Từng được trao giải Nobel Hòa Bình vì "những nỗ lực củng cố ngoại giao quốc
tế và sự hợp tác giữa các dân tộc", Tổng thống Mỹ Barack Obama lại tuyên chiến
chống chính quyền Libya? Ai đã thuyết phục được ông đưa ra quyết định đó?
NATO kéo dài chiến dịch 90 ngày đánh Libya
Đặc nhiệm Anh đã chui sâu vào Libya
Bộ đôi quyền lực của Nga rạn nứt vì Libya?
Không lực Libya bị đánh bại
Liên quân sẽ dùng bộ binh tấn công Libya
Libya: Dân chủ hay nội chiến
Thiết lập vùng cấm bay ở Libya tốn bao tiền?
Washington Post đưa tin, trong cuộc họp nội bộ, chính bộ ba nữ cố vấn gồm Hillary Clinton, Susan Rice và Samantha Power đã thúc giục Tổng thống Mỹ Barack Obama rằng tấn công Libya là một điều phải làm. Họ đã theo đuổi chủ trương này ngay từ những ngày đầu.
Tham dự cuộc họp qua điện thoại, Ngoại trưởng Hillary Rodham Clinton đã lên tiếng ủng hộ mạnh mẽ việc tiến hành hoạt động quân sự. Ý kiến này có càng có thêm sức mạnh nhờ sự hậu thuẫn đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc Susan Rice và thành viên Hội đồng An ninh quốc gia, bà Samantha Power.
Samantha Power chỉ trích gay gắt chính sách đối ngoại của Mỹ trong những năm gần đây, khẳng định Mỹ đã hành động không đủ để ngăn chặn các cuộc tàn sát ở Bosnia và Ruwanda. Theo bà, giờ là lúc Mỹ phải sửa chữa những sai lầm đó.
Trong khi đó, Bộ trưởng Quốc phòng Robert Gates và các thành viên khác trong quân đội lại chủ trương trái ngược. Ông Gates bày tỏ lo ngại rằng nếu can thiệp quân sự vào Libya thì nhân lực và tài lực của Mỹ sẽ bị phân tán hơn nữa trong bối cảnh cuộc chiến ở Iraq và Afghanistan vẫn còn dang dở. Bên cạnh đó, ông Gates nói rằng các kịch bản chiến lược ở Libya còn quá mơ hồ.
Rút cục, trong cuộc họp khẩn cấp tại Nhà Trắng bàn về khủng hoảng ở Libya tối ngày 8/3, Tổng thống Obama đã đồng ý can thiệp vào Libya bằng vũ lực. Ông lập luận rằng Libya đang ở trung tâm của những thay đổi lớn lao tại vùng Cận Đông.
Liệu sứ mệnh nhân đạo mới là "giải cứu người Libya khỏi bị áp bức" sẽ kết thúc một cách tốt đẹp? Hoặc nó sẽ là một đòn giáng mới vào danh tiếng của một nước Mỹ hùng cường?
Dù sao, giờ đây Obama đã có một cuộc chiến của riêng mình, tiếp sau cuộc chiến Iraq và Afghanistan của George W. Bush và cuộc chiến Nam Tư của Bill Clinton.
Thanh Hảo (T.H)
NATO kéo dài chiến dịch 90 ngày đánh Libya
Đặc nhiệm Anh đã chui sâu vào Libya
Bộ đôi quyền lực của Nga rạn nứt vì Libya?
Không lực Libya bị đánh bại
Liên quân sẽ dùng bộ binh tấn công Libya
Libya: Dân chủ hay nội chiến
Thiết lập vùng cấm bay ở Libya tốn bao tiền?
Susan Rice, Hillary Clinton và Samantha Power. (Ảnh: Salon)
Washington Post đưa tin, trong cuộc họp nội bộ, chính bộ ba nữ cố vấn gồm Hillary Clinton, Susan Rice và Samantha Power đã thúc giục Tổng thống Mỹ Barack Obama rằng tấn công Libya là một điều phải làm. Họ đã theo đuổi chủ trương này ngay từ những ngày đầu.
Tham dự cuộc họp qua điện thoại, Ngoại trưởng Hillary Rodham Clinton đã lên tiếng ủng hộ mạnh mẽ việc tiến hành hoạt động quân sự. Ý kiến này có càng có thêm sức mạnh nhờ sự hậu thuẫn đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc Susan Rice và thành viên Hội đồng An ninh quốc gia, bà Samantha Power.
Samantha Power chỉ trích gay gắt chính sách đối ngoại của Mỹ trong những năm gần đây, khẳng định Mỹ đã hành động không đủ để ngăn chặn các cuộc tàn sát ở Bosnia và Ruwanda. Theo bà, giờ là lúc Mỹ phải sửa chữa những sai lầm đó.
Trong khi đó, Bộ trưởng Quốc phòng Robert Gates và các thành viên khác trong quân đội lại chủ trương trái ngược. Ông Gates bày tỏ lo ngại rằng nếu can thiệp quân sự vào Libya thì nhân lực và tài lực của Mỹ sẽ bị phân tán hơn nữa trong bối cảnh cuộc chiến ở Iraq và Afghanistan vẫn còn dang dở. Bên cạnh đó, ông Gates nói rằng các kịch bản chiến lược ở Libya còn quá mơ hồ.
Rút cục, trong cuộc họp khẩn cấp tại Nhà Trắng bàn về khủng hoảng ở Libya tối ngày 8/3, Tổng thống Obama đã đồng ý can thiệp vào Libya bằng vũ lực. Ông lập luận rằng Libya đang ở trung tâm của những thay đổi lớn lao tại vùng Cận Đông.
Liệu sứ mệnh nhân đạo mới là "giải cứu người Libya khỏi bị áp bức" sẽ kết thúc một cách tốt đẹp? Hoặc nó sẽ là một đòn giáng mới vào danh tiếng của một nước Mỹ hùng cường?
Dù sao, giờ đây Obama đã có một cuộc chiến của riêng mình, tiếp sau cuộc chiến Iraq và Afghanistan của George W. Bush và cuộc chiến Nam Tư của Bill Clinton.
Thanh Hảo (T.H)