Để đánh chìm chiến hạm hùng mạnh nhất của phát xít Đức, Hải quân Anh đã phải huy động 6 thiết giáp hạm cùng hàng chục tàu tuần dương, tàu khu trục và đông đảo máy bay ném ngư lôi cùng tác chiến.

Bismarck là thiết giáp hạm của Hải quân Đức, được coi là chiến hạm tối tân nhất từng tham gia trận đánh tại khu vực Đại Tây Dương trong Thế chiến II.

Được hạ thủy vào tháng 2/1939, Bismarck là chiến hạm lớn nhất của Đức với trọng tải lớn hơn mọi tàu chiến châu Âu, ngoại trừ HMS Vanguard. Bismarck có lượng giãn nước 50.000 tấn, rộng 36m, dài 251m, với thủy thủ đoàn hơn 2.200 người. Thân tàu được bọc lớp vỏ giáp dày 32cm để chống đạn pháo xuyên vào trong tàu. Dàn hỏa lực của Bismarck gồm 8 khẩu pháo 380 cỡ nòng 380mm, 12 khẩu 150mm cùng 16 pháo phòng không SK-C/33.

{keywords}
Chiến hạm Bismarck vào năm 1940

Với tốc độ tối đa 30 hải lý/giờ, Bismarck là một trong những tàu chiến nhanh nhất vào thời điểm đó.

Trong quá trình phục vụ vỏn vẹn 8 tháng và dưới quyền chỉ huy duy nhất của Đại tá Hải quân Ernst Lindemann, Bismarck tham gia chiến dịch duy nhất vào tháng 5/1941 với tên mã chiến dịch là Rheinübung.

{keywords}
Bismarck neo ở cảng Hamburg

Tàu chiến này cùng tàu tuần dương hạng nặng Prinz Eugen rời Gotenhafen (Gdynia) vào sáng 19/5/1941 đột phá ra Đại Tây Dương với mục đích đánh chặn và tiêu diệt các đoàn tàu vận tải đang trên đường từ Bắc Mỹ đến Anh. Tuy nhiên, cả hai nhiều lần bị phát hiện ngoài khơi Scandinavia, và các đơn vị của Hải quân Hoàng gia Anh được bố trí để chặn đường.

{keywords}
Bismarck nhìn từ Prinz Eugen sau Trận chiến eo biển Đan Mạch

Trong trận chiến eo biển Đan Mạch, Bismarck đã đụng độ và tiêu diệt chiếc tàu chiến-tuần dương HMS Hood vốn là niềm kiêu hãnh của Hải quân Hoàng gia Anh, và buộc thiết giáp hạm Prince of Wales phải rút lui.

Bismarck bị bắn trúng ba lần, và bị rò rỉ nhiên liệu từ một thùng chứa bị vỡ khiến nhiên liệu bị lẫn với nước biển và không sử dụng được.

{keywords}
Bismarck đang bắn dàn pháo chính trong trận chiến.

Bismarck buộc phải tiến về cảng của Pháp để sửa chữa dưới sự yểm trợ của tàu Prinz Eugen. Nắm được tin này, người Anh điều tất cả tàu của họ trong khu vực cùng với các máy bay chiến đấu để đuổi theo Bismarck.

Vào sáng 27/5/1941, Bismarck đã bị tổng lực gồm máy bay ném ngư lôi, thiết giáp hạm Anh tấn công và chìm sau 3 giờ chống trả. Chỉ 114 thủy thủ trong hơn 2.200 người trên tàu sống sót.

{keywords}
Những người còn sống sót của chiếc Bismarck đang được vớt lên chiếc HMS Dorsetshire ngày 27 tháng 5 năm 1941

Xác tàu Bismarck được tìm thấy ngày 8/6/1989 bởi tiến sĩ Robert Ballard - nhà hải dương học tìm ra tàu Titanic.

Thanh Hảo

Ngày này năm xưa: Ám ảnh chết chóc tại "Tử cấm thành của Apple" ở TQ

Ngày này năm xưa: Ám ảnh chết chóc tại "Tử cấm thành của Apple" ở TQ

Ngày 25/5/2010, người lao động thứ 10 tại nhà máy sản xuất iPhone Foxconn tự vẫn bằng cách nhảy từ tầng 7 của ký túc xá xuống đất.

Ngày này năm xưa: Tiêu diệt đôi tình nhân khét tiếng Mỹ

Ngày này năm xưa: Tiêu diệt đôi tình nhân khét tiếng Mỹ

Ngày 23/5/1934, cặp đôi tội phạm khét tiếng nhất nước Mỹ Clyde Barrow và Bonnie Parker bị cảnh sát bang Louisiana và Texas bắn chết

Ngày này năm xưa: Trận động đất kinh hoàng hơn bom nguyên tử

Ngày này năm xưa: Trận động đất kinh hoàng hơn bom nguyên tử

Động đất mạnh 9,5 độ Richter ở miền nam Chile ngày 22/5/1960 được xem là cơn địa chấn có sức tàn phá khủng khiếp nhất trong lịch sử nhân loại.

Ngày này năm xưa: Chuyến bay chấn động của người hùng nước Mỹ

Ngày này năm xưa: Chuyến bay chấn động của người hùng nước Mỹ

Ngày 21/5/1927, phi công người Mỹ Charles A. Lindbergh đã thực hiện thành công chuyến bay một mình và không nghỉ xuyên Đại Tây Dương kéo dài 33,5 tiếng đồng hồ.

Ngày này năm xưa: Tai nạn máy bay thảm khốc ở Ai Cập

Ngày này năm xưa: Tai nạn máy bay thảm khốc ở Ai Cập

Ngày 20/5/1965, một chiếc Boeing 720-B đã bị rơi gần sân bay Cairo, Ai Cập, khiến 122 người thiệt mạng.