Trung Quốc hẳn nhiên là sẽ rất không vui với việc Nhật mua đảo tranh chấp, nhưng Nhật có thể đã ngăn chặn được một cuộc tranh cãi ngoại giao thậm chí còn lớn hơn thế.
Trung - Nhật đối thoại chóng vánh
Nhật - Hàn 'hạ nhiệt' vì Mỹ
Nếu chiến tranh Trung-Nhật xảy ra, bên nào sẽ thắng?
Nhật bỏ 26 triệu USD mua quần đảo Senkaku
Chiều ngày 15/8, 14 người Hong Kong đã đến vùng biển Sekaku/Điếu Ngư trên tàu Khải Phong - 2. Hai tàu của Lực lượng tuần duyên Nhật Bản kẹp chặt tàu Khải Phong-2. |
Cuộc tranh cãi quanh quần đảo Senkaku – một nhóm các đảo nhỏ mà Trung Quốc gọi là Điếu Ngư – đã có thêm một diễn biến mới vào hôm thứ Tư tuần qua khi phương tiện truyền thông của Nhật cho hay: chính quyền nước này sẽ mua các đảo với giá 2,05 tỉ yen (tương đương 26,1 triệu USD) từ gia đình đã thuê đảo từ những năm 1970.
Tờ Yomiuri và Asahi trích dẫn các nguồn tin từ chính phủ và cho hay chính quyền và gia đình nhà Kurihara đã đạt được một thỏa thuận trong các phiên đàm phán bí mật hôm thứ Hai vừa qua.
Thông tin trên đã dấy lên phản ứng giận dữ có thể lường trước được từ phía Trung Quốc. Phát ngôn viên Hồng Lỗi của Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã nói với các phóng viên rằng: “Việc họ quốc hữu hóa quần đảo Điếu Ngư/Senkaku vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Trung Quốc và làm tổn thương tới cảm xúc của người dân Trung Quốc”.
“Tôi nhấn mạnh rằng bất kỳ một hành động đơn phương nào của họ đối với quần đảo Điếu Ngư đều là bất hợp pháp và không có căn cứ. Quyết tâm bảo vệ chủ quyền của Trung Quốc là không đổi. Trung Quốc đang quan sát tình hình và sẽ sử dụng các biện pháp cần thiết để bảo vệ chủ quyền của mình” – phát ngôn viên Hồng Lỗi nói thêm.
Quần đảo tranh chấp này cách Tokyo 1.250 dặm, bao gồm một số đảo lớn và các đảo đá là một ngư trường dồi dào, được cho là nơi có trữ lượng lớn về khí đốt và dầu lửa. Một phương án khác cho quần đảo này có thể dấy lên nhiều tranh cãi hơn nữa giữa đôi bên.
Mong muốn quốc hữu hóa quần đảo Senkaku của Nhật Bản nảy sinh từ khi một vị lãnh đạo của Nhật là Thị trưởng Tokyo Shintaro Ishihara tuyên bố rằng ông muốn mua lại quần đảo này nhằm “bảo vệ” các đảo khỏi sự can thiệp của Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản Yoshihiko Noda rõ ràng là không tán thành việc ba trong số 5 đảo của quần đảo này rơi vào tay người Trung Quốc.
Trong vài tuần, ông đã thông báo việc bỏ thầu cạnh tranh khi mà Ishihara và những người thân cận dự định gây quỹ hơn 1,4 tỉ yen thông qua quyên góp từ người dân.
Tuy nhiên, có vẻ như lúc này thì ông Noda đã thắng thầu. Các báo Nhật đưa tin rằng các bên đang muốn đóng dấu vào thỏa thuận trong một vài tuần tới, chờ đợi nội các thông qua.
“Chúng tôi đang đàm phán với chủ sở hữu đảo trong khi vẫn đang cố gắng nắm bắt tình hình giữa [chính quyền trung ương] và chính quyền Tokyo” – Người phát ngôn của nội các Nhật là ông Osamu Fujimura nói. “Sẽ có thông báo khi chúng tôi đạt được một kết quả sau khi hoàn tất quá trình”.
Tranh cãi tại Senkaku/Điếu Ngư là một trong những vụ biến động nhất liên quan tới tranh cãi biển đảo trong mùa hè này ở Đông Á. Ngoài vụ việc này, Nhật Bản còn vướng mắc vào tranh cãi với Hàn Quốc về quần đảo Dokdo/Takeshima ở biển Nhật Bản.
Tâm lý nhượng bộ có vẻ chiếm ưu thế hơn trong cuộc tranh cãi với Hàn Quốc, sau khi Seoul tuyên bố rằng cuộc tập trận được lên kế hoạch cho cuối tuần này sẽ không bao gồm việc đổ bộ lên các đảo Dokdo/Takeshima.
Người phát ngôn của Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung-bak phủ nhận rằng việc hủy ‘đổ bộ’ lên đảo không phải nhằm xoa dịu Nhật Bản. “Tập trận quốc phòng tại Dokod không chỉ đơn giản là tập trận quân sự. Đây là một cuộc tập trận có tính chất chính trị nhằm thể hiện rõ quyết tâm chính trị của chúng tôi, không khoan nhượng với bất kỳ hành động khiêu khích nào đối với lãnh thổ thiêng liêng của chúng tôi” – người phát ngôn này nói.
Các tranh cãi xung quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư khiến Mỹ đặc biệt đau đầu. Theo hiệp ước an ninh Mỹ-Nhật ký năm 1960, Washington sẽ phải giúp đỡ Nhật Bản khi lãnh thổ của đồng minh này có thể bị tấn công. Nhưng trong suốt chuyến công du vừa rồi của Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton tới Bắc Kinh, bà vẫn khẳng định rằng Mỹ không chủ trương ủng hộ việc bên này tuyên bố chồng lấn lên bên kia. Tuyên bố này của bà Clinton đưa ra ngày sau khi Trung Quốc nói rõ rằng họ không hoan nghênh bất kỳ can dự nào của Mỹ.
Tranh cãi mới đây nhất tại quần đảo này nổ ra vào tháng 9/2010 khi một tàu cá của Trung Quốc đụng độ với hai tàu tuần duyên của Nhật gần quần đảo này. Trong một nỗ lực nhằm ngăn chặn căng thẳng leo thang, Nhật quyết định tạm giữ thuyền trưởng tàu cá nhưng sau đó thả người này ra và không kết tội nào.
Đặt kế hoạch quốc hữu hóa sang một bên thì Thủ tướng Nhật Noda có vẻ như muốn quyết tâm xoa dịu căng thẳng bằng việc đồng ý không cho xây dựng đê chắn sóng hoặc bất kỳ cơ sở/công trình nào khác trên đảo vì Trung Quốc luôn cảnh báo rằng việc làm này có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Trái lại, Thị trưởng Tokyo Ishihara lại ngụ ý rằng ông muốn xây dựng một đài quan sát thủy văn và cả bến tàu, và mới đây, ông lại kêu gọi xây dựng một nơi trú bão cho các tàu cá của Nhật trong khu vực này.
Ishihara nói rằng chủ sở hữu các đảo ở Senkaku/Điếu Ngư nói với ông rằng thỏa thuận này vẫn chưa được chốt, trong khi các quan chức Tokyo nói rằng các bên vẫn đang bỏ thầu.
Các cuộc tranh giành mới đây nhất đã thổi bùng lên ngọn lửa dân tộc trào dâng ở cả hai nước. Nhật đã bắt giữ một nhóm nhà hoạt động làm việc tại Hong Kong sau khi họ đổ lên một đảo vào tháng trước. Đến khi các nhà hoạt động của Nhật cũng đổ bộ lên các đảo này vài ngày sau đó, làn sóng biểu tình phản đối Nhật dấy lên khắp các thành phố của Trung Quốc.
Nếu như những gì giới truyền thông đưa tin là đúng thì kể cả việc đưa Thị trưởng Ishihara ra khỏi phương trình có thể vẫn là một động thái nhạy cảm của Thủ tướng Noda. Nhưng chỉ riêng một động tác đó thôi vẫn là chưa đủ để khiến cho giới truyền thông Trung Quốc 'tâm phục khẩu phục'.
"Khó có thể nào cải thiện được mối quan hệ bế tắc giữa Trung Quốc và Nhật Bản nếu như chính phủ Nhật tiếp tục chấp nhận cách tiếp cận hai mặt khi một mặt vừa bày tỏ thiện chí nhưng mặt khác lại để cho các lực lượng cánh hữu thúc ép cả chính phủ và dư luận" - trích một bài xã luận đăng tải trên tờ Nhân dân Nhật báo của Trung Quốc tuần qua.
- Lê Thu (theo GP)
Trung - Nhật đối thoại chóng vánh
Trong ngày làm việc cuối cùng tại Hội nghị APEC diễn ra tại Nga, Thủ tướng
Nhật Bản Yoshihiko Noda và Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào đã có cuộc nói chuyện
chóng vánh.
Nếu chiến tranh Trung-Nhật xảy ra, bên nào sẽ thắng?
Hiện nay Nhật Bản vẫn mang hình ảnh là quốc gia yếu về quân sự, nhưng theo các nhà phân tích quốc phòng, nếu chiến tranh hải quân xảy ra sẽ không là một cuộc chiến dễ xơi cho láng giềng Trung Quốc.
Nhật bỏ 26 triệu USD mua quần đảo Senkaku
Nhật Bản đã đạt được một thỏa thuận chung về việc mua quần đảo
Senkaku (đang tranh chấp với Trung Quốc) từ các
chủ sở hữu tư nhân với giá khoảng 26 triệu USD.
Nhật Bản muốn hạ nhiệt với Trung Quốc
Tokyo phản đối các cuộc biểu tình của người dân Trung Quốc và đốt
cờ Nhật nhưng kêu gọi hai bên nên có tiến triển trong quan hệ 'đôi bên có lợi' với
Bắc Kinh.
Quân đội Nhật Bản mạnh thế nào?
Quân Nhật được trang bị vũ khí chiến đấu hiện đại và đắt tiền
nhưng chưa được thử nghiệm trận mạc do nước này không tham gia các cuộc xung đột
vũ trang kể từ khi bị đánh bại hồi Thế chiến II.
Trung Quốc 'dọa' dùng vũ lực với Nhật Bản
Phản ứng trước động thái Nhật Bản ra Sách trắng Quốc
phòng, người phát
ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc Cảnh Nhạn Sinh bày tỏ phẫn nộ.
Nhật Bản trong thế tam nan với 3 cường quốc
Gần như cùng một lúc, Nhật Bản vướng vào ba cuộc tranh chấp các đảo với các quốc
gia láng giềng hùng mạnh. Giải pháp thì chưa có, nhưng sóng gió thì dâng trào.
|