Mỹ vừa thông báo đóng cửa sứ quán nước này ở Tripoli và cảnh báo Libya rằng
các cơ quan tình báo của Washington đang theo dõi sát các diễn biến ở quốc gia
Bắc Phi.
TIN LIÊN QUAN:
Hỗn loạn ở Libya qua lời kể nhân chứng
Lãnh đạo Libya có một kho của cải ở Anh
Lãnh đạo Libya Gaddafi bị bắn chết?
Giao chiến dữ dội ở Libya
Chặn bạo lực ở Libya: Thế giới nói suông?
"Đích thân Gaddafi ra lệnh vụ khủng bố Lockerbie"
Libya "giải phóng" nửa đất nước
Libya đầy xác chết, nghìn người tháo chạy
Biểu tình dậy sóng Libya, Gaddafi "quyết tử"
Tổng thống Mỹ Barack Obama cũng đã ký lệnh phong tỏa các giao dịch liên quan tới
Libya cùng nhiều biện pháp khác nhằm cô lập các nhân vật cấp cao của chính quyền
Gaddafi.
Lên án bạo lực ở Libya, ông Obama nói: "Chính phủ Muammar Gaddafi đã vi phạm các
quy tắc quốc tế và những quy tắc thông thường. Họ phải chịu trách nhiệm cho việc
này".
Người dân
Phát ngôn viên Nhà Trắng Jay Karney nhấn mạnh,
Gaddafi đã "để mất lòng tin" trong dân chúng song không đề cập đến chuyện ông
này nên ra đi, chỉ nói rằng số phận ông đang nằm trong tay người Libya.
Bộ Ngoại giao Mỹ cho hay, Washington đã "tạm thời" rút các nhân viên ngoại giao
của mình về nước do "các điều kiện an ninh hiện nay ở Libya, cộng với việc chúng
tôi không có khả năng bảo đảm đầy đủ sự an toàn và an ninh cho các nhân viên
ngoại giao ở đất nước này".
Đại sứ quán Mỹ ở Tripoli "vừa đóng cửa", phát ngôn viên Carney thông báo.
Theo tin từ SkyNews, ở Geneva, Hội đồng Nhân quyền Liên hợp Quốc (HRC) đã yêu
cầu mở một cuộc điều tra quốc tế độc lập nhằm vào những hành động sai trái của
chính phủ Libya và đề nghị Đại hội đồng Liên Hợp Quốc xem xét đình chỉ ghế của
Libya tại HRC.
Trước đó, Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon cũng đã lên tiếng đòi chấm dứt
bạo lực ở Libya. Ông nói rằng quốc tế đang tiến đến nhất trí hành động tiếp sau
các thông tin chính phủ Libya trấn áp người biểu tình và dân thường vô tội,
trong đó có phụ nữ và trẻ em.
Toàn bộ phái đoàn Libya ở Geneva cũng đã từ nhiệm trong một phiên họp công khai
và một đặc sứ nói với cơ quan nhân quyền Liên Hợp Quốc rằng đoàn ngoại giao
Libya giờ phụng sự người dân và ước nguyện của họ.
"Đã đến lúc Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc xem xét hành động cụ thể", ông này
nói. "Chúng ta hãy cùng quan tâm đến sự khẩn cấp của thời gian... mất thời gian
đồng nghĩa với mất nhân mạng".
Sau các cuộc trấn áp của lực lượng an ninh nhằm vào người biểu tình Libya, các
quan chức ngoại giao nước này ở khắp nơi trên thế giới hoặc bỏ việc hoặc quay
lưng lại với chính phủ và kêu gọi đại tá Gaddafi hãy từ chức.
Thanh Hảo (Theo DJ, EuroNews)