Chẳng mấy nhà báo quốc tế ngó ngàng đến LHP Quốc tế Hà Nội lần 2, đó là một thực tế mà ban tổ chức LHP lần này cần tính đến.


Phải nói ngay, các liên hoan phim gây được đình đám trước hết nhờ ngôi sao, sau mới đến uy tín của giải thưởng, thành phần ban giám khảo và chất lượng phim tham gia. Chẳng thế mà sau 10 lần tổ chức, LHP Quốc tế Bangkok đã gây được tiếng vang nhờ chèo kéo được rất nhiều “sao” quốc tế như Catherine Deneuve, Jeremy Irons, Michael Douglas, Jean-Claude Van Damme, Ryan Gosling…

Nhưng không may cho LHP Quốc tế Hà Nội lần 2 là ngay cả Tilda Swinton – cô đào có chút tiếng tăm trên thế giới đến giờ vẫn chưa thấy tăm hơi. Trước đó, cô được nói là sẽ đến để dự ra mắt bộ phim “We Need to Talk about Kevin” mà cô diễn xuất chính,. Nhưng tin đồn này đã được xác nhận là không thật.

Tiết mục múa duy nhất mở màn LHP
Nếu lên mạng tìm kiếm bằng từ khóa “The Hanoi International Film Festival” (HANIFF), tên chính thức mới bằng tiếng Anh của liên hoan, đổi lại từ LHP Quốc tế Việt Nam sau lần đầu tổ chức vào năm 2010. Người ta dễ nhận thấy nguồn thông tin bằng tiếng Anh hiện nay chủ yếu là từ một số cơ quan Chính phủ, báo chí VN có trang điện tử tiếng Anh, các Viện trao đổi văn hóa và…của một khách sạn kế bên Cung văn hóa Hữu nghị Hà Nội, nơi diễn ra liên hoan.

Cho đến sáng ngày 27/11, thời điểm mà liên hoan đã đi được nửa chặng đường trong hành trình dài 5 ngày của nó, thông tin về HANIFF của phía các cơ quan truyền thông của quốc tế rất ít ỏi, chủ yếu là các tin vắn thông báo sự kiện liên hoan. Phần nhiều trong số này lại là thông tin của liên hoan lần đầu, khi mà ban tổ chức chịu khó qua đến LHP Cannes ở Pháp để tổ chức một cuộc họp báo giới thiệu.

Cho đến nay, trang điện tử của tờ Hollywood Reporter có lẽ vẫn là cơ quan truyền thông duy nhất đưa thông tin tường thuật lại sự kiện khai mạc HANIFF với bài viết của Patrick Brzeski. Sau khi giới thiệu khá đầy đủ về liên hoan và đêm khai mạc, Brzeski viết: “Trong một bước chuyển kỳ lạ của chương trình, ngay khi những bài diễn văn vừa kết thúc phần lễ, hơn một nửa khán giả lộn xộn bỏ ra ngoài hội trường để đi chỗ khác khi bộ phim mở màn, “Cát nóng”, vừa mới bắt đầu. Tiếp sau phần này và cách dịch tồi ở phần phụ đề tiếng Anh của lễ khai mạc (khiến người ta phải) cắn móng tay, nhiều khách quốc tế sau đêm tiệc đã phải bày tỏ sự vui thích đáng kinh ngạc trong không khí lộn xộn chói tai của chương trình, hoặc lưu ý rằng HANIFF có cách riêng để bước tới trước khi nó đạt được chuẩn mực chuyên nghiệp của một liên hoan quốc tế lớn”.

Người ta cũng có thể tìm thấy tin thông báo về HANIFF 2012 trên một số trang điện tử chuyên về thị trường điện ảnh châu Á như Film Business Asia, NETPAC (Network for the Promotion of Asian Cinema) hay của một số phim tham gia liên hoan.

Khải Trí

NHẮN TIN ĐỂ NHẬN MỘT CẶP VÉ XEM K-POP:

- KH soạn tin: KPOP dấu cách X gửi đến 6724

Trong đó: KPOP là mã của chương trình
X là dự đoán số lượng người nhắn tin nhận vé trong ngày
6724 là tổng đài nhắn tin của chương trình

Ví dụ: khách hàng tham gia trò chơi nhắn tin nhận vé KPOP với dự đoán 1000 người thì cần soạn tin: KPOP 1000 gửi đến 6724.

Tin nhắn xác nhận của Ban tổ chức (BTC): Sau khi gửi thành công tin nhắn đến 6724, bạn sẽ nhận được tin khẳng định từ hệ thống 6724 với nội dung: “Tin nhắn thành công. Chúc bạn may mắn. ĐT hỗ trợ: 0936022096”.

Chi phí cho một tin nhắn là 15.000 đồng.


Kết quả người thắng cuộc trong ngày VietNamNet sẽ công bố vào 10h sáng ngày hôm sau trên trang Văn hóa, báo VietNamNet.

Phần thưởng: 01 đôi vé Kpop trị giá 1.400.000đ cho người soạn tin có dự đoán chính xác nhất và nhanh nhất trong ngày.

Độc giả nhận vé tại văn phòng Báo VietNamNet, toà nhà C’LAND số 156 ngõ Xã Đàn 2, Quận Đống Đa, Hà Nội.

Khi đi nhận vé, vui lòng mang theo sim điện thoại sử dụng đã tham gia nhắn tin cùng các giấy tờ cá nhân để xác nhận và nhận vé.

Trong vòng 03 ngày kể từ ngày nhận được thông báo, nếu độc giả không đến nhận giải thì giải thưởng trên sẽ không còn giá trị.