- Phó Tổng thống Ai Cập Omar Suleiman, hôm 6/2, đã hội đàm với đại diện của các đảng chính trị, trong đó có người biểu tình và phong trào Tình anh em Hồi giáo. Đây là bước hướng tới thiết lập một cuộc đối thoại quốc gia và xoa dịu làn sóng bất ổn vốn đã bước sang ngày thứ 13.  

TIN LIÊN QUAN:


Ai Cập: Ban lãnh đạo đảng cầm quyền từ chức
Tổng thống Ai Cập họp khởi động lại nền kinh tế
Ai Cập: Mỹ bàn thời hậu Mubarak
Obama tăng sức ép với Tổng thống Ai Cập
9 lãnh đạo Ảrập lo lắng vì khủng hoảng Ai Cập
Ai Cập: 1.500 người thương vong do bom xăng
Mỹ, Ai Cập bàn bạc 'tống khứ' Tổng thống Mubarak
Lạ mắt mũ bảo hiểm thời bạo loạn ở Ai Cập
Ai Cập: Đụng độ lớn, 600 nguời bị thuơng
Tổng thống Ai Cập không tìm kế nhiệm
Mỹ muốn Ai Cập hòa bình

Cuộc họp có sự tham gia của phần lớn các phe nhóm đối lập. (Ảnh: AP)

Magdi Radi, phát ngôn viên chính phủ Ai Cập, cho hay, sau cuộc gặp, các bên đã nhất trí "thành lập một hội đồng để nghiên cứu, đề xuất các sửa đổi hiến pháp và lập pháp trước tuần đầu tiên của tháng 3".

Một thành viên của phong trào Tình anh em Hồi giáo tham gia vào cuộc gặp gỡ hôm qua cho hay, Phó Tổng thống Suleiman đã từ chối lời kêu gọi của phe đối lập rằng ông hãy tiếp nhận chức Tổng thống.

"Cuộc gặp - bao gồm phần lớn chứ không phải tất cả các nhóm liên quan tới 13 ngày biểu tình đòi Tổng thống từ chức - đã nhất trí Hosni Mubarak sẽ không tranh cử thêm một nhiệm kỳ nữa sau tháng 9/2011, đảm bảo một tiến trình chuyển giao êm thấm bằng các cuộc bầu cử tự do và công bằng", trích một thông báo được đưa ra sau đó.

Phong trào Tình anh em Hồi giáo cho biết họ nhất trí thành lập một hội đồng chuyên tiếp nhận than phiền về các tù nhân chính trị, dỡ bỏ các hạn chế và đàn áp báo chí. Hội đồng này cũng tán thành rằng, không một phe phái nào muốn nước ngoài can thiệp vào công việc nội bộ của Ai Cập.

Phó Tổng thống Suleiman đã mời các phe nhóm đối lập đàm phán từ tuần trước song mãi đến hôm qua họ mới đồng ý.

Đến nay, hàng nghìn người biểu tình vẫn tập trung tại Quảng trường Tahrir ở Cairo. Tuy nhiên, trật tự đã được khôi phục với các ngân hàng nối lại hoạt động và các trường học, cửa hiệu... tái mở cửa. Giao thông cũng trở lại bình thường khi nhiều người bắt đầu dùng các phương tiện công cộng để đi lại.

Một lệnh giới nghiêm bắt đầu hôm 28/1 ở Cairo và hai khu vực khác vẫn còn hiệu lực. Phần lớn các khu du lịch như quần thể Kim tự tháp Giza vẫn đóng cửa.

Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton cho biết bà ủng hộ sự tham dự của nhóm Tình anh em Hồi giáo song sẽ chờ đợi xem đối thoại tiến triển thế nào.

Cũng trong hôm qua, ban lãnh đạo của Đảng Dân chủ quốc gia (NDP) cầm quyền, gồm một số nhân vật chính trị quyền lực nhất ở Ai Cập, đã từ chức. Đây có lẽ là một bước đi của Phó Tổng thống Suleiman nhằm thuyết phục người biểu tình rằng ông thành thật về chuyện cải tổ.

Thanh Hảo (T.H)