-
Kết hợp chất liệu âm nhạc dân tộc với tư duy hiện đại đang là công
thức làm nên thành công cho nhiều nghệ sĩ trên thế giới, trong đó có
Việt Nam.
Đêm nhạc world music của Aly Keita và Karreyce Fotso - hai tài năng đến từ Tây Phi đã trở thành điểm nhấn cho toàn bộ hoạt động âm nhạc Francophonie năm nay. Không trình diễn âm nhạc đại chúng, những âm thanh mang đậm màu sắc dân tộc được tôn vinh đã mang về cho cặp đôi nhiều giải thưởng danh giá trên đất nước Pháp cũng như khối cộng đồng Pháp ngữ.
Sự sống dậy mạnh mẽ của âm nhạc mang âm hưởng dân tộc hay nhóm thiểu số trong những năm trở lại đây cho thấy xu hướng trở về nguồn cội của văn hóa đang hòa trộn một cách ăn ý với việc mở rộng khả năng thưởng thức chúng trên toàn thế giới. Một trong những minh chứng cho điều này là thành quả world music của Nguyên Lê với chất liệu âm nhạc dân tộc Việt - người vừa được tiếp tục được vinh danh với giải thưởng Django Reinhardt - giải thưởng dành cho nhạc sĩ guitar jazz xuất sắc nhất trong năm của Viện Hàn lâm Jazz tại Pháp hồi tháng 1/11. Bên cạnh đó "À ơi" của Quyền Thiện Đắc hiện cũng đang nhận được nhiều bình luận tích cực từ giới quan sát nước ngoài tại Việt Nam.
Trong buổi hòa nhạc tại Trung tâm văn hóa Pháp tối 22/3 Aly Keita khoác trên mình trang phục cổ truyền và chơi trên cây đàn balafon cho chính tay anh làm. Đây là một loại đàn phiến gỗ của Tây Phi có âm thanh tương tự với đàn T'nưng của Việt Nam. Tuy nhiên âm thanh của đàn T'nưng trong trẻo hơn, còn âm thanh của đàn balafon thì lớn, chắc và dày hơn, ngoài ra còn có độ ngân dài.
Balafon được tạo thành bởi các phiến gỗ có kích cỡ khác nhau, ở dưới được thêm vào một bộ những quả bầu gỗ to nhỏ để cộng hưởng. Aly Keita dùng 2 chiếc dùi tương tự như dùi trống nhưng có đầu tròn rỗng để gõ trên những phiến gỗ.
Ngay từ khi Aly Keita bước ra sân khấu với cây đàn kì lạ, những tràng pháo tay đã nổi lên. Anh chơi những bản nhạc hết sức tự nhiên và người ta không thể phân biệt nổi nó được sáng tác từ bao giờ nơi vùng đất quê hương anh. Aly Keita cho biết anh thuộc khoảng 1000 bài hát và được học chơi nhạc cụ truyền thống này từ cha và ông nội. Nó được truyền đời trong gia đình lớn của anh.
Khi nghe anh nói hay chơi nhạc, người ta luôn thấy ở anh sự chia sẻ nhiệt huyết của mình. Anh truyền cho những người xung quanh với ánh mắt lung linh hy vọng và luôn nở nụ cười. Anh có nhiều lý do để nở nụ cười. Đó là gần đây nhất anh ra Album solo đầu tiên Akwaba Inisene, chỉ ra cách đây không lâu đã được xếp trong Top 20 bảng xếp hạng Châu Âu « World Music Charts » ; cùng với đó là nhiều dự án âm nhạc với các nghệ sỹ tên tuổi - ước mơ giới thiệu khắp thế giới cây đàn balafon.
Khán giả còn kinh ngạc và vui thích hơn nữa khi Karreyce Fotso xuất hiện. Cô gái trẻ xinh đẹp với mái tóc vấn cao đầu, đôi vai trần và đôi mắt ướt này đã mang đến một bầu không khí cổ xưa và mê hoặc. Kareyce sinh ra ở Cameroun, vùng Bamilé teké, lại sống ở vùng tộc người Beti, vì thế cô thừa hưởng nhiều truyền thống văn hóa, ngôn ngữ Châu Phi.
Những phần trình diễn được khán giả cổ vũ nồng nhiệt của 2 nghệ sĩ:
Aly Keita biểu diễn tác phẩm có tên "Nếu bạn muốn, bạn có thể"
Sự có mặt của Aly Keita và Karreyce Fotso đồng nghĩa với việc thêm một cặp đôi biểu diễn âm nhạc Châu Phi xuất sắc đã đến Việt Nam, gợi nhớ lại đêm nhạc kì diệu của Dobet Gnahoré - cô gái từng dành giải Grammy 2010 và đến hát tại Nhà hát Tuổi trẻ tháng 3/2010. Khán giả vô cùng cuồng nhiệt. Trạng thái hưng phấn chung đã kéo dài trong suốt gần 3 tiếng đồng hồ, khiến 2 nghệ sĩ phải chơi thêm 2 tác phẩm trước khi kết thúc chương trình trong sự nuối tiếc và ngây ngất bởi âm nhạc.
Hồ Hương Giang
Ảnh & clip: Angellittlefire
Nghe "À ơi" đẳng cấp châu Âu
"Long ruồi" giành giải mà vẫn không vui
Vật giá leo thang, người ta vẫn chọn sách
"Trận đấu" âm nhạc tuyệt vời giữa Việt Nam - Philippines
"Long ruồi" giành giải mà vẫn không vui
Vật giá leo thang, người ta vẫn chọn sách
"Trận đấu" âm nhạc tuyệt vời giữa Việt Nam - Philippines
Đêm nhạc world music của Aly Keita và Karreyce Fotso - hai tài năng đến từ Tây Phi đã trở thành điểm nhấn cho toàn bộ hoạt động âm nhạc Francophonie năm nay. Không trình diễn âm nhạc đại chúng, những âm thanh mang đậm màu sắc dân tộc được tôn vinh đã mang về cho cặp đôi nhiều giải thưởng danh giá trên đất nước Pháp cũng như khối cộng đồng Pháp ngữ.
Sự sống dậy mạnh mẽ của âm nhạc mang âm hưởng dân tộc hay nhóm thiểu số trong những năm trở lại đây cho thấy xu hướng trở về nguồn cội của văn hóa đang hòa trộn một cách ăn ý với việc mở rộng khả năng thưởng thức chúng trên toàn thế giới. Một trong những minh chứng cho điều này là thành quả world music của Nguyên Lê với chất liệu âm nhạc dân tộc Việt - người vừa được tiếp tục được vinh danh với giải thưởng Django Reinhardt - giải thưởng dành cho nhạc sĩ guitar jazz xuất sắc nhất trong năm của Viện Hàn lâm Jazz tại Pháp hồi tháng 1/11. Bên cạnh đó "À ơi" của Quyền Thiện Đắc hiện cũng đang nhận được nhiều bình luận tích cực từ giới quan sát nước ngoài tại Việt Nam.
Trong buổi hòa nhạc tại Trung tâm văn hóa Pháp tối 22/3 Aly Keita khoác trên mình trang phục cổ truyền và chơi trên cây đàn balafon cho chính tay anh làm. Đây là một loại đàn phiến gỗ của Tây Phi có âm thanh tương tự với đàn T'nưng của Việt Nam. Tuy nhiên âm thanh của đàn T'nưng trong trẻo hơn, còn âm thanh của đàn balafon thì lớn, chắc và dày hơn, ngoài ra còn có độ ngân dài.
|
Aly Keita đến từ bờ biển Ngà với cây đàn balafon tự làm - gợi nhớ đến đàn T'nưng của Việt Nam |
Balafon được tạo thành bởi các phiến gỗ có kích cỡ khác nhau, ở dưới được thêm vào một bộ những quả bầu gỗ to nhỏ để cộng hưởng. Aly Keita dùng 2 chiếc dùi tương tự như dùi trống nhưng có đầu tròn rỗng để gõ trên những phiến gỗ.
Ngay từ khi Aly Keita bước ra sân khấu với cây đàn kì lạ, những tràng pháo tay đã nổi lên. Anh chơi những bản nhạc hết sức tự nhiên và người ta không thể phân biệt nổi nó được sáng tác từ bao giờ nơi vùng đất quê hương anh. Aly Keita cho biết anh thuộc khoảng 1000 bài hát và được học chơi nhạc cụ truyền thống này từ cha và ông nội. Nó được truyền đời trong gia đình lớn của anh.
|
Aly Keita biểu diễn với nụ cười luôn nở trên môi |
Khi nghe anh nói hay chơi nhạc, người ta luôn thấy ở anh sự chia sẻ nhiệt huyết của mình. Anh truyền cho những người xung quanh với ánh mắt lung linh hy vọng và luôn nở nụ cười. Anh có nhiều lý do để nở nụ cười. Đó là gần đây nhất anh ra Album solo đầu tiên Akwaba Inisene, chỉ ra cách đây không lâu đã được xếp trong Top 20 bảng xếp hạng Châu Âu « World Music Charts » ; cùng với đó là nhiều dự án âm nhạc với các nghệ sỹ tên tuổi - ước mơ giới thiệu khắp thế giới cây đàn balafon.
Khán giả còn kinh ngạc và vui thích hơn nữa khi Karreyce Fotso xuất hiện. Cô gái trẻ xinh đẹp với mái tóc vấn cao đầu, đôi vai trần và đôi mắt ướt này đã mang đến một bầu không khí cổ xưa và mê hoặc. Kareyce sinh ra ở Cameroun, vùng Bamilé teké, lại sống ở vùng tộc người Beti, vì thế cô thừa hưởng nhiều truyền thống văn hóa, ngôn ngữ Châu Phi.
|
|
|
Kareyce Fotso với vẻ đẹp mạnh mẽ và huyền bí của Châu Phi |
Kareyce Fotso không thích cách hát dễ dãi, cô luôn đẩy những hơi dài,
rung vang hay để bật ra tiếng được tiết chế điêu luyện. Mỗi ca khúc cô
đều sống hoàn toàn trong nó, cho nó một chất giọng, những nhạc cụ độc
đáo và duy nhất, hay sử dụng đôi chân đeo đầy những chiếc chuông nhỏ của
mình làm thành tiếng trống dồn dập đến tung lồng ngực. Kareyce đã hát với cả
tâm trí và cơ thể. Nghe cô hát như nghe cô kể về cuộc sống, về đất nước,
văn hóa, niềm hy vọng và cả sự cuồng nhiệt.
|
Cô đã giành nhiều giải thưởng âm nhạc tại Pháp và khu vực Pháp ngữ |
Những phần trình diễn được khán giả cổ vũ nồng nhiệt của 2 nghệ sĩ:
Aly Keita biểu diễn tác phẩm có tên "Nếu bạn muốn, bạn có thể"
|
|
Sự có mặt của Aly Keita và Karreyce Fotso đồng nghĩa với việc thêm một cặp đôi biểu diễn âm nhạc Châu Phi xuất sắc đã đến Việt Nam, gợi nhớ lại đêm nhạc kì diệu của Dobet Gnahoré - cô gái từng dành giải Grammy 2010 và đến hát tại Nhà hát Tuổi trẻ tháng 3/2010. Khán giả vô cùng cuồng nhiệt. Trạng thái hưng phấn chung đã kéo dài trong suốt gần 3 tiếng đồng hồ, khiến 2 nghệ sĩ phải chơi thêm 2 tác phẩm trước khi kết thúc chương trình trong sự nuối tiếc và ngây ngất bởi âm nhạc.
Hồ Hương Giang
Ảnh & clip: Angellittlefire