Hôm qua, quân đội Mỹ cho biết đã lên kế hoạch giúp Philippines giám sát các vùng biển duyên hải của Manila.

Các binh sĩ hải quân Philippines trên tàu Gregorio Del Pilar khi cập cảng tại Manila. Ảnh: CNA
Mỹ đưa ra tuyên bố trên trong bối cảnh Philippines đang đối mặt với tranh cãi leo thang với Trung Quốc xung quanh vùng biển tranh chấp mà cả hai cùng tuyên bố chủ quyền.

Lầu Năm Góc đã xem xét các bình luận trước đó và nói vẫn chưa có kế hoạch chắc chắn để gửi một hệ tống rađa trên đất liền cho Philippines, tuy nhiên, rađa này có thể là một phần trong kế hoạch trợ giúp của Washington cho Manila trong tương lai.

"Chúng tôi vẫn đang trong các giai đoạn lên kế hoạch ban đầu để hỗ trợ Philippines với một trung tâm giám sát duyên hải quốc gia" - nữ phát ngôn viên Lầu Năm Góc, thiếu tá lục quân Catherine Wilkinson nói.

Trung tâm này được thiết kế "để có cái nhìn tổng thể về những gì đang diễn ra trên các vùng biển thuộc chủ quyền của Philippines".

"Ngay lúc này chúng tôi đang thảo luận về phạm vi của các phương án và vẫn chưa hoàn thiện các chi tiết. Các rađa có thể là một phần sau cùng trong gói [hỗ trợ] nhưng hiện giờ vẫn chưa có quyết định cuối cùng".

Thiếu tá Wilkinson cho biết thêm: chi phí và thời gian cụ thể của dự án này vẫn đang được tính toán.

Phía Philippines đã yêu cầu Washington trợ giúp về rađa, máy bay tuần tra và các tàu hải quân để củng cố vị thế tại khu vực bãi cạn Scarborough gần đảo Luzon của họ, trong khi Bắc Kinh cũng tuyên bố chủ quyền với khu vực này.

Bình luận của Lầu Năm Góc được đưa ra sau khi Tổng thống Philippines Benigno Aquino có chuyến thăm chính thức tới Nhà Trắng cuối tuần qua.

Các nhà phân tích cho rằng kế hoạch giúp đỡ Manila đã phản ánh sự thay đổi về mặt chiến lược của Washington theo hướng chuyển châu Á làm trọng tâm trong chính sách đối ngoại. Điều này có thể làm gia tăng mức độ đối địch giữa Washington và Bắc Kinh mà Biển Đông là tâm điểm tranh cãi.

"Rađa đặt tại đất liền là một trong những cách thực tế nhất mà Mỹ có thể đồng thời thúc đẩy tiềm lực quốc phòng của Philippines và cho thấy cam kết lâu dài của Washington tại châu Á" - Patrick Cronin, một cố vấn cấp cao về châu Á của Trung tâm An ninh mới của Mỹ, nhận định.

Ông Cronin cho rằng Trung Quốc có thể sẽ xoa dịu căng thẳng với Philippines ngay trước khi 10 thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) nhóm họp vào tháng tới trong hội nghị các bộ trưởng và Diễn đàn An ninh Khu vực ARF lần thứ 19 tại Campuchia.

"Nhưng cũng có khả năng là Trung Quốc sẽ làm cho cả Philippines và Mỹ gián tiếp phải bẽ mặt" - ông Cronin nói.

Ông Cronin cho rằng Mỹ có thể sẽ không hỗ trợ máy bay quân sự cho Manila khi mà Trung Quốc có thể có động thái mang tính hòa giải.

"Nếu Trung Quốc vẫn tiếp tục gây hấn với Philippines thì tôi không có chút nghi ngờ về các thương vụ bán máy bay sau đó".

Các căng thẳng giữa Bắc Kinh và Manila đã leo thang suốt từ tháng 4 khi các tàu của Trung Quốc và Philippines cùng đến khu vực bãi cạn Scarborough. Manila cho rằng bãi cạn này nằm trong khu vực đặc quyền kinh tế của Philippines.

Thu Lượng (theo CNA)

Tiền Trung Quốc không mua được tình bạn Philippines
Giữa làn nước xanh ngắt của Biển Đông, Trung Quốc đang hiểu ra việc có đồng minh sát cánh với sự trỗi dậy của họ - một cường quốc kinh tế - khó khăn nhường nào.</p>
 
Obama ủng hộ Philippines về Biển Đông
Mỹ và Philippines cùng kêu gọi tự do hàng hải ở Biển Đông khi Nhà Trắng thể hiện sự ủng hộ mạnh mẽ với Tổng thống Philippines Aquino.
 
TQ dùng 'chiến lược biển người' trước Philippines?
Tờ Dong-a&nbsp;Ilbo, một trong ba&nbsp;tờ&nbsp;báo chính tại&nbsp;Hàn Quốc&nbsp;cho rằng, Trung Quốc đã sử dụng "chiến lược biển người" từng dùng trong Chiến tranh Triều Tiên để xua đuổi Philippines ra khỏi bãi cạn Scarborough.
 
Mỹ tăng viện trợ quốc phòng cho Philippines
Mỹ tuyên bố sẽ giúp Philippines tăng cường quốc phòng khi phải đối mặt với một Trung Quốc đang trỗi dậy khi Washington đón tiếp Tổng thống Benigno Aquino tới thăm chính thức.
 
Bãi cạn Scarborough: Người Philippines rời đi, tàu TQ ở lại
Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết, "các tàu công vụ" của họ vẫn ở bãi cạn và "thực hiện nhiệm vụ dựa trên sự thực thi pháp luật, quản lý và yêu cầu hỗ trợ cần thiết".
 
Mỹ cam kết tăng cường hiện diện ở Philippines
Trong bối cảnh căng thẳng Biển Đông leo thang với cách hành xử quả quyết của Trung Quốc, Mỹ tuyên bố sẽ gia tăng “sự hiện diện luân phiên” tại Philippines.
 
Nhiều tàu chiến Mỹ sẽ đến Philippines
Ngoại trưởng Philippines cho biết, dự kiến “một số lượng lớn” tàu chiến Mỹ sẽ thăm nước này khi Washington nỗ lực tăng cường sự hiện diện quân sự ở châu Á.
 
Philippines lo TQ đặt cột mốc ở bãi cạn tranh chấp
Quan chức quân sự Philippines lo lắng các lực lượng Trung Quốc có thể đặt cột mốc hoặc xây dựng trên bãi cạn tranh chấp Scarborough ở Biển Đông.