Muammar Gaddafi, nhà lãnh đạo cầm quyền đã 41 năm ở Libya, đang đối mặt với thách thức lớn chưa từng có. Trong trường hợp ông đầu hàng trước sức ép đòi từ chức cả ở trong và ngoài nước, Libya sẽ đoàn kết hơn hay hỗn loạn hơn?

TIN LIÊN QUAN:

Phe đối lập Libya chiếm sát thủ đô

Người đẹp nắm giữ vận mệnh của Gaddafi
Hỗn loạn ở Libya qua lời kể nhân chứng
Lãnh đạo Libya có một kho của cải ở Anh

Lãnh đạo Libya Gaddafi bị bắn chết?
Giao chiến dữ dội ở Libya
Chặn bạo lực ở Libya: Thế giới nói suông?
"Đích thân Gaddafi ra lệnh vụ khủng bố Lockerbie"

Libya "giải phóng" nửa đất nước

Libya đầy xác chết, nghìn người tháo chạy

Biểu tình dậy sóng Libya, Gaddafi "quyết tử"


Người biểu tình đã chiếm được nửa đông Libya trong khi lãnh đạo Muammar Gaddafi cố thủ ở thủ đô Tripoli, thề dẹp bỏ biểu tình. (Ảnh: Getty)

Trong cả một thời gian dài điều hành đất nước, Gaddafi đã nỗ lực không ngừng để đảm bảo rằng không một cá nhân hay tổ chức nào đủ khả năng thế chân ông. Ông cấm đoán các nghiệp đoàn, dập tắt các tổ chức dân sự, khai trừ bất kỳ một nhóm đối lập nào và sắp xếp quân đội theo cách không ai được quá nhiều quyền lực.

Vậy nếu chế độ Gaddafi sụp đổ, những ai sẽ thế chỗ? Dưới đây là bốn khả năng:

Libya càng hỗn loạn
 
Không ai nghĩ Gaddafi sẽ tự nguyện từ bỏ quyền lực, theo báo The Economist. "Tôi chính là người đã tạo ra Libya", Gaddafi mới đây đã khẳng định như vậy. "Và chính tôi sẽ là người phá hủy nó".

Cho đến khi Gaddafi bị hạ bệ, người Libya sẽ còn phải hứng chịu cảnh bạo loạn. Nhưng sau khi ông này ra đi, "Libya gần như chắc chắn sẽ tiếp tục là một nơi lộn xộn, thậm chí bạo lực". 

Rối ren cùng với những hận thù bùng cháy sẽ càng khiến cho xã hội Libya thêm bất ổn. 

Các lãnh đạo bộ lạc tranh giành quyền lực

Sự ra đi của đại tá Gaddafi chắc chắn sẽ tạo ra "một chỗ trống quyền lực lớn", theo Alison Pargeter trên BBC News. Nhưng điều đó không có nghĩa là không có "nhiều nhân vật, chủ yếu là các lãnh đạo bộ lạc, muốn khẳng định chính mình", và một số lượng lớn vũ khí được người biểu tình truyền tay nhau. Do vậy, tiến trình chuyển giao khó có thể diễn ra êm thấm. 

Nơi trú ẩn của Al-Qaeda 

Ông Gaddafi mới đây đã quy kết mạng lưới khủng bố al-Qaeda đứng sau làn sóng biểu tình, xúi giục thanh niên nổi loạn chống chính phủ bằng cách cho họ ma túy gây ảo giác. Lời buộc tội này có lẽ là "ảo tưởng lớn nhất" của Gaddafi, theo Paul Cruickshank trên CNN.

Tuy nhiên, nguy cơ thực sự là bạo lực leo thang ở Libya có thể sẽ tạo cơ hội tốt cho các nhóm phiến quân Hồi giáo. Điều đó đã xảy ra ở Iraq sau khi Mỹ lật đổ Saddam Hussein và "tỷ lệ người Libya tham gia tổ chức al-Qaeda ở Iraq cao hơn bất kỳ so với nước nào".

Một Libya thống nhất


Theo những suy xét thông thường hiện nay, Libya sẽ chìm trong hỗn loạn sau khi Gaddafi ra đi, theo Mark Memmott trên NPR News. Tuy nhiên, cũng có khả năng Libya sẽ trở nên thống nhất hơn.

Sau tất cả, theo The Economist, Libya vẫn "có rất nhiều tiền" và "nhiều người lưu vong tài năng... đang nóng lòng muốn trở về". Bên cạnh đó, tâm trạng tổn thương dưới triều đại Gaddafi "có thể sẽ tạo ra sự đoàn kết toàn dân mạnh mẽ hơn so với trước". 

Thanh Hảo (Theo The Week)