- Trục đường QL7A, xã Tam Đình (huyện Tương Dương) là vùng đệm thuộc rừng quốc gia Pù Mát. Từ trung tâm xã khoảng hơn 10 km, Công ty lâm nghiệp huyện Tương Dương với máy móc hiện đại và hàng chục người đã tổ chức khai thác với quy mô cực lớn.
Những bãi gỗ hàng trăm m3
Nhập vai trong người đi săn thú rừng. Tôi và D., chuẩn bị đầy đủ tư trang, D. còn cầm theo một khẩu súng săn tự chế của đồng bào người Thái mỗi khi vào rừng. Thâm nhập vào khu rừng, nơi có các cỗ máy cưa, kéo, xẻ đang ra sức hoạt động phá rừng rất công khai.
Trước khi vào rừng, những người dân kêu cứu cho rừng đã lấy bút giấy vẽ lại rất kỹ từng đường đi đến khu rừng bị tán phá. Tất cả địa điểm trên đều được “lâm tặc” là người địa phương định vị khá chuẩn xác.
Bản phác thảo của người dân chỉ đến điểm khai thác rừng của doanh nghiệp, đều thuộc vùng đệm vườn quốc gia Pù Mát và rừng phòng hộ đầu nguồn huyện Tương Dương.
Gỗ rừng nằm ngổn ngang dọc đường đi. |
Theo anh D. - một “lâm tặc” khá chuyên nghiệp, chủng loại gỗ mà doanh nghiệp đang khai thác chủ yếu 90% là táu mật, dổi. Gỗ được tập kết thành nhiều bãi cực lớn, đường kính loại cây nhỏ nhất từ 35-65cm, thân gỗ dài từ 10-12m.
Đứng bên này núi anh D. ôm gốc cây gỗ vừa mới đốn hạ, nhìn xuống những đoàn xe reo chất đầy gỗ, anh rất mong muốn cứu lấy rừng nhưng đành bất lực. |
Xung quanh bãi gỗ tập kết là những gốc cây vừa mới đốn hạ, nhựa chảy ra ròng ròng. Ôm lấy gốc cây gỗ táu mật vừa mới đốn hạ, anh D. phân trần: “Bà con dân bản cũng vào rừng chặt gỗ chủ yếu là để làm nhà, một ít để bán kiếm tiền mua gạo. Còn lâm trường khai thác quá mức kiểu này thì chẳng mấy chốc bà con dân bản chúng tôi lại gánh lấy hậu quả…”.
Trong 3 bãi tập kết gỗ, ở nhiều quả đồi khác nhau, anh D. nhẩm tính mỗi bãi gỗ có khối lượng ít nhất từ 250-300m3 gỗ, đủ thấy quy mô khai thác và triệt hạ những cánh rừng nguyên sinh.
Những người dân tại đây còn cho biết, việc khai thác rừng trên từ cấp huyện đến xã và cả lực lượng kiểm lâm trên địa bàn đều biết. Nhưng không có một cơ quan nào lui tới để kiểm tra quy trình chặt phá, số lượng gỗ chưa ai có thể thống kê hết được.
Người dân phác thảo địa điểm Công ty lâm nghiệp huyện Tương Dương phá rừng tại vùng đệm vườn quốc gia Pù Mát. |
Ông Hồ Sỹ Lâm, Hạt trưởng Kiểm lâm huyện Tương Dương thông tin: “Lâm trường là đơn vị Công ty trách nhiệm một thành viên lâm nghiệp Tương Dương. Được giao 9.000 ha rừng, hàng năm họ được giao chỉ tiêu khai thác, trong đó có 6.000 ha rừng tự nhiên . Năm 2010 và 2011 họ được giao mỗi năm 4.500 m3 và đến năm 2012 họ lập chỉ tiêu khai thác là 4.000 m3”.
Cũng theo ông Lâm, chuyện người dân ở các xã Tam Đình và Tam Hợp vẫn vào rừng khai thác gỗ, dân thì ở đâu cũng vậy chỗ nào cũng có khai thác trộm. Mặc dù không cho phép, nhưng những tụ điểm nhỏ lẻ vẫn diễn ra do điều kiện miền núi không thể tránh khỏi.
Công nghệ phá rừng
Để khai thác cả những cánh rừng nguyên sinh, doanh nghiệp đã điều động hệ thống máy móc hiện đại. Như xe xích, xe reo, các máy móc được cải tiến thành máy tời chuyên dụng kéo những cây gỗ từ dưới vực sâu hay trên đỉnh núi cao chót vót đến các bãi tập kết.
Từ tờ mờ sáng, 4 chiếc xe reo chuyên dụng chở gỗ từ từ tiến vào rừng chuyển gỗ từ địa điểm khai thác ra QL7A. Mỗi ngày một chiếc xe reo chất đầy 2 xe gỗ từ trong rừng đi ra đến lúc tối mịt. Một xe gỗ chất từ 7-8 cây gỗ lớn, kéo dài vượt quá cả đầu và đuôi xe, rù ga nhả khói đi lắc lư trên đường gập ghềnh.
Bãi tập kết gỗ lớn có khối lượng từ 300-350m3 gỗ, cách quốc lộ 7A khoảng hơn 10km. |
Vậy, một ngày gỗ tại vùng đệm vườn quốc gia Pù Mát bị “làm thịt” đưa ra ngoài lên đến hơn 120m3 gỗ.
Sự việc phá rừng của Công ty lâm nghiệp huyện Tương Dương đã diễn ra nhiều năm qua. Riêng từ đầu năm đến nay là hơn 2 tháng, rừng đệm vườn quốc gia đã bị “xẻo thịt” lên đến hàng ngàn m3 gỗ.
Trước ống kính của phóng viên, những tay lái xe reo vẫn ngang nhiên vẫy tay ra tín hiệu cả người ngồi trong cabin và trên những thân cây gỗ lớn. Từng đoàn xe reo chất đầy gỗ, nối đuôi kéo nhau ra khỏi rừng.
Sử dụng công nghệ máy kéo, máy tời để khai thác gỗ một cách công khai. |
Việc lâm trường Tương Dương là ở vùng đệm của vườn, nhưng trong chỉ tiêu thì họ được phép khai thác nên không thể cấm. Hoặc vùng đệm đã được giao cho dân thì họ được phép khai thác và cái này cũng không thể gọi là cấm".
Được biết, Vườn quốc gia Pù Mát là nơi tiếp giáp của 3 huyện Tương Dương, Con Cuông và Anh Sơn, với tổng diện tích lên đến hơn 94.000 ha.
Ông Nhàn cũng thừa nhận, hiện nay không chỉ vùng đệm bị chặt phá, mà rừng quốc gia Pù Mát cũng bị tác động vào rừng và không có nơi nào trên đất nước này không bị tác động vào rừng.
Cũng theo ông Nhàn, năm 2012 Công ty lâm nghiệp huyện
Tương Dương có chỉ tiêu khai thác 4.000 m3 gỗ. Cái này là do UBND tỉnh Nghệ An
cấp phép. Một số nơi rừng giàu họ vẫn được phép khai thác, thậm chí họ có trong
chỉ tiêu thì những cây gỗ đứng trên đường ranh giới của vườn quốc gia, Công ty
lâm nghiệp Tương Dương vẫn được phép khai thác (?!)
Quốc Huy
(còn nữa)