảnh báo nguy cơ mất vốn của 11/21 tập đoàn, tổng công ty. Trong khi Kiểm toán nói họ (các TĐ, TCT) góp phần ổn định tình hình kinh tế Việt Nam (http://www.saigonnews.vn/index.php/viet-nam-365/thoi-su/63938-1121-tap-doan-co-nguy-co-mat-can-doi-tai-chinh.html). 

Vậy tin ai? Ai tin được các báo cáo, các giải trình của cơ quan có trách nhiệm đây?"

Một câu hỏi khác, của email brandnewtimes1968@gmail.com: "Không hiểu nổi các tập đoàn, tổng công ty làm ăn kiểu gì trong khi lĩnh vực hoạt động toàn là những ngành nghề tưởng chừng không thể thua lỗ, bởi phần lớn là khai thác tài nguyên quốc gia để kinh doanh dưới lợi thế độc quyền và sự bao bọc ‘nhung lụa’? Nếu không thể kinh doanh một cách đàng hoàng, minh bạch thì nên có cơ chế để các thành phần kinh tế khác trong xã hội tham gia. Chính phủ chỉ cần có chính sách quản lý chặt chẽ nguồn thu là được, không cần phải nặng nợ với các ‘con cưng’ kiểu này nữa. Thời gian gần đây đã có quá nhiều bê bối rồi. Cần minh bạch, làm rõ nguyên nhân thua lỗ."

Bùi Tùng, email buitung80@yahoo.com.vn ‘chất vấn’: "Tại sao không đặt mục tiêu thu hồi số tiền kinh doanh ngoài ngành, không thuộc chức năng hàng ngàn tỉ đồng chưa thu hồi được, để đầu tư cho đúng mục đích mà lại kêu gào hỗ trợ? Ngành gì lỗ thì còn có thể chấp nhận, nhưng than, khoáng sản chỉ có việc móc của dưới đất lên mà bán cũng lỗ thì không thể chấp nhận được.

Email thanhtung.prt@gamil.com cho rằng: "Khi chưa minh bạch được tiền đi đâu, ở đâu, nguyên nhân lỗ thì làm sao mà cứu được? Chính phủ đã bao lần cứu rồi, đừng để "đẻ" thêm Vinashin mới nữa, lỗ thì đòi lấy tiền thuế của dân để bù!"

Trần Anh Tuấn, email kaolintu@yahoo.com tán đồng: "Không cứu trước khi minh bạch. Không thể cứu tập đoàn, tổng công ty khi chưa kiểm toán báo cáo Quốc hội, nhất là ngành than, điện... Tiền thuế của dân nếu cứ bị đem làm liều như Vinashin và Vinalines ...thì đến chắt, chít của dân Việt Nam cũng chưa trả hết nợ."

Dân Bình, email: minhsnb7@gmail.com cảnh báo: "Cần cảnh giác với ‘nhóm lợi ích’. Bài học nhãn tiền trước việc đổ vốn vào các tập đoàn, tổng công ty nhà nước như Vinashin, Vinalines, PVN, EVN ... để rồi thua lỗ, thất thoát hàng trăm nghìn tỉ đồng còn đó. Vậy mà bây giờ Bộ Công thương lại đề nghị tiếp tục đổ vào nữa, không biết rồi tiền sẽ đi đâu, về đâu? Cần nhanh chóng xóa bỏ bao cấp cho các tập đoàn, tổng công ty nhà nước. Nếu không, chỉ mang lại lợi ích cho ‘nhóm lợi ích’ mà thôi."

Lê Tuấn Khương, email tuankhuongxh@yahoo.com.vn phụ họa: "Đề xuất của Bộ Công thương làm người ta lo ngại liệu đây có phải là ‘quyền lợi nhóm’ hay không? Vay vốn nước ngoài để đầu tư máy móc hút tài nguyên quốc gia. Lỡ tập đoàn này dùng vốn không đúng mục đích, không hiệu quả thì sao? Chính phủ sẽ trả nợ thay, cũng tức là dân trả nợ thay."

Email dntn@yahoo.com lo lắng: "Các vụ bê bối kinh tế của các tập đoàn, tổng công ty đã và đang bị phanh phui làm thiệt hại hàng chục ngàn tỉ đồng đã là quá nhiều. Vậy mà nay tập đoàn, tổng công ty thua lỗ (liệu có tham nhũng?) lại xin cứu trợ tiếp?"

Tam Minh, email tam2012@gmail.com cùng một giọng: "Quản lý, hoạt động kém hiệu quả, tại sao Nhà nước không quy trách nhiệm hình sự, không phạt nặng những vị lãnh đạo làm thua lỗ đó, Tại sao không minh bạch tài sản của các vị đó? Xem có mấy tầng con cháu các vị trong các tập đoàn, tổng công ty đó?"

Phạm Văn Tới, email toipv@yahoo.com tán đồng các ý kiến trên: "Không thể lãnh đạo thì giàu có, tập đoàn, tổng công ty thì thua lỗ. Giải pháp đối với các tập đoàn, tổng công ty phải theo cơ chế thị trường, bình đẳng giữa các doanh nghiệp. Đề nghị Chính phủ thay bộ máy lãnh đạo của các tập đoàn, tổng công ty đó theo tiêu chí cạnh tranh, hoặc cổ phần hóa. Nếu không làm được thì nên cho phá sản theo luật.

Hãy đưa đề án này ra trưng cầu ý kiến của dân đóng thuế cho nhà nước. Nếu đề án sử dụng tiền túi của các vị lãnh đạo tập đoàn, tổng công ty hoặc lãnh đạo các Bộ dùng để cứu các tập đoàn, tổng công ty đó thì chúng tôi không có ý kiến."

Nên xem lại cơ chế?

Ý kiến của email leducoanh_nguyentuyetnga@yahoo.com: "Tất cả các doanh nghiệp dù là lớn hay nhỏ cũng đều có quyền và nghĩa vụ ngang nhau. Các tập đoàn, tổng công ty nhà nước thì được cứu khi thua lỗ, còn hàng chục ngàn doanh nghiệp tư nhân khi lỗ thì ... phá sản. Công bằng ở đâu vậy?"

Email bulonhailam@yahoo.com.vn tán đồng và ‘cụ thể hóa’: "Nếu tập đoàn, tổng công ty nào của nhà nước hoạt động không hiệu quả, nên mạnh dạn bán cho tư nhân hay nước ngoài. Bởi lẽ tiền của họ thì họ sẽ cân nhắc chi li, kỹ càng trước khi quyết định đầu tư."

“Các tập đoàn, tổng công ty nhà nước làm ăn kiểu gì mà lúc nào cũng thua lỗ? Lỗ thì kêu cứu nhà nước, mà tiền nhà nước thì cũng là tiền của dân đóng góp. Các công ty tư nhân nếu làm ăn mà cứ thua lỗ như tập đoàn, tổng công ty nhà nước chắc giải thể lâu rồi. Vì vậy theo tôi nghĩ nếu thua lỗ thì phải xem lại cơ chế quản lý chứ không thể có chuyện ‘con khóc là mẹ cho bú’ mãi được”, đó là ý kiến của Trần Mạnh Tiến, email manhtiennd1983@gmail.com.

Lê Minh Tân, email ductanka@yahoo.com nhận xét: "Các tập đoàn, tổng công ty nhà nước luôn luôn được ưu đãi hầu hết mọi vấn đề từ đầu vào cho tới đầu ra: Vốn, vay lãi thấp (hoặc không chịu lãi), thời gian vay và trả nợ dài, đất đai, nhân lực, thuế, lại độc quyền về giá cả đầu ra... Hội đủ điều kiện tốt như thế, hoặc chỉ một phần nhỏ ưu đãi như trên thì không thể thua lỗ được! Vậy tại sao tập đoàn, tổng công ty nào của nhà nước cũng thua lỗ?"

Lập luận của Phạm Khánh Thi, email khanhthi70651@yahoo.com.vn: "Bộ là cơ quan của nhà nước lo các vấn đề chung của cả nước. Bộ Công thương lo các vấn đề công thương trên bình diện toàn thể, toàn quốc, nhưng chỉ lo vấn đề công thương của riêng các tập đoàn, tổng công ty nhà nước tức là chưa toàn diện. Không những thế, đã làm lợi thế cạnh tranh của các doanh nghiệp nhà nước tăng lên, gián tiếp ‘bóp chết’ các doanh nghiệp tư nhân và ngoài nhà nước.

Email nthang@gmail.com ‘chất vấn’: "Chẳng lẽ Bộ Công thương chỉ lo cứu các doanh nghiệp do Bộ quản lý, còn doanh nghiệp khác thì…coi quá nhẹ? Ở tầm quản lý vĩ mô mà xử sự như vậy thì làm sao VN phát triển được? Tốt nhất là xóa bỏ cơ chế Bộ chủ quản, Bộ chỉ quản lý nhà nước, các doanh nghiệp hoạt động phải bình đẳng trước luật."

Minh Hoàng, email bacthanglongvantri@yahoo.com.vn ‘dẫn chứng’: "Ngành cơ khí là đầu tàu của sự phát triển đất nước, nhưng xem ra Bộ Công thương chưa chú trọng phát triển. Khi muốn giảm thuế để nhập khẩu động cơ nhỏ cho hàng Trung Quốc vào Việt Nam và giảm thuế VAT để xuất khẩu than, quặng mà không hề nói đến các gói thầu cơ khí đang bị Trung Quốc mua đứt với giá rẻ mạt, công nhân cơ khí thiếu việc làm trầm trọng."

Kiến nghị của email shangd06@yahoo.com: "Đề nghị Chính phủ đối xử bình đẳng giữa các doanh nghiệp, tập đoàn, tổng công ty nhà nước với các doanh nghiệp, tập đoàn tư nhân. Chỗ nào không làm được xử lý ngay, giải thể, mời nước ngoài hoặc tư nhân trong nước thầu."

Ban Bạn đọc