- Bài Chợ xe cũ tê dại vì 'chính chủ' đã thu hút đông đảo bạn đọc. Nhiều bạn đã gửi email phản hồi về Báo VietNamNet.
TIN BÀI KHÁC
Các ‘công bộc’ cũng nên trải nghiệm… cảnh chậm lương
Ở nhà ngoại mà chồng vẫn đánh vợ
Làm 31 năm trợ cấp thôi việc 2 năm đúng hay sai?
Xôn xao về chuyện cứu ‘nợ xấu’
Xã viên bị khai trừ 6 năm có được kết nạp lại
Cá vào ao ai người ấy được?
Kết hôn tại Thái Lan, làm sao để được pháp luật Việt Nam công nhận?
Ở nhà ngoại mà chồng vẫn đánh vợ
Làm 31 năm trợ cấp thôi việc 2 năm đúng hay sai?
Xôn xao về chuyện cứu ‘nợ xấu’
Xã viên bị khai trừ 6 năm có được kết nạp lại
Cá vào ao ai người ấy được?
Kết hôn tại Thái Lan, làm sao để được pháp luật Việt Nam công nhận?
(ảnh minh họa) |
Phen này bao người… khốn khổ!
Nguyễn Việt Hoàng, email viethoa69@gmail.com than thở: Các ‘bác ở trên’ giàu sang cần gì cái xe cũ! Mua xe mới được cái chính chủ, không thèm đi thì đem cho hoặc vứt đi. Chỉ khổ dân nghèo phải mua xe cũ, qua biết bao chủ rồi, giá chỉ 1-2 triệu. Khổ cả ‘các bác’ mưu sinh bằng nghề mua bán xe cũ. Phen này bao người khốn khổ!
Chia sẻ của bạn Trung Phong, email trungphong@email.com: Thu nhập thấp quá! Vợ chồng và con gái chỉ đi xe cũ mua lại, với đà này chắc cả nhà mình phải chuyển qua đi bằng xe đạp thôi. Không biết cái ‘ông nghiên cứu luật này’ có phải là ‘ông quy định bán thịt trong 8 giờ’ hay không?
Giọng của Huynh Van Toai, email vantoai@gmail.com tương tự: Có cái xe cà tàng, giờ muốn đổi xe cũng mệt. Thôi đi xe cà tàng vậy, nhưng lại sợ xe quá cũ gây ô nhiễm môi trường. Nhưng gây ô nhiễm còn hơn… đổi xe không sang tên bị phạt! Dù sao môi trường cũng ô nhiễm nặng rồi!
Email thanhlan@gmail.com ‘nói dỗi’: Tình trạng tắc đường như hiện nay, đi bộ là thượng sách, không phải mượn xe, cũng không phải sắm xe nữa!
“Với tình hình phạt xe không chính chủ kiểu này, sau 1-2 năm nữa lượng xe cũ không biết bán cho ai? Bỏ xe cũ đi thì quá lãng phí. Có người chạy xe chừng 5-7 năm muốn đổi xe mới, xe cũ bán không ai mua vì thủ tục rườm rà, phức tạp. Nghĩ đến thấy nản quá”, đó là ý kiến của Trần Anh, email anhnew888@yahoo.com.
Góc nhìn khác, của email mitsnguyenanh_pk@yahoo.com: Tại xe mới đang ế nên dùng 'chiêu' này để ‘kích cầu’ đây mà! Nếu không, mấy nhà máy mà đóng cửa thì… lấy đâu ra tiền thuế?
Trần Thị Thanh, email thanhthanh@yahoo.com.vn nêu ý kiến: ‘Mấy ông’ cứ ra luật này luật kia... Đường xá thì kẹt xe liên tục sao không hạn chế sản xuất các loại xe 2 bánh, xe thì mỗi hãng đua nhau đổi mẫu, đổi kiểu thì làm sao không dẫn đến tình trạng kẹt xe do quá tải? Trong khi đó, mua bán xe cũ còn có thể sử dụng được lại ra luật ‘chế tài’, đúng là ép những con người khốn khổ. Nếu hay thì hạn chế sản xuất xe mới đi; và còn đường xá thì mới mưa xuống có một trận thì ngập lụt không chịu xiết, sao ‘mấy ông’ không ra luật gì đối với những trường hợp đó?
Email mayfaxcu@gmail.com phụ họa: Nghĩ ra luật thì cũng phải đặt ra các tình huống xem có khả thi không rồi mới áp dụng hay phổ biến. Những ngày này người dân rất hoang mang, bức xúc. Trên tất cả các bài viết liên quan, hầu hết độc giả phản hồi không đồng tình.
Nguyễn Việt, email nhuanhoa08@gmail.com hùa theo: Hết xe hơi giờ lại đến xe máy, sao mà chính sách và luật cứ thay đổi liên tục thế này không biết? Cứ như thế này người kinh doanh sẽ khổ dài dài thôi. Trước đây ta có câu ‘an cư lạc nghiệp’ giờ phải đổi lại là ‘an luật lạc nghiệp’ thôi!
Vũ Cường, email vctbin@yahoo.com nêu câu hỏi rồi đề xuất: Luật để ‘tuýt còi’ người vi phạm, thế ai là người ‘tuýt còi’ luật vi phạm? Cần có một Tòa án Hiến pháp để điều chỉnh lại luật, không thì luật ra mang nhiều cảm tính, không thực tế.
Đây là giải pháp hay, một mũi tên trúng nhiều đích
Theo Lưu Đức Hinh, email duchinhvn1@gmail.com thì: Đây là giải pháp hay, một mũi tên trúng nhiều đích: Vừa tìm đúng chủ cho xe, vừa ngăn chặn được tình trạng trộm cắp xe máy nhan nhản nhức nhối trong xã hội, lúc nào các chủ xe máy cũng phải phòng trộm mất xe. Cái cảnh mà một chiếc xe có giá trị phải lắp tới vài chiếc khóa như: Khóa xe, khóa cổ, khóa càng, khóa thắng, khóa báo động, khóa nguồn chỗ kín, rồi đến camera từ xa. Người mất xe thì tiếc của, công an thì bận vì điều tra trộm xe. Như vậy thiết nghĩ xã hội chúng ta chỉ vì một chiếc xe máy mà vất vả quá. Từ vấn đề này theo tôi nên ra thêm luật tìm lại chủ cho các tài sản khác để xã hội xóa bỏ dứt điểm nạn trộm cắp.
Email thuy.caokim@gmail.com tán đồng: Tôi thấy bạn viết rất đúng, tôi ủng hộ việc này. Ban đầu có thể mọi người thấy sốc, nhưng 'một mũi tên bắn nhiều con nhạn' đấy...hay hay. - Xe gian sẽ hết đường tiêu thụ >giảm nạn trộm cắp. - Mấy cửa hàn bán xe cũ tiếp tay cho buôn bán xe gian sẽ hết đường sống. - Có quy định để phạt những đối tượng trộm cắp, còn người dân đi xe mượ của người nhà thì yên tâm, công an không phạt đâu. - Xe cũ bán không ai mua > tận dụng thêm một thời gian rồi... bán sắt vụn > tiết kiệm bao nhiêu tiền của xã hội.
Bạn Hùng, email rdac28ppt@yahoo.com.vn nêu ý kiến: Tôi rất ủng hộ mua xe phải sang tên đổi chủ. Nhưng do thực tế buông lỏng quản lý quá lâu (lỗi tại người quản lý), bây giờ chúng ta thử thăm dò xem thực tế có bao nhiêu xe ở tình trạng chưa đăng ký sang tên đổi chủ? Nếu số lượng này quá nhiều, thì theo tôi, cơ quan quản lý nên: 1/ Phạt cả người bán lẫn người mua; 2/ Nên giảm thuế sang tên xuống dưới 1%; 3/ Đơn giản hóa thủ tục sang tên đổi chủ theo hướng người đứng tên phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về xe mua lại. Phải phạt nặng người bán không sang tên mới công bằng. Có như thế thì người chủ cũ mới không ‘vòi’ chủ mới, mà phải cùng chủ mới hoàn tất thủ tục sang tên.
Phụ họa của email hanoitx@gmail.com: Vậy cũng thấy được thêm 1 điểm hợp lý của luật, giảm được ‘công suất’ của mấy cái chỗ cầm đồ thì bọn trộm xe máy cũng chả còn nơi tẩu tán tài sản ăn cắp. Năm ngoái gia đình tôi mất tới 2 cái xe, báo công an xong thấy bực thêm vào người, đến giờ vẫn tức. Thông thường chính sách ít khi quá bất hợp lý, nó chỉ quá sức chịu đựng của người dân khi mà các cơ quan thi hành thực hiện không nghiêm túc hoặc ‘bóp méo’ nó.
Ban Bạn đọc