Quân Gaddafi buộc quân nổi loạn rút lui
Các lực lượng ủng hộ Gaddafi đã đẩy quân nổi
dậy lùi 10km
từ ranh giới họ giành quyền kiểm soát trong những ngày gần đây sau các
cuộc oanh
kích của liên quân. Hiện quân nổi dậy đã rút về phía đông, qua thị trấn
Ras
Lanuf.
Các lực lượng ủng hộ Gaddafi đã đẩy quân nổi
dậy lùi 10km
từ ranh giới họ giành quyền kiểm soát trong những ngày gần đây sau các
cuộc oanh
kích của liên quân.
Trong cuộc gặp hôm qua ở
London, các thành viên của lực lượng đối lập Libya nói với Thủ tướng Anh rằng họ
có thể đánh bại Gaddafi trong ít ngày nếu phương Tây trang bị hỏa lực cho họ. Họ
cũng đòi đại tá Gaddafi phải ra hầu tòa vì "phạm nhiều tội ác" trong khi các nhà
ngoại giao tỏ ra bất đồng quanh kế hoạch cho phép nhà lãnh đạo Libya sống lưu
vong.
|
Nổ lớn khi tên lửa của liên quân nã xuống Tajoura, gần Tripoli. (Ảnh: THX) |
Ngoại trưởng Anh William Hague và người đồng cấp Mỹ Hillary Clinton đều khẳng
định trang bị vũ khí cho quân nổi dậy ở Libya là hợp pháp.
Tuy nhiên, Tổng thư ký NATO Anders Fogh Rasmussen không đồng tình, viện dẫn Nghị
quyết 1973 của Liên Hợp Quốc không cho phép điều này. Ông nhấn mạnh, NATO đang
nỗ lực thi hành lệnh cấm vận vũ khí, chứ không vi phạm nó. "Chúng ta ở đó để bảo
vệ người dân, không phải vũ trang cho họ".
Ngoại trưởng Pháp Alain Juppe nói rằng việc vũ trang cho quân nổi dậy Libya
không nằm trong nghị quyết của Liên Hợp Quốc nhưng "chúng tôi sẵn sàng thảo luận
về điều đó".
Tổng thống Mỹ Barack
Obama cũng tuyên bố ông không loại trừ khả năng trang bị vũ khí cho quân nổi dậy
Libya để họ lật đổ đại tá Gaddafi. Trả lời một cuộc phỏng vấn, ông Obama nói
rằng đại tá Gaddafi đang suy yếu nhanh và rút cục sẽ phải từ bỏ quyền lực.
Trong hôm qua (29/3), các lực lượng ủng hộ Gaddafi đã đẩy quân nổi dậy lùi 10km
từ ranh giới họ giành quyền kiểm soát trong những ngày gần đây sau các cuộc oanh
kích của liên quân. Hiện quân nổi dậy đã rút về phía đông, qua thị trấn Ras
Lanuf.
Ở London, các nước tham dự Hội nghị quốc tế bàn về khủng hoảng Libya đã nhất trí
thành lập một nhóm liên lạc, gồm cả các chính phủ Ảrập, để phối hợp giúp đỡ
Libya thời hậu Gaddafi.
Trước đó, khi khai mạc hội nghị về khủng hoảng Libya ở London, Thủ tướng Cameron
tuyên bố đại tá Gaddafi "vi phạm trắng trợn" các nghị quyết của Liên Hợp Quốc.
"Người dân ở Misrata tiếp tục phải hứng chịu các vụ tấn công chết người từ chính
quyền", ông nói.
"Gaddafi đã dùng các tay súng bắn tỉa bắn vào người dân và để mặc họ chảy máu
đến chết trên đường phố. Ông ta cắt thực phẩm, nước sinh hoạt và điện để ép dân
chúng quy phục".
Các luật sư của chính phủ Anh cũng đã bật đèn xanh cho dự định cấp vũ khí cho
phe đối lập ở Libya, một động thái có thể làm leo thang sự can dự của Anh vào
xung đột đất nước Bắc Phi này.
Một phái viên Liên Hợp Quốc sẽ sớm tới Libya để thuyết phục đại tá Gaddafi rời
khỏi đất nước. Ngoại trưởng Italy Franco Frattini cho biết ông đang kêu gọi Liên
minh châu Phi cho lãnh đạo Libya một nơi trú ẩn - mặc dù ông thừa nhận rằng chưa
có một nước nào sẵn sàng làm như vậy.
Thanh Hảo (Theo Mail, BBC)