Các chuyên gia vận động chiến dịch chính trị từ lâu tin rằng các cuộc tranh luận trực tiếp không thực sự quan trọng trong chiến dịch dài hơi. Sau năm nay có vẻ như mọi việc sẽ thay đổi.
Từ trái qua: ứng viên Mitt Romney của đảng Cộng hòa, người dẫn dắt chương trình Bob Schieffe của đài CBS và Tổng thống Barack Obama |
Không có gì quá ngạc nhiên khi mọi kỳ vọng sẽ rất cao cho 90 phút đối mặt giữa Mitt Romney và Tổng thống Obama tại bang Florida vừa rồi về vấn đề chính sách đối ngoại.
Ngay từ lúc khởi đầu chiến dịch, nếu nói rằng cuộc tranh luận thứ ba về chính sách đối ngoại rất then chốt đối với cuộc đua, nhiều người sẽ cảm thấy đó thật khôi hài, vì như hãng Gallup chỉ ra, vấn đề kinh tế đang làm cử tri Mỹ nhức đầu hơn cả.
Nhưng kể từ khi vụ tấn công tại Benghazi, Libya được đưa ra ánh sáng, các vấn đề đối ngoại đã trở thành tâm điểm cho cuộc tranh cử. Vấn đề nằm ở chỗ, chính sách đối ngoại Mỹ ảnh hưởng trực tiếp và sâu sắc tới kinh tế và an ninh của nước Mỹ.
Các cử tri vốn dĩ quan tâm tới các vấn đề toàn cầu ít hơn rất nhiều so với mức độ dành cho kinh tế, nhưng cuộc tranh luận ngày hôm nay giữa hai ứng viên về chính sách đối ngoại vẫn có thể làm đảo ngược tình thế giữa hai ứng viên. Đây là đêm mà Tổng thống Barack Obama và đối thủ của ông là Mitt Romney buộc phải thể hiện được dấu ấn lãnh đạo của mình trước khi rời khỏi bục tranh luận.
Trước cuộc tranh luận, các kỳ vọng cho Obama rõ ràng cao hơn Romney.
Trong vai trò của Tổng tư lệnh đương nhiệm, ông Obama đã phải giải thích rất nhiều rắc rối về chính sách đối ngoại. Nhưng ông Romney cũng chẳng dễ chịu hơn khi phải phơi bày sự thiếu kinh nghiệm cũng như thiếu nhất quán trong chính sách đối ngoại của mình.
Suốt 90 phút tranh luận căng thẳng, Obama đã trở lại bục tranh luận với tư cách là một Tổng tư lệnh thật sự, sắc sảo và 'phát tiết tinh hoa', thể hiện rõ các di sản trong suốt 4 năm cầm quyền. Ngay từ câu đầu tiên cho tới những câu cuối cùng, ông luôn khẳng định rằng những gì ông làm là để bảo vệ nước Mỹ, người dân Mỹ.
Chiến dịch của ông Obama luôn tranh thủ chiếm cảm tình từ cử tri, và thể hiện ông là một lãnh đạo đã chấm dứt các cuộc chiến tranh, chứ không phải là người muốn bắt đầu các cuộc chiến khác như cách mà ông cho là Romney đang sẵn sàng làm với Iran.Câu chuyện Tổng thống kể về cuộc trò chuyện với một cô gái tại khu tưởng niệm hai tòa tháp đôi bị đánh sập một lần nữa rung động tâm can của người Mỹ, nhắc họ nhớ lại thời khắc kinh hoàng đã qua, kẻ thù đã được tiêu diệt, và trên hết, Obama gửi đi thông điệp rằng ông muốn bảo vệ người dân, để những thảm kịch đó không lặp lại và kẻ ác sẽ phải đưa ra trước công lý.
Trước đó, Obama từng nhấn mạnh rằng ông không chỉ là một ứng cử viên, mà còn là một tổng thống – người đã phải chứng kiến cảnh các quan tài kẽm được gửi về nhà (tất nhiên, bằng cách này ông hạ thấp vị thế của cựu Thống đốc bang Massachusetts)
Nhiệm vụ của ông Romney là phải làm suy yếu ưu thế của ông Obama - người mà cử tri tin rằng có thể giải quyết các vấn đề quốc tế và đảm bảo an ninh quốc gia. Các thăm dò cho thấy Romney đã phần nào thu hẹp khoảng cách với đương kim Tổng thống.
Romney muốn để cho các cử tri có ấn tượng rằng Obama – người đã tiêu diệt Osama bin Laden – đã để cho quyền lợi của Mỹ tuột khỏi khu vực Trung Đông và sa chân vào châu Á.
Tuy nhiên, Obama đã tấn công đối thủ của mình ngay từ những phút mở màn:
"Tôi biết là ông chưa từng kinh qua một vị trí nào phải thực thi chính sách đối ngoại, nhưng mỗi lần ông đưa ra một ý kiến nào đó, ông đều sai cả" - Obama nói.
Trong suốt 90 phút tranh luận, không dưới 3 lần ông Obama chỉ ra các mâu thuẫn trong tầm nhìn của ông Romney, tính từ năm 2008 - thời điểm mà cả hai ông đều tranh cử Tổng thống.Obama rất tỉnh táo chỉ ra các sai lầm của đối thủ khi ông nhắc lại rằng trong suốt chiến dịch tranh cử, ông Romney nói rằng Nga chính là kẻ thù số một về địa chính trị của Mỹ.
"Ngài Thống đốc, khi đề cập tới chính sách đối ngoại của chúng ta, dường như ông muốn áp dụng các chính sách đối ngoại từ những năm 1980, có vẻ như ông chỉ muốn thực thi các chính sách xã hội từ những năm 1950 và chính sách kinh tế từ những năm 1920" - Obama phản biện.
Sau khi Romney chỉ trích kế hoạch ngân sách đối với Lầu Năm Góc của chính quyền Obama, và nói rằng Hải quân Mỹ giờ có ít tàu chiến hơn là hồi kế thúc Chiến tranh Thế giới I, Tổng thống Obama đã tranh thủ vạch ra ngay điểm yếu của đối thủ.
'Tôi nghĩ rằng Thống đốc Romney có thể đã không dành đủ thời gian để nghiên cứu xem quân đội của chúng ta vận hành như thế nào. Chẳng hạn, ngài nói rằng Hải quân có ít tàu hơn hồi năm 1916. Thưa ngài Thống đốc, chúng ta cũng có ít ngựa và lưỡi lê hơn vì bản chất của quân đội đã thay đổi. Chúng ta có những thứ được gọi là tàu sân bay để các máy bay hạ cánh trên đó".
Mặc dù cuộc bầu cử đã quá cận kề để có thể bác bỏ tầm quan trọng của bất kỳ khoảnh khắc nào có thể trở thành điểm xoay chiều có thể xuất hiện từ giờ cho tới 2 tuần nữa, nhưng với phần thể hiện sắc sảo hơn và thuyết phục hơn trong phiên tranh luận này, rõ ràng Obama đã giành được ưu thế hơn về mặt chiến lược cũng như tầm nhìn, và di sản thật sự trong chính sách đối ngoại của mình.
Suốt cả một năm qua, các vấn đề quốc tế đã đóng vai trò ‘sơ loại’ cho cả cuộc đấu, giờ là lúc chúng được nhận sự công bằng và quan tâm thích đáng. Bởi Tổng thống Mỹ là người trên thực tế phải đương đầu với vấn đề thế giới thậm chí trong những thời điểm xử lý vấn đề trong nước.
Đây là các cuộc thăm dò do một số mang lưới thông tin tiến hành ngay khi màn
tranh luận về chính sách đối ngoại kết thúc vài giờ vừa qua.
Thăm dò của đài CBS về các cử tri đã được nhận diện cho thấy 53% cử tri khẳng định Obama giành phần thắng, chỉ có 23% số cử tri như vậy nói rằng Romney thắng. Còn 24% còn lại nói rằng cuộc tranh luận kết thúc với tỉ số hòa. Còn về khía cạnh ai đã làm tốt hơn trong vấn đề an ninh quốc gia, 64% cho rằng đó là Obama, còn Romney chỉ được 36% tỉ lệ ủng hộ. Khảo sát của CNN đối với các cử tri đã đăng ký bầu cử và có xem tranh luận cho thấy một bức tranh có đôi chút khác biệt, nhưng Obama vẫn ở vị thế dẫn đầu. 48% người được hỏi nói rằng Tổng thống đã trình bày tốt hơn, còn 40% nói rằng Romney mới là người xuất sắc. Tổng thống Obama cũng giành phần thắng trong cuộc chơi kỳ vọng, với dữ liệu của CNN cho thấy 59% người dân nói rằng Tổng thống làm tốt hơn so với kỳ vọng, chỉ có 15% người nói rằng ông không thể đáp ứng như mong mỏi. Trong khi đó, Romney cũng đáp ứng được phần nhiều kỳ vọng của người dân, với tỉ lệ 44% người đồng tình quan điểm này, còn 26% người dân nói rằng họ thấy ông thể hiện tệ hơn. Chỉ còn 2 tuần nữa là nước Mỹ bỏ phiếu chính thức, nhưng có hơn 4 triệu lá phiếu bỏ sớm đã được kiểm tại hơn 24 bang. Trừ khi có thay đổi chiến lược vào phút chót trong mỗi phe, còn không thì có vẻ như ông Obama đang trên đà thắng lợi tại các bang và quận Columbia. Tổng số các bang này chiếm tới 237 phiếu đại cử tri, trong khi ứng viên Tổng thống chỉ cần có 270 phiếu đại cử tri là thắng cử. Hiện ứng viên Mitt Romney có khoảng 191 phiếu đại cử tri. 110 phiếu đại cử tri còn lại sẽ rơi vào các bang sau: Florida (29), North Carolina (15), Virginia (13), New Hampshire (4), Iowa (6), Colorado (9), Nevada (6), Ohio (18) and Wisconsin (10). |
- Lê Thu (tổng hợp)
"Hiệp cuối" Obama-Romney: Nảy lửa về đối ngoại
Barack Obama và đối thủ phe Cộng hòa Mitt Romney, sáng nay (23/10,
giờ VN), đã thách thức nhau về chính sách ngoại giao trong cuộc tranh luận lần 3
và cũng là cuối cùng của họ trong bối cảnh chiến dịch tranh cử chỉ còn 2 tuần
nữa.
Obama - Romney: Màn đấu trí cuối cùng
Cuộc tranh luận này sẽ là về vấn đề nước Mỹ ứng xử thế nào với thế giới. Đây là thời khắc cho họ thể hiện vị thế lãnh đạo thật sự của một siêu cường.
Bầu cử Mỹ: Obama đang bứt phá
Theo khảo sát mới đây nhất của hãng Gallup, số người Mỹ cho rằng Tổng thống
Barack Obama thể hiện tốt hơn đối thủ Mitt Romney sau vòng tranh luận trực tiếp
lần hai tăng lên.
Obama - Romney: Cuộc đua chưa ngã ngũ
Cuộc đua đến Nhà Trắng của Obama và Romney vẫn chưa ngả ngũ
khi những lá phiếu trung lập vẫn chưa tìm được người chiến thắng.
Obama trở lại, lợi hại bội phần
Cuối cùng thì Tổng thống Barack Obama cũng trở lại và trông đã có vẻ như một người
thực sự muốn chiến đấu thêm một nhiệm kỳ nữa. Và có vẻ như giờ thì ông có thể thở phào vì hoàn thành tốt nhiệm vụ lần này.
"Hiệp hai" Obama-Romney: Kẻ tám lạng, người nửa cân
;Những lời lẽ sắc bén đã bay qua bay lại giữa Tổng thống Obama và đối thủ đảng
Cộng hòa Mitt Romney trong cuộc tranh luận trực tiếp vòng hai diễn ra vào sáng
nay
Nỗi thất vọng mang tên Obama
Giờ đây thật khó gợi lại được mức độ hào hứng đã bao phủ quanh ứng viên Obama của năm 2008.
Xin lỗi Romney, đơn giản là Obama đã thắng!
Dù Romney có xuất sắc đến mấy, giới truyền thông có thêu dệt về các kịch bản đầy kịch tính đến mấy thì một phép toán đơn giản cũng chỉ ra thực tế rằng: Obama đã thắng cử.
Obama - Romney hiệp 1: Tầm ảnh hưởng của thắng thua
Tổng thống Barack Obama và đối thủ đảng Cộng hòa Mitt
Romney đã tranh cãi gay gắt về chương trình kinh tế tại màn tranh
luận trực tiếp đầu tiên trong mùa bầu cử tổng thống Mỹ năm
nay.
Tranh luận thua, Obama gánh ‘lời nguyền đương nhiệm’
Cũng giống như
nhiều người tiền nhiệm của mình, Tổng thống Obama đã trở thành nạn nhân trong
đêm tranh luận đầu tiên vì quá nhiều kỳ vọng, nóng nảy và vì một đối thủ khát
khao chiến thắng.
Cuộc "khẩu chiến" Obama - Romney đầu tiên
Cuộc tranh luận đầu tiên trong cuộc đua vào ghế tổng thống Mỹ 2012
giữa Barack Obama và đối thủ đảng Cộng hòa Mitt Romney diễn
ra tại trường đại học Denver từ 9h tối ngày 4/10 giờ địa phương
|