- Ngày hôm nay (13/3), việc tìm kiếm máy bay mất tích sẽ vẫn được tiếp tục. Phạm vi hoạt động chuyển về hướng Đông của đường bay máy bay mất tích, thêm cả khu vực rừng U Minh...

XEM BÀI TƯỜNG THUẬT NGÀY HÔM QUA (12/3):

Malaysia tạm dừng tìm ở VN, tập trung ở Malacca

Malaysia đã tạm dừng tìm kiếm máy bay nghi mất tích trong khu vực biển của Việt Nam để tập trung tìm kiếm ở vùng eo biển Malacca của nước này.

MH370 CÓ THỂ ĐÃ BAY THÊM 4H SAU KHI MẤT TÍN HIỆU:

18h: Thông tin từ Sở chỉ huy cứu nạn Hàng không VN cho biết, máy bay tuần thám CASA KA8981 cùng với 2 máy bay AN26 cũng đã kết thúc tìm kiếm tại khu vực phía đông Nam của Cà Mau (vị trí vệ tinh Trung Quốc tìm thấy vật thể nghi của máy bay Malaysia mất tích), nhưng không thấy dấu vết gì.

Mặc dù, trong chiều 13/3, phía Trung Quốc cũng cho biết không thể xác nhận các vật trôi nổi trên biển mà vệ tinh nước này phát hiện ra có liên quan đến máy bay Malaysia mất tích.

Nhưng trong buổi họp báo chiều tối 13/3, Bộ trưởng GTVT Malaysia cho rằng có thể vật lạ chìm ở sâu dưới biển nên máy bay không thể phát hiện được và họ cho biết sẽ điều tàu ra khu vực này để tìm kiếm.

Đại diện Sở huy tìm kiếm cứu nạn Hàng không VN cho biết: Hiện tại tàu HQ 637 của Việt Nam đã vào gần khu vực vệ tinh Trung Quốc phát hiện nghi có vật thể lạ có thể là máy bay mất tích và sẽ tiếp tục kế hoạch tìm kiếm.

{keywords}
17h30: Theo thông báo từ Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn cho biết, trong ngày 13/3, Việt Nam đã sử dụng 5 máy bay, 7 tàu các loại tham gia tìm kiếm máy bay Malaysia mất tích.

Lực lượng nước ngoài vào vùng biển Việt Nam tham gia tìm kiếm trong ngày hôm nay gồm 3 tàu và 3 máy bay.

Cũng theo Ủy ban này, sau khi nhận được thông tin từ vệ tinh Trung Quốc cho biết, tại tọa độ nằm ở 6 độ 42 vĩ Bắc, 105 độ 37 độ kinh Đông, trong vùng biển nằm giữa phía đông bắc Malaysia và phía nam Việt Nam, chúng ta đã điều động máy bay AN 26 và CASA xác minh, tuy nhiên, không phát hiện vật thể lạ nào như thông báo.

Phía Malaysia cũng cho biết, trong ngày hôm nay, máy bay của Malaysia đã đến tọa độ được phía Trung Quốc thông báo nhưng không phát hiện điều gì bất thường.

Liên quan đến phương hướng tìm kiếm của Việt Nam, trong chiều 13/3, tại trụ sở Bộ Quốc phòng, Tổng tham mưu trưởng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Thượng tướng Đỗ Bá Tỵ đã chủ trì cuộc họp, nghe các lực lượng, cơ quan chức năng báo cáo và cho ý kiến về phương án tìm kiếm máy bay Malaysia trong những ngày tới.

Theo thông báo của Ủy ban quốc gia tìm kiếm cứu nạn, trong ngày mai, phía Việt Nam sẽ tiếp tục sử dụng 3 máy bay, 7 tàu tham gia tìm kiếm ở khu vực DK1.

Sân bay Tân Sơn Nhất tiếp tục thắt chặt an ninh cấp độ 1:  

Từ ngày 8/3 (sau khi có thông tin máy bay của Malaysia mất tích) tới nay (13/3), Cảng Hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất (TP.HCM) vẫn giữ nguyên mức an ninh cấp độ 1 đối với tất cả các chuyến bay xuất phát tại đây.

Ông Nguyễn Minh Tuấn - Phó GĐ Trung tâm An ninh Hàng không Tân Sơn Nhất cho biết, từ ngày 8/3, việc tăng cường lực lượng, đảm bảo công việc tuần tra, kiểm soát, soi chiếu… đối với hành lý, hàng hóa, hành khách đi vào sân bay được thực hiện trên diện rộng ở sân bay Tân Sơn Nhất. 

Kiểm tra an ninh cấp độ 1 tại sân bay Tân Sơn Nhất

Từ ngày 8/3 tới nay, Cảng Hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất vẫn giữ nguyên mức an ninh cấp độ 1 đối với tất cả các chuyến bay xuất phát tại đây.

15h: Thông tin mới nhất từ Strait Times, một sinh viên đại học Standford của Mỹ đã đưa ra giả thuyết quan trọng rằng máy bay mất tích MH370 của Malaysia có thể đã gặp trục trặc về máy móc.  

Tờ này cho biết giả thuyết này đang lan truyền rộng rãi trên mạng internet, dù chưa được các chuyên gia hàng không thẩm định.

Giả thiết mới về lỗi động cơ máy bay mất tích

Giả thiết về lỗi kỹ thuật này dựa trên một bản báo cáo về ‘vết nứt trên bề mặt thân máy bay phía dưới thiết bị tiếp hợp ăng-ten liên lạc vệ tinh’ của Boeing 777.

12h30: Các nhà điều tra hàng không Mỹ cho biết dữ liệu động cơ từ chiếc máy bay MH370 của hãng hàng không Malaysia (MAS) gửi về mặt đất cho thấy có thể chiếc máy bay này đã bay thêm bốn giờ sau khi biến mất khỏi màn hình radar.

Báo Wall Street Journal dẫn lời hai quan chức giấu tên của Mỹ cho biết: điều này cho thấy chiếc máy bay có thể bay thêm hàng ngàn km trong trạng thái không ai biết được chuyện gì đang xảy ra.

Giới chức điều tra hàng không và an ninh Mỹ ước tính chiếc máy bay đã bay tổng cộng khoảng 5 tiếng đồng hồ kể từ lúc cất cánh ở sân bay quốc tế Kuala Lumpur, căn cứ trên dữ liệu động cơ mà máy bay này gửi tự động về hãng Boeing Co qua hệ thống báo cáo và xử lý thông tin liên lạc máy bay (ACARS).

Đây là hệ thống trang bị trong máy bay Boeing 777-200 nhằm cung cấp dữ liệu cho đội ngũ kỹ sư của hãng này trong công tác bảo dưỡng máy bay. Nếu với tổng cộng 5 giờ bay như trên thì chiếc MH370 có thể bay được hơn 4.074 km, có thể đến Ấn Độ Dương, khu vực giáp với Pakistan hoặc thậm chí cũng có thể đã bay đến vùng biển Ả Rập.

Thông tin này dấy lên những nghi vấn và khả năng mới về máy bay chở 239 người mất tích sau khi liên lạc với trạm điều khiển không lưu ở bờ đông Malaysia vào rạng sáng 8-3. Đây là những thông tin trên báo Tuổi Trẻ vào trưa 13/3.

Xuất hiện thêm nhân chứng, máy bay còn bay thêm nhiều giờ

Trung Quốc không thể xác nhận các vật trôi nổi trên biển mà vệ tinh nước này phát hiện ra có liên quan đến máy bay Malaysia mất tích.

11h: Thông tin mới nhất: Trung Quốc cho biết không thể xác nhận các vật trôi nổi trên biển mà vệ tinh nước này phát hiện ra có liên quan đến máy bay Malaysia mất tích.

PV VietNamNet ghi lại quá trình tìm kiếm máy bay Malaysia mất tích tại khu rừng U Minh sáng 13/3:

Quần thảo rừng U Minh tìm máy bay mất tích

Sau hơn 2 giờ 30 phút bay tìm kiếm toàn bộ khu vực rừng U Minh ở địa phần Cà Mau và Kiên Giang, phi hành đoàn không phát hiện ra bất cứ dấu hiệu nào về máy bay mất tích.

 

10h45: Tại vị trí vệ tinh Trung Quốc tìm thấy vật thể nghi của máy bay mất tích, đại diện Cục Hàng không VN cho biết, trong sáng nay Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn đã điều máy bay CASA ra tìm kiếm, nhưng chưa phát hiện được gì.

TQ không xác nhận hình ảnh vệ tinh về máy bay Malaysia

Trung Quốc không thể xác nhận các vật trôi nổi trên biển mà vệ tinh nước này phát hiện ra có liên quan đến máy bay Malaysia mất tích.

Cũng trong sáng nay, một tàu HQ 637 ra khu vực này tìm kiếm.

Trong chiều nay, một máy bay CASA sẽ tiếp tục được điều ra khu vực này để tìm kiếm.

{keywords}
Bản đồ mở rộng tìm kiếm ngày 13/3 - Ảnh: Vũ Điệp

10h30: Xung quanh thông tin, trước khi mất tích máy bay Beoing 777 đã 2 lần phát tín hiệu báo vấn đề kỹ thuật, đại diện Cục hàng không cũng cho biết, phía Malaysia đã từ chối cung cấp. Bởi vì, đang trong quá trình điều tra, để tránh nhiễu loạn thông tin cho báo chí và thân nhân người nhà trên chuyến bay. Chỉ đến khi có thông tin chính thức phía Malaysia mới công bố.

Malaysia cũng đã cám ơn VN trong những ngày qua đã chủ động huy động lực lượng tìm kiếm cứu nạn khi có thông tin máy bay của Malaysia mất tích.

Xung quanh thông tin vị trí vệ tinh Trung Quốc tìm thấy vật thể nghi của máy bay mất tích,Cục Hàng không VN cho biết, vị trí này nằm ở tọa độ kinh tuyến 106 thuộc Singapre, nên máy bay của Singapore đang tìm kiếm ở khu vực này.

Nghi mảnh vỡ máy bay trên ảnh vệ tinh Trung Quốc

 Những hình ảnh vệ tình trên một trang web chính phủ Trung Quốc cho thấy những mảnh vỡ được cho là của chiếc MH370 thuộc Malaysia Airlines mất tích đang trôi nổi ở ngoài khơi cực nam Việt Nam, gần đường bay ban đầu của máy bay

10h15: Cục Hàng không VN đã nhận được trả lời chính thức về công tác tìm kiếm cứu nạn máy bay mất tích Beoing 777 từ nhà chức trách Malaysia.

Tuy nhiên, theo đại diện của Cục hàng không VN cho biết, phía Malaysia vẫn trả lời rất chung chung, mặc dù có xin lỗi vì trả lời muộn.

10h: Thông tin từ Sở chỉ huy tìm kiếm cứu nạn Hàng không VN cho biết, trong ngày hôm nay, 1 máy bay Mi-171 sẽ hoạt động mở rộng tìm kiếm tại khu vực rừng U Minh với bán kính khoảng 50km.

Trong khi đó “mắt thần biển đông” CASA KA8981 (máy bay tuần thám) cùng với 2 máy bay AN26 sẽ tiếp tục mở rộng quét lại khu vực phía đông Nam của Cà Mau.

Cũng trong ngày hôm nay, 2 máy bay của Trung Quốc IL176 và TU154 vẫn bay theo lịch trình tìm kiếm như ngày hôm qua từ đảo Hải Nam đến điểm máy bay mất tích (IGARI).

Trong khi đó, 1 máy bay C130 của Malaysia vẫn tiếp tục tìm kiếm ở khu vực giáp ranh với vùng FIR HCM của Việt Nam.

Còn máy bay của Singapore sẽ bay từ Nam Cà Mau đến điểm IGARI mở rộng về phía đông.

9h26: Đại diện tùy viên quân sự của Malaysia cho biết nước này cũng đã cử 2 tàu và 2 máy bay đến khu vực trên để kiểm tra.

Hôm nay, Việt Nam vẫn tìm kiếm theo kế hoạch. Tổ chức 4 máy bay tìm kiếm, 1 CASA, 2 máy bay AN26 và 1 MI171.

{keywords}

{keywords} 

Quan sát tìm kiếm tại khu vực rừng U Minh sáng 13/3 - Ảnh: Quốc Huy

Khu vực tìm kiếm: Máy bay dọc đường FIR tọa độ 7 độ 00 vĩ độ bắc 105 độ 00 kinh độ đông.  Tàu sẽ hoạt động từ khu vực từ 7 độ 00 vĩ độ Bắc đến 105 độ 00 kinh độ đông.

9h: Đại tá Nguyễn Thanh Bình - PGĐ Công an tỉnh Cà Mau cùng phi hành đoàn đang thị sát, tìm kiếm máy bay mất tích ở khu vực rừng U Minh.

8h45: Thông tin vệ Trung Quốc chụp được những vật thể lạ, mảnh vỡ ở tọa độ 6 độ 42 vĩ độ Bắc, 105 độ 37 phút kinh độ Đông. Việt Nam đang nỗ lực xác minh thông tin này, lệnh cho AN26 đang hoạt động trong khu vực bay dọc đường FIR để quan sát. 

8h30: Những hình ảnh vệ tình trên một trang web chính phủ Trung Quốc cho thấy những mảnh vỡ được cho là của chiếc MH370 thuộc Malaysia Airlines mất tích đang trôi nổi ở ngoài khơi cực nam Việt Nam, gần đường bay ban đầu của máy bay, hãng thông tấn Tân Hoa Xã đưa tin.

Nghi mảnh vỡ máy bay trên ảnh vệ tinh Trung Quốc

 Những hình ảnh vệ tình trên một trang web chính phủ Trung Quốc cho thấy những mảnh vỡ được cho là của chiếc MH370 thuộc Malaysia Airlines mất tích đang trôi nổi ở ngoài khơi cực nam Việt Nam, gần đường bay ban đầu của máy bay

8h15: Trung tâm chỉ huy Ủy ban quốc gia tìm kiếm cứu nạn cho biết, hiện Việt Nam vẫn phối hợp chặt chẽ với các nước tham gia tìm kiếm máy bay mất tích của Malaysia, liên tục trao đổi thông tin qua các kênh để nắm tình hình.

8h: Trang Europe 24 đăng tải một đoạn clip với dữ liệu được thể hiện dưới dạng hình ảnh từ các chuyến bay thực.

Trong đó cho thấy giao thông trên bầu trời vào một ngày mùa hè tiêu biểu và qua đó làm nổi bật mức độ máy bay hoạt động tấp nập như thế nào tại châu Âu suốt 24 giờ trong bảy ngày của một năm.

Tại châu Âu, sân bay Heathrow là sân bay có mật độ máy bay lên xuống đông nhất, còn sân bay Gatwick là sân bay có đường băng đơn lẻ bận rộn nhất trên thế giới.

XEM CLIP TẠI ĐÂY:

Clip về giao thông tấp nập 'khủng khiếp' trên trời

 Trang Europe 24 đăng tải một đoạn clip thể hiện dưới dạng hình ảnh từ các chuyến bay thực, cho thấy các máy bay trên trời hoạt động 'như mắc cửi' .

7h30 sáng 13/3, bắt đầu ngày tìm kiếm thứ 6:

Phi cơ mang số hiệu 8431 cất cánh tại sân bay Cà Mau ra đảo Phú Quốc nhận nhiệm vụ tìm kiếm, cứu nạn máy bay mất tích.

{keywords}

{keywords} 

Ngày thứ 6 tìm kiếm máy bay mất tích - Ảnh Quốc Huy

 

2 tổ bay còn lại vẫn đang túc trực ở sân bay, sẵn sàng xuất phát khi có lệnh từ sở chỉ huy cấp trên.

NHÌN LẠI HÌNH ẢNH CÁC NƯỚC NỖ LỰC TÌM MÁY BAY MẤT TÍCH:

Hy vọng le lói, các nước ráo riết tìm máy bay Malaysia

 Nỗ lực tìm kiếm quốc tế đối với chiếc máy bay chở khách mất tích của hãng Malaysia Airlines bước sang ngày thứ 6, với các chiến dịch đang được thực hiện trên cả các vùng bờ biển đông và tây Malaysia.

 

NGÀY TÌM KIẾM THỨ 5:

Trung tướng Võ Văn Tuấn – Phó tổng tham mưu trưởng QĐND Việt Nam cho biết, trong ngày hôm nay (13/3) việc tìm kiếm sẽ vẫn được tiếp tục. Phạm vi hoạt động chuyển về hướng Đông của đường bay máy bay mất tích. Chú ý thêm các khu vực rừng U Minh, vì đây là địa bàn dân cư thưa thớt, các quân khu phải có báo cáo hàng ngày về việc có phát hiện dấu vết của chiếc máy bay mất tích hay không.

Liên quan đến thông tin có tín hiệu nghi vấn máy bay mất tích ở Malacca, theo Thứ trưởng GTVT Phạm Quý Tiêu, văn bản chính thức mà Cục Hàng không Việt Nam gửi sang Cục Hàng không Malaysia để xác nhận xem có đúng hay không thì nước này không trả lời và chúng tôi vẫn đang đợi thông tin chính thức từ nhà chức trách Malaysia.

Đến thời điểm này, dù Cục trưởng Cục Hàng không VN đã 2 lần có văn bản gửi sang Malaysia nhưng vẫn không nhận được trả lời. Do vậy, phía Việt Nam vẫn yêu cầu Cục Hàng không tiếp tục gửi văn bản yêu cầu nhà chức trách Malaysia trả lời chính thức về thông tin này.

Đánh giá về công tác tìm kiếm sau 5 ngày, Thứ trưởng Tiêu nói rằng, đây là một vụ việc nghiêm trọng và rất bí ẩn. Đánh giá về chuyên ngành, ngay cả nhà chế tạo máy bay là Boeing cũng không lý giải được tại sao.

"Trước mắt chúng tôi vẫn gửi văn bản và yêu cầu nhà chức trách Malaysia trả lời bằng văn bản những thông tin liên quan. Còn việc tìm kiếm như thế nào sẽ tùy vào yêu cầu của nước bạn và theo quy định quốc tế về tìm kiếm cứu nạn, tuy nhiên công tác này sẽ hạn chế về phương tiện và phạm vi. Tuy nhiên, cũng không thể tìm kiếm mãi theo tình hình biệt tăm tích như hiện nay, nếu không có dấu hiệu mới thì một thời điểm nào đó chúng tôi sẽ thống nhất với nhà chức trách để dừng việc tìm kiếm" - ông Tiêu nói.

Xem chi tiết bài phỏng vấn Thứ trưởng Tiêu tại đây.

*Tiếp tục cập nhật...

Nhóm PV