Người ta nói rằng chỉ có kẻ nào có gan 'bẻ khóa' nhà khác hoặc có cả núi tiền mới dám cá cược xem ai sẽ thắng trong cuộc chạy đua vào Nhà Trắng năm nay.

Ứng viên Mitt Romney và Tổng thống Barack Obama
Hoặc cá cược thế này sẽ dễ dàng hơn: Bất kể ai thắng tại Ohio sẽ trở thành ông chủ Nhà Trắng - bất kể là Tổng thống Barack Obama hay đối thủ của ông là Mitt Romney.

Ohio là bang duy nhất đã bầu cho người thắng cuộc cho 12 lần bầu cử Tổng thống trước đây.

Nếu như bất kỳ ứng viên nào giành được đà thắng lợi và có thêm 2 hoặc ba điểm hoặc hơn thế, Đại Cử tri đoàn sẽ không còn quan trọng. Nhưng nếu cuộc ganh đua năm nay có cách biệt sít sao như những năm 1960, 1968, 1976 và 2000 thì Đại cử tri đoàn sẽ quyết định kết quả bầu cử.

Trong bối cảnh đó, ông Romney sẽ khó giành được phần thắng nếu như thiếu 18 phiếu đại cử tri của bang Ohio. Trong khi đó, điều dễ thấy hơn là Tổng thống Obama có khả năng giành được 270 phiếu đại cử tri mà không cần tới bang này.

Đây cũng là lý do giải thích tại sao các chiến dịch lại chú trọng hiện diện tại bang này đến vậy. Trong vòng 7 tuần qua, ông Obama đã có 9 sự kiện tại Ohio và Phó Tổng thống Joseph R. Biden Jr. có 5 sự kiện tại đây. Còn ông Romney xuất hiện tại bang này 20 lần còn phó tướng của ông là Paul D. Ryan là 14 lần.

Hầu như mỗi ngày, các đảng đều có người tới bang này vận động tranh cử. Tuần trước là cựu Tổng thống Bill Clinton của đảng Dân chủ và Bruce Springsteen của đảng Cộng hòa. Ông Ryan tới đây chỉ ngay sau ngày 16/10 và đi cùng là cựu Ngoại trưởng Condoleezza Rice.

Cả hai đảng đều xuất hiện tràn ngập trên làn sóng radio. Chỉ trong vòng 30 ngày qua, ông Obama và nhóm "super PAC" của ông đã chi 26 triệu USD cho quảng cáo trên truyền hình tại Ohio. Ông Romney và đội super PAC và Karl Rove đã chi 20 triệu USD cũng trong cùng thời gian đó. Ngoài ra, nhiều khoản tiền khổng lồ khác cũng đang được dốc ra với hy vọng biến tiền đầu tư thành phiếu bầu cử.

Có thể thấy rõ mức độ xuất hiện dày đặc của các nhân vật cấp cao trong tuần trước. Tại Berea, ông Ryan nói với đám đông rằng Ohio chính là 'chiến trường của các chiến trường'. Vài giờ sau đó, tại một cuộc tuần hành ở Đại học Ohio ở Athens, Tổng thống Obama đã nhắc tới đối thủ và đám đông la ó. Ông đáp lại: "Đừng la ó, hãy bỏ phiếu".

Cả hai đảng đều khoe khoang về tổ chức chưa từng có tiền lệ và các nguồn lực cơ sở hạ tầng. Phe Cộng hòa tin rằng họ tạo ra sản lượng tốt nhất từ trước tới giờ. Còn chính quyền Obamma chưa từng rời bỏ bang này và có hoạt động tin vi hơn rất nhiều.

Tại Ohio, mọi vấn đề đều liên quan tới kinh tế. Ngành công nghiệp sản xuất ôtô tại đây đã được giải cứu nhờ gói cứu trợ thành công của chính phủ.

Nền kinh tế của bang này giống như một chiếc cốc nửa đầy, nửa vơi - chủ yếu tùy thuộc vào cách nhìn nhận của từng người. Tỉ lệ thất nghiệp hiện nay là 7%, thấp hơn mức trung bình cả nước, và giảm mạnh so với mức 10.6% khi mà Tổng thống Obama mới nhậm chức. Tính ra, ít nhất 11.100 công việc đã được đảm bảo nhờ việc cứu trợ ngành công nghiệp ôtô. Trên thực tế có những yếu tố cộng hưởng kinh tế.

Cùng lúc đó, Ohio lại mất 239.800 công việc trong vòng 4 năm qua, và ở một số khía cạnh phản ánh sự suy thoái sâu sắc và kéo dài. Gần 1/4 tài sản thế chấp nhà cửa đang bị 'úng ngập', hay nói cách khác, số nợ này còn lớn hơn giá trị thật của ngôi nhà.

Do vậy, ông Obama phải rất thận trọng khi dự đoán về sự hồi sinh của nền kinh tế. Tuy vậy, ông đã rất vui vẻ ở Athens vài ngày trước; "Chúng tôi vừa tạo thêm hơn 5 triệu việc làm mới, nhiều công việc gia công nhất từ trước tới giờ kể từ những năm 1990" - ông nói.

"Tỉ lệ thất ngiệp đã giảm từ 10% xuống còn 7,8%. Việc tịch thu tài sản thế chấp đang ở mức thấp nhất trong vòng năm năm qua. Giá trị nhà đang trên đà tăng. Thị trường chứng khoán tăng gấp đôi, việc sản xuất đang trở lại. Mọi người đang trở lại với công việc".

Ông Romney lại nhấn vào 'nửa cốc vơi' tại bang Ohio, nhưng ông cũng phải đối mặt với một câu hỏi hóc búa về kinh tế. Thậm chí ngay cả khi ứng viên Tổng thống phe Cộng hòa Mitt Romney đi khắp bang Ohio để nói về các thời khắc khó khăn, Thống đốc bang của phe Cộng hòa là John Kasich vẫn đang khoác lác về sự hồi phục của Ohio.

Peter Hart - một chuyên gia thăm dò dư luận của đảng Dân chủ với hơn 40 năm kinh nghiệm khảo sát tại Ohio - gần đây tiến hành một cuộc phỏng vấn nhóm với hơn 10 cử tri chưa quyết định bầu cho ai. Việc này sẽ hình thành nên thái độ rõ ràng của các cử tri có thể giữ vai trò quyết định cán cân đối với ứng viên ở một bang quan trọng nhất cả nước. Ông Hart nói rằng họ sẽ quyết định bỏ phiếu vào các tuần cuối cùng và sẽ nhìn về phía trước 'dựa trên việc ai sẽ khiến nền kinh tế tiến triển tốt nhất và ai sẽ đấu tranh vì họ'.

Nếu như họ chia rẽ, Ohio sẽ nghiêng về Tổng thống Obama dựa trên cấu trúc hạ tầng chính trị ưu việt hơn.

  • Lê Thu (theo NYTimes)

Obama "hạ gục" Romney
Giờ là lúc Tổng thống Barack Obama và ứng viên Mitt Romney buộc phải thể hiện được dấu ấn lãnh đạo của mình trước khi rời khỏi bục tranh luận. Và không phải là quá sớm khi nói rằng Obama đã thành công.
 
"Hiệp cuối" Obama-Romney: Nảy lửa về đối ngoại
<p>Barack Obama và đối thủ phe Cộng hòa Mitt Romney, sáng nay (23/10, giờ VN), đã thách thức nhau về chính sách ngoại giao trong cuộc tranh luận lần 3 và cũng là cuối cùng của họ trong bối cảnh chiến dịch tranh cử chỉ còn 2 tuần nữa.</p>
 
Obama - Romney: Màn đấu trí cuối cùng
Cuộc tranh luận này sẽ là về vấn đề nước Mỹ ứng xử thế nào với thế giới. Đây là thời khắc cho họ thể hiện vị thế lãnh đạo thật sự của một siêu cường.
 
Bầu cử Mỹ: Obama đang bứt phá
Theo khảo sát mới đây nhất của hãng Gallup, số người Mỹ cho rằng&nbsp; Tổng thống Barack Obama thể hiện tốt hơn đối thủ Mitt Romney sau vòng tranh luận trực tiếp lần hai tăng lên.
 
Obama - Romney: Cuộc đua chưa ngã ngũ
Cuộc đua đến Nhà Trắng của Obama và Romney vẫn chưa ngả ngũ khi những lá phiếu trung lập vẫn chưa tìm được người chiến thắng.
 
Obama trở lại, lợi hại bội phần
Cuối cùng thì Tổng thống Barack Obama cũng trở lại và trông đã có vẻ như một người thực sự muốn chiến đấu thêm một nhiệm kỳ nữa. Và có vẻ như giờ thì ông có thể thở phào vì hoàn thành tốt nhiệm vụ lần này.
 
"Hiệp hai" Obama-Romney: Kẻ tám lạng, người nửa cân
;Những lời lẽ sắc bén đã bay qua bay lại giữa Tổng thống Obama và đối thủ đảng Cộng hòa Mitt Romney trong cuộc tranh luận trực tiếp vòng hai diễn ra vào sáng nay
 
Nỗi thất vọng mang tên Obama
Giờ đây thật khó gợi lại được mức độ hào hứng đã bao phủ quanh ứng viên Obama của năm 2008.
 
Xin lỗi Romney, đơn giản là Obama đã thắng!
Dù Romney có xuất sắc đến mấy, giới truyền thông có thêu dệt về các kịch bản đầy kịch tính đến mấy thì một phép toán đơn giản cũng chỉ ra thực tế rằng: Obama đã thắng cử.
 
Obama - Romney hiệp 1: Tầm ảnh hưởng của thắng thua
Tổng thống Barack Obama và đối thủ đảng Cộng hòa Mitt Romney đã tranh cãi gay gắt về chương trình kinh tế tại màn tranh luận trực tiếp đầu tiên trong mùa bầu cử tổng thống Mỹ năm nay.
 
Tranh luận thua, Obama gánh ‘lời nguyền đương nhiệm’
Cũng giống như nhiều người tiền nhiệm của mình, Tổng thống Obama đã trở thành nạn nhân trong đêm tranh luận đầu tiên vì quá nhiều kỳ vọng, nóng nảy và vì một đối thủ khát khao chiến thắng.
 
Cuộc "khẩu chiến" Obama - Romney đầu tiên
Cuộc tranh luận đầu tiên trong cuộc đua vào ghế tổng thống Mỹ 2012 giữa Barack Obama và đối thủ đảng Cộng hòa Mitt Romney diễn ra tại trường đại học Denver từ 9h tối ngày 4/10 giờ địa phương