- Tâm lý hoảng loạn vẫn tiếp tục bao trùm bất chấp những trấn an của cơ quan quản lý đã đẩy chứng khoán giảm mạnh nhất trong lịch sử. Mức sụt giảm được ghi nhận hơn 3 tỷ USD.

Áp lực bán kéo dài từ đầu cho tới cuối phiên đã khiến VN-Index và HNX-Index không thoát được phiên giảm mạnh nhất trong lịch sử.

Chốt phiên giao dịch ngày 8/5, VN-Index mất 32,88 điểm (-5,87%) xuống 527,09 điểm với đa số các mã từ lớn tới nhỏ giảm giá trong đó phần lớn giảm sàn. Chỉ số VN30-Index đo lương 30 cổ phiếu lớn và có tính thanh khoản tốt nhất trên sàn chứng khoán TP.HCM cũng rớt 5,61%.

Trên sàn Hà Nội, HNX-Index rớt 4,9 điểm (-6,4%) xuống còn 71,66 điểm. HNX30-Index đo lương 30 cổ phiếu lớn và có tính thanh khoản tốt nhất trên sàn này giảm 7,71%.

{keywords} 

Thống kê cho thấy, đây là phiên giảm điểm mạnh nhất kể từ khi TTCK đi vào hoạt động và khiến VN-Index đang hướng tới tuần giảm giá thứ 6 liên tiếp, rơi vào tốp chỉ số hoạt động kém nhất trên thế giới.

Với quy mô vốn hóa lên tới hơn 50 tỷ USD, cú lao dốc ngày 8/5 đã khiến TTCK tập trung của Việt Nam mất hơn 3 tỷ USD và nếu so với mức đỉnh của năm 2014 (vào ngày 24/3) thì thị trường đã “đánh mất” hơn 6 tỷ USD.

Nhiều cổ phiếu xuống mức thấp nhất trong vòng một năm qua, trong đó có những cổ phiếu thuộc tốp tốt nhất trên thị trường như Vinamilk (VNM).

Cổ phiếu VNM hôm 8/5 giảm kịch sàn 9.000 đồng xuống còn 125.000 đồng/cp.

Rất nhiều tên tuổi lớn khác như Bảo Việt (BVH), Hoàng Anh Gia Lai (HAG), Ma San (MSN), Ocean Group (OGC), Hòa Phát (HPG), Vingroup (VIC), Hoa Sen (HSG), Eximbank (EIB)… đều giảm sàn hoặc xuống sát giá sàn.

Theo một số chuyên gia và CTCK, chứng khoán lao dốc hôm 8/5 có dấu hiệu của tâm lý hoảng loạn bán tháo sau khi đón nhận thông tin căng thẳng địa chính trị.

Sự thiếu vắng của các thông tin hỗ trợ trong thời kỳ hậu đại hội cổ đông cùng với sự lo ngại về khả năng bán giải chấp, cùng với sự kém vững chắc của một số DN… đã khiến TTCK rơi tự do một cách bất ngờ.

Ở chiều ngược lại, nhiều NĐT cũng đang bắt đáy mua vào. Giao dịch hôm 8/5 tăng mạnh lên gần 4.000 tỷ đồng (mức cao nhất trong 20 phiên qua) trong đó có nhiều quỹ đầu tư đang tích cực mua vào.

Trước sự sụt giảm của chứng khoán, nhiều nhà đầu tư đã có ý kiến lo ngại về những ảnh hưởng về căng thẳng trên biển Đông. Tuy nhiên, theo Chủ tịch Công ty Cổ phần Chứng khoán Sài Gòn (SSI) Nguyễn Duy Hưng, có lẽ, các nhà đầu tư đã hoảng loạn quá mức cần thiết trước các thông tin về tranh chấp trên biển Đông. Cá nhân tôi cho rằng, các vấn đề trên biển Đông sẽ sớm kết thúc bằng các biện pháp hòa bình".

Năm 2014 vẫn là năm tốt của thị trường chứng khoán, mặc dù vẫn còn khó khăn trên thị trường bất động sản, ngành ngân hàng. Đến ngày hôm nay tự doanh và nước ngoài vẫn mua ròng. Điều đó có nghĩa họ sẽ tiếp tục mua nếu có một danh mục thích hợp để trong tương lai có cơ hội kiến tiền nhiều hơn.

Huấn Tú