- Không nên quá phô trương lực lượng; nếu được lên bờ nhưng cụ rùa bị... stress không chịu ăn thì thế nào?; những người “có trách nhiệm” nên quan tâm đến những ý kiến đóng góp của người dân từ trong và ngoài nước..., đó là những ý kiến của bạn đọc trong và ngoài nước tiếp tục gửi về báo VietNamNet mong sao giúp ích cho cơ quan chức năng sớm đưa cụ rùa lên chữa trị.
Đừng làm cụ rùa bị thương thêm
Một độc giả có tên Duy Quang đóng góp ý kiến: Tôi hoàn toàn đồng ý với ý kiến "lai dẫn thô bạo là bức tử rùa!". Đã trễ rồi thì nên làm chậm mà chắc, đừng có mà "dục tốc bất đạt !". Không khéo bắt được cụ rồi lại gây tổn thương, hoặc gãy cổ, gẫy chân. Những nguy cơ đó là hoàn toàn có thật.
Còn độc giả ở địa chỉ emai traituyen...@yahoo.com thì cho rằng, để bắt cụ rùa không thể dùng lưới hay bẫy không được, mà phải dùng lưới chuyên dùng để đánh bắt cá lớn ở ngoài biển và sử dụng thêm súng bắn thuốc mê thì mới hi vọng là bắt được cụ. Không nếu cứ dồn cụ vào lưới thì sẽ làm cụ bị thương nặng hơn.
Độc giả ở địa chỉ emai phuc_ngy...@yahoo.com: Tại sao chúng ta không thuê ngư dân có kinh nghiệm, dụng cụ dẫn cụ về để chữa trị? Mỗi lần rút kinh nghiệm đều phải trả bằng tiền bạc và thời gian. |
Độc giả ở Quảng Nam ở địa chỉ vietu...@gmail.com, góp ý: “Đề nghị Ban chỉ đạo khẩn cấp bảo về rùa Hồ Gươm không nên để việc bắt rùa trở nên to tát thế, quá biểu dương lực lượng, cuối cùng lại "không bắt được".
Kế hoạch bắt cụ rùa của các cơ quan chức năng hiện giờ quá phô trương lực lượng lại không mang hiệu quả. Lâu nay dân chài ra khơi vẫn bắt được cá hàng tấn kia mà...”.
Cùng quan điểm trên là độc giả ở địa chỉ emai phuc_ngy...@yahoo.com: Tại sao chúng ta không thuê ngư dân có kinh nghiệm, dụng cụ dẫn cụ về để chữa trị? Mỗi lần rút kinh nghiệm đều phải trả bằng tiền bạc và thời gian.
Còn độc giả ở địa chỉ tac.tra... @yahoo.com thì lo sợ đến môi trường nước đang bị ô nhiễm ở Hồ Gươm: “Chúng ta đều biết môi trường nước Hồ Gươm đã làm cho sinh vật ở đó khó sống, cộng với việc do phóng sinh thiếu ý thức làm cho Hồ Gươm xuất hiện thêm nhiều rùa tai đỏ, tất cả những yếu tố đó đã làm cụ rùa của chúng ta mang trọng bệnh.
Như vậy thử hỏi chúng ta chữa cho cụ khỏi đi chăng nữa thì sống trở lại trong một môi trường như vậy liệu rằng cụ có thể khỏe lại không, nếu chúng ta không làm sạch được môi trường thì việc chữa bệnh cho cụ rùa có ích gì không”.
Nên quan tâm tới “hiến kế” của người dân
Thiết kế lồng để “bắt” cụ rùa?
Một độc giả đã mạnh dạn đưa ra phương án làm lồng sắt
lưới B 40, kích thước rộng 2,5m, dài 6m để dẫn cụ rùa
lên cạn chữa trị.
Đừng 'bắt' cụ rùa như... đánh cá
"Việc kéo bắt rùa bằng lưới vây như bắt cá tôi thấy
không ổn, vì rùa biết có động sẽ nhanh chóng lặn xuống
đáy hồ, rụt cổ và ém mình xuống bùn, như 1 tảng đá
nhỏ...".
Lai dẫn thô bạo là bức tử rùa!
“Lai dẫn gấp rút, thô bạo hoặc gây mê để bắt là bức tử
cụ rùa!” – ý kiến của nhà khoa học người Việt đang làm
việc tại Úc gửi đến VietNamNet.
|
Anh Hoàng Huy ở Hà Nội cho rằng: Cụ rùa có thêm nhiều vết thương mới sau cuộc chạy thoát vừa rồi, rõ nhất là vết rách tròn bằng đồng xu ngay trên đầu cụ... Cần phải có cách nào đưa cụ lên tháp an toàn hơn, chẳng hạn dùng phao bơm hơi như có người đã cho ý kiến.
Độc giả ở địa chỉ datdin19...@yahoo.com cũng đồng ý với lồng sắt mà độc giả Trần Anh Tú đưa ra: “Tôi thấy dùng lồng sắt này để đưa cụ rRùa vào để chữa trị là hay nhất. Xin cám ơn Trần Anh Tú đã có sáng kiến hay".
Còn độc giả hoanhth...@gmail.com thì lại nói: Tôi thấy những người có trách nhiệm cần bàn thảo nghiêm túc phương án này (thiết kế lồng - P.V). Trên cơ sở này có cải tiến bổ sung cho hay nhất. Tôi phản đối việc dùng lưới bắt như trước đây. Làm thế là thiếu khoa học...
Anh Dương ở địa chỉ anhduong23...@yahoo.com cũng ủng hộ giải pháp bắt cụ rùa bằng lồng sắt nhưng cần phải có biện pháp để biết được hướng di chuyển của cụ để đặt lồng mới được.
“Theo tôi được biết ở nước ngoài họ hay dùng hệ thống định vị để biết hướng di chuyển của mục tiêu cần theo dõi, sao chúng ta không làm như vậy? Chúng ta tìm cách gắn lên mai cụ rùa một ăng ten phat sóng nhỏ (vì hồ rất nông nên có thể triển khai được) như vậy ta biết được cụ rùa đang ở đâu. Còn việc bắt sẽ đơn giản đi rất nhiều, có thể không cần nhiều lồng hoặc quây lưới quá rộng”, anh Dương viết.
Còn một số độc giả khác thì ủng hộ ý kiến của Bác sỹ Hoàng Long. Anh Đinh Nhật Minh cho biết: Tôi đọc bài báo này thấy ý kiến của bác sĩ thú y Hoàng Long vô cùng chính xác. Chúng ta thấy sức khỏe của cụ vẫn chưa đến mức cần gấp gáp. Nên tập dần cho cụ thói quen tiếp xúc với người và được nuôi nhốt. Thử hỏi nếu bắt được cụ lên rồi nhưng cụ “bị stress” không chịu ăn thì sẽ thế nào? Các cơ quan chức năng đã tính đến chuyện này chưa?".
Còn độc giả ở địa chỉ xuanvi...@hotmailcom thì viết: Nói như Bác sĩ Long tôi thấy rất hợp lý, chúng ta vì thấy cụ bị thương nặng nên có thể đã làm hơi vội vàng, vì vậy nên rút kinh nghiệm cho lần sau, việc lai dắt cần làm đồng thời với việc làm quen với cụ (cho cụ thêm thức ăn) để tránh cụ bị hoảng, để cụ tự bò lên chân tháp sẽ là cách tuyệt vời nhất, nên chúng ta cần phải kiên trì thôi.
Bạn đọc ở địa chỉ loithuxua_2...@yahoo.com phân vân: Việc cứu chữa cụ rùa Hồ Gươm đã nhận được sự quan tâm rất lớn của dư luận, thông qua diễn đàn trên VietNamNet và nhiều phương tiện thông tin đại chúng, rất nhiều ý kiến đóng góp hữu ích từ trong và ngoài nước đã được đưa lên để mong các cơ quan chức năng tham khảo. Thế nhưng không biết những người đang “có trách nhiệm” trong việc cứu chữa cụ rùa có để ý đến?
Duy Tuấn
(tổng hợp)
Rùa Hồ
Gươm cực khỏe
Hôm nay Hà Nội quyết phương án bắt rùa
Thiết kế lồng để “bắt” cụ rùa?
Đừng 'bắt' cụ rùa như... đánh cá
Hành trình chữa trị rùa Hồ Gươm
Cùng hiến kế cứu cụ rùa Hồ Gươm