- Trong lúc đất nước đang cần những tâm hồn lớn để nói lên tâm trạng của dân tộc, thì các nhạc sĩ lại chỉ chú tâm đi kiện. Thật không có lời nào tả hết về nỗi xấu hổ trước sự việc trên…
Nghệ thuật cần những trái tim lớn
Nhiếp ảnh lép vế tại giải thưởng Nhà nước
Vì sao ít tác phẩm múa xét Giải thưởng Nhà nước?
Phim truyền hình thất sủng ở Giải thưởng Nhà nước
Thành tích có một, sao lắm giải thưởng thế?
Ai xứng với giải thưởng nghệ thuật cao quý?
Giải thưởng nghệ thuật thừa thãi scandal
Dù đã có tên trong danh sách xét duyệt giải thưởng của Hội đồng cấp Bộ ở lĩnh vực âm nhạc, sáng ngày 27/7, nhạc sĩ Đinh Quang Hợp vẫn trực tiếp gửi đơn kiến nghị có chữ ký của 11 nhạc sĩ đến Vụ trưởng Vụ Thi đua khen thưởng và Chánh thanh tra Bộ.
11 nhạc sĩ ký tên vào lá đơn bao gồm 5 nhạc sĩ ở Hà Nội: Đinh Quang Hợp, Ngọc Khuê, Đoàn Bổng, Lê Việt Hoà và Thế Song; phía Nam có nhạc sĩ Hoàng Hà, Văn Thành Nho, Trương Tuyết Mai, Phan Long, Triều Dâng và Trần Viết Bính.
Nội dung đơn yêu cầu Hội nhạc sĩ cho biết toàn bộ biên bản bỏ phiếu của từng người một và công khai, dân chủ cho toàn bộ 68 nhạc sĩ biết về việc bỏ phiếu, cho điểm của các tác phẩm ra sao? Ngoài những yêu cầu trên, nhạc sĩ Đinh Quang Hợp cũng muốn biết rõ những ai ngồi ở vị trí Hội đồng cấp Bộ.
Tác giả Mùa xuân làng lúa, làng hoa không giấu niềm vui khi được đưa vào danh sách xét duyệt lần hai.
Cùng
tâm trạng với nhạc sĩ Đinh Quang Hợp, nhạc sĩ Ngọc Khuê khẳng định với
báo chí rằng đơn kiến nghị không nằm ngoài mục đích để “danh sách xin
xét giải thưởng cấp Bộ thật sự xứng đáng”.
Nhạc sĩ Doãn Nho vẫn miệt mài sáng tác bên cây đàn thân thuộc
Tìm gặp nhạc sĩ Doãn Nho –
một trong năm nhạc sĩ có đơn kiện về việc tác phẩm của nhạc sĩ Trọng
Bằng không xứng đáng đề cử giải thưởng Hồ Chí Minh hồi năm 2006, vị nhạc
sĩ của “Năm anh em trên một chiếc xe tăng” tràn đầy tâm huyết với thời cuộc, nhân thế, đất nước, nay trầm lắng, tâm tư:
“Cách đây năm năm, chúng tôi đi kiện là vì sự công bằng, công lý trong nghề, vì một sự thật không thể và không nên che giấu, chứ không phải đấu tranh để “đòi” giải thưởng cho chính chúng tôi.
Đối với người làm nghệ thuật, người yêu mến âm nhạc và cống hiến cho âm nhạc thực sự, thì phải hoạt động vì sự thôi thúc nội tâm và tác phẩm đã viết ra với sự tâm huyết, máu thịt của mình thì chỉ có một nguyện vọng là được vang lên trước công chúng là thỏa mãn rồi. Nếu một cơ quan, ban ngành nào đó đánh giá đúng và khen ngợi, ghi nhận tác phẩm thì rất vui, nhưng nếu không thì cũng đâu có sao.
Nhạc sĩ Doãn Nho đã đoạt giải thưởng Nhà nước. Dù tuổi đã cao nhưng cảm thức sáng tạo vẫn luôn cháy bỏng, ông mới có một ca khúc về biển và hải đảo Việt Nam, gửi gắm tình yêu tha thiết quê hương tươi đẹp.
Công chúng và lịch sử sẽ đánh giá công bằng, chẳng có giải thưởng nào cao hơn sự ghi nhận của công chúng. Trong lúc đất nước đang cần những tâm hồn nghệ thuật lớn để nói lên tâm trạng của dân tộc, thì các nhạc sĩ lại chỉ chú tâm đi kiện. Thật không có lời nào tả hết về nỗi xấu hổ trước sự việc trên…”
Hòa Bình