- Chỉ sau một tuần thực hiện tan học sau 19h đối với học sinh cấp 3, bất cập bày ra ngay trước mắt khiến các nhà quản lý tức tốc giảm giờ “giam lỏng” học sinh xuống 18 giờ; Cho con du học trở và sự va đập của văn hóa Đông- Tây gây nên những tranh cãi chưa có hồi kết; Tuyển sinh nóng trước giờ G; Bé 5 tuổi chết dưới hồ nước tại trường học tư…là những thông tin được chú ý nhất tuần qua.

Ảnh Văn Chung.

Quay cuồng với đổi giờ học đổi đi đổi lại.

Chưa kịp thích nghi với quy định tan học lúc lặn mặt trời, sau hai tuần, thời khóa biểu của các trường và lịch học thêm của học sinh sẽ được thêm một lần “nhào lộn” với điều chỉnh giờ học mới của Hà Nội.

Theo thông tin chính thức từ Sở GD-ĐT Hà Nội, thứ 2 tuần tới, học sinh sẽ tan học lúc 18 giờ, sớm hơn một giờ so với quy định hiện nay. Sau hai tuần bị nhốt đến 19h, học sinh THPT sẽ chỉ tan học muộn hơn so với lịch trước ngày 1/2 là 30 phút (trước 1/2 , các em tan học lúc 17h30).

Khối mầm non, tiểu học, mẫu giáo, THCS được giao trọng trách thực hiện điều chỉnh giờ linh hoạt, nhằm giảm mật độ giao thông giờ cao điểm.

Việc điều chỉnh cấp tốc này gây nên nhiều phiền toái và xáo trộn trong đời sống và học tập của học sinh.

Tan học sớm hơn một giờ, nhiều ý kiến của học sinh và giáo viên không hi vọng tình hình có gì tốt hơn, thậm chí lo lắng đường sẽ tắc thêm.

Du học “nhiễm” Tây: Mất con hay không?

Chạm vào nỗi lo thầm kín của nhiều gia đình cho con đi du học và sự va đập của văn hóa Đông –Tây đã thổi bùng lên cuộc tranh luận đa chiều, sôi sục trên VietNamNet và các diễn đàn mạng. Thực tế, câu chuyện này đang lan dần vào các tế bào xã hội, khi ngày càng nhiều phụ huynh Việt mong ước con cất cánh đến trời Tây.

Ảnh có tính chất minh họa.

Với một cái nhìn đậm bản sắc văn hóa phương Đông, “Công cha như núi Thái Sơn…/ Một lòng thờ mẹ kính cha” thì  lối sống của cô gái “nhiễm Tây” trong bài báo nhận những lời “roi quất” kịch liệt.

Lật lại những tranh luận đúng-sai trong việc lựa chọn một lối sống, một bộ phận độc giả đã đưa ra một góc nhìn phản biện đáng lưu tâm: Chúng ta đã thực sự hiểu văn hóa phương Tây chưa? Họ có sống như chúng ta vẫn nghĩ và tưởng tượng về họ qua những câu chuyện mà một số người mang về từ phương Tây?

Đại học Việt tự ngắm lại mình

Độc giả Cao Xuân Hồng Linh (TP. HCM) gửi đến VietNamNet một phân tích đáng chú ý về cách đánh giá và xếp loại tốt nghiệp của ĐH ở Việt Nam đã quá lạc hậu và quan trọng là không phản ánh đúng năng lực thực sự của sinh viên.

Xem ý kiến của độc giả Cao Xuân Hồng Linh TẠI ĐÂY.

Giảng đường ĐH Sư phạm Đà Nẵng.

Trong khi đó, khi vấn đề tự chủ ĐH đang được đưa ra bàn thảo, chắc năng của từng trường ĐH đang được các nhà quản lý giáo dục có ý thức định hình. GS Lâm Quang Thiệp - nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH (Bộ GD-ĐT) nêu ý kiến nên phân ra 3 tầng.

Từ đây, các trường ĐH đang đi vào thứ tự sắp xếp "chiếu trên, chiếu dưới".

Xem bài TẠI ĐÂY.

Ngay sau đó, tác giả Lê Thanh Phong (báo Lao động) có bài viết đặt vấn đề "Đại học Việt, ai ngồi chiếu trên?" Bài viết đưa ra những minh chứng cho việc cần thiết có ĐH "chiếu trên, chiếu dưới".

Nhưng tác giả lo lắng: "Môi trường đại học Việt Nam còn lắm thứ ngổn ngang, bày chiếu ra lúc này chỉ thêm tranh giành phức tạp. Cái thói “trọng hư danh, khinh thực chất” của mình còn nặng lắm. Không chừng sẽ có nhiều anh bất tài vô tướng nhưng lại thích ngồi “chiếu trên” mới loạn."

Nóng với chỉ tiêu tuyển mới

Các báo Thanh niên, Tuổi trẻ, Dân trí.... tiếp tục thông tin liên tục về chỉ tiêu tuyển sinh của các trường ĐH trên cả nước trong mùa thi 2012. Thông tin toàn cảnh về chỉ tiêu ở ĐHQG TP HCM, một số trường ở Hà Nội như Kinh tế quốc dân, các trường địa phương ở Nam Định, Thái Bình, Hải Phòng, Thái Nguyên, khu vực miền trung…được công bố rộng rãi. 

Ngày 14/2, Bộ GD-ĐT sẽ tổ chức Hội nghị tuyển sinh để nghị sự về các vấn đề khối thi, đề thi, cách tổ chức thi, sử dụng kết quả thi, điểm chuẩn, điểm sàn… để kịp thời phục vụ cho công tác chuẩn bị bước vào kỳ “vượt vũ môn” của sĩ tử và các trường ĐH.

Tai nạn đáng tiếc tại trường học tư

Sự việc đau lòng này xảy ra tại một nhà trẻ tư ở TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Nguyên nhân cái chết của cháu bé được xác định ban đầu là do mất cảnh giác, những người quản lý nhà trẻ đã để cháu Hoàng đi ra khỏi khu vực nhà trẻ chơi và sơ suất ngã xuống hồ dẫn đến tử vong.

Theo thông tin báo Đồng Nai online, nhà trẻ tư này không có giấy phép hoạt động.

Xem thông tin cụ thể TẠI ĐÂY.

ĐI VÀ GẶP

Đánh thức khoa học xã hội trong nước

Từ lâu đã có manh nha những bình luận của giới trí thức trong và ngoài nước về số phận của Khoa học xã hội Việt Nam đang quá lạc hậu so với thế giới và chưa được đầu tư, quan tâm thích đáng.

TS Nguyễn Khánh Trung

Góc nhìn của TS Nguyễn Khánh Trung đặt ra câu hỏi, chúng ta có chờ đến khi cơm no áo ấm mới đầu tư đến Khoa học xã hội và nhân văn?

Đọc ý kiến của TS Nguyễn Khánh Trung TẠI ĐÂY.

  • Nguyễn Hường (tổng hợp)