- Cụ Thanh ở đó, khi thì bến xe buýt, vỉa hè, khi thì cửa chùa, cửa chợ… Những tên trộm nhẫn tâm hằng đêm vẫn lần sờ quần áo cụ, lấy những đồng tiền lẻ cho những lần “tiêm chích” thiếu thuốc.
TIN BÀI KHÁC:
Về Nam Định, theo dấu chân một cộng tác viên của báo để trao tiền cho cụ Nguyễn Thị Thanh, cụ già trong bài viết “Xót xa cụ già mất 1 mắt, hỏng 2 mắt, liệt 2 chân”. Chúng tôi không thể ngờ rằng, chuyến đi của mình lại gian nan đến vậy.
Cụ Thanh xuất hiện trong một bài viết của cộng tác viên gửi về cho chúng tôi. Bài viết mô tả cụ - như một cụ già khốn khổ nhất trong cuộc đời… Tuổi 72, đứa con duy nhất của cụ bị bán sang Trung Quốc, hằng ngày bò đi xin ăn. Cụ ngủ cổng chùa, bến xe buýt, vỉa hè khi đêm về.
3 tháng trước, theo dấu bài viết của báo, nhiều bạn đọc báo VietNamNet đã đến gặp và quan tâm đến số phận của cụ Thanh. Họ thay quần áo cho cụ và đưa cụ đến một trung tâm chăm sóc người già ở một huyện của tỉnh Nam Định.
“Mất dấu” cụ Thanh nhưng chúng tôi tưởng đã yên lòng với số phận cụ già khốn khổ ấy. Tuy nhiên một thời gian sau, cộng tác viên của chúng tôi lại gọi điện gấp gáp thông báo: Cụ lại về những nơi trước kia xin ăn, nằm ngủ… Tình trạng còn thê thảm hơn trước vì mùa đông năm nay, những ngày đông rất lạnh. Đến tháng giêng, mưa phùn, gió bấc cụ ngồi co ro, chùm áo mưa để tránh gió rét… sức khỏe của cụ lại yếu hơn rất nhiều.
Thực hiện một chuyến đi, chúng tôi liên hệ với Sở Lao động Thương binh xã hội tỉnh Nam Định để phản ánh về tình hình của cụ và kiến nghị đưa cụ vào Trung Tâm chăm sóc người già.
Ông Lê Hồng Lâm (trưởng phòng Bảo trợ xã hội, Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Nam Định) cam kết với chúng tôi: Thông báo gấp đến đơn vị cơ sở có trách nhiệm quản lý là Phòng Lao động Thương binh Xã hội thành phố Nam Định để thực hiện đảm bảo an toàn cho cụ, xác minh hoàn cảnh, nhân thân và chăm lo cho cụ.
Sau đó trực tiếp ông Lâm đã theo chúng tôi ra nơi cụ Thanh ở, hỏi han ý nguyện của cụ. Ngày cuối tuần, cụ Thanh vẫn chùm áo mưa, run bần bật ở bến xe buýt… khi chúng tôi hỏi chuyện, cụ chỉ toàn nói những lời chua chát.
Chúng tôi nói với cụ: “Chúng cháu mang một chút tiền ủng hộ của bạn đọc đến cho cụ… đưa cụ vào trung tâm để cụ được chăm sóc”. Cụ Thanh giận dữ: “Tôi chỉ ở đây thôi, ai cho thì ăn. Bây giờ mắt mù, tiền nhiều mà để làm gì? Tôi ốm, chuẩn bị vào quan tài rồi”.
Có một bà cụ mắt sáng, người cùng quê với cụ Thanh và làm nghề ăn xin khác hiểu về cụ thì kể với chúng tôi: “Bà Thanh bây giờ không có người thân, cách tốt nhất cho bà là đưa bà vào trung tâm chăm sóc”.
Thỉnh thoảng khi rảnh, lại có người cho quần áo cũ, bà cũng ra chỗ cụ Thanh và thay quần áo cho cụ. Bà thuật lại: “Bà ấy hay bị mất quần áo lắm, đêm đêm bọn nghiện vẫn tưởng bà có tiền, giấu trong quần áo nên chúng giằng quần áo của bà ấy để lục lọi. Giúp đỡ, chăm sóc bà ấy lâu rồi, tôi thấy sức bà ấy ngày càng yếu. Các cô các chú hãy giúp đưa bà ấy vào một trung tâm của người già”.
Khi đã nắm rõ tình hình, nói với chúng tôi, ông Lâm cho biết: “Trước những băn khoăn của cụ Thanh và những người biết về cụ, chúng tôi quyết định thận trọng trong việc xác minh hoàn cảnh và làm các thủ tục để cụ Thanh sớm có nơi ở và dưỡng già”.
Ông Lâm đưa ra thời điểm là một tuần để các cơ quan có trách nhiệm với người già không nơi nương tựa ở Nam Định thực hiện việc chăm lo, đảm bảo an toàn cho cụ.
Lo lắng số tiền đưa cho cụ bị nghiện lấy mất, chúng tôi quyết định đề nghị làm thủ tục đưa cụ về trung tâm sau đó mới gửi tiền ủng hộ của bạn đọc cho cụ.
Ban Bạn Đọc
TIN BÀI KHÁC:
Vợ chồng già 70 nuôi con bại não
Con bỏng nặng, cha cùng quẫn…tự tử
Đứa lớn lên 10, đứa nhỏ 4…thất học ở nhà chăm cha liệt giường
Xót xa vợ chồng mù nuôi con bệnh tật
Trao tiền giúp người cha nuôi con ung thư
Cha 85 tuổi liệt giường, con tâm thần bơ vơ
Người cha tâm thần nuôi con bị bệnh bại não
Mồ côi, tội lắm ai ơi...!
Nước mắt người vợ nuôi chồng con bệnh tật
Bất hạnh ập lên một gia đình nghèo
Con bỏng nặng, cha cùng quẫn…tự tử
Đứa lớn lên 10, đứa nhỏ 4…thất học ở nhà chăm cha liệt giường
Xót xa vợ chồng mù nuôi con bệnh tật
Trao tiền giúp người cha nuôi con ung thư
Cha 85 tuổi liệt giường, con tâm thần bơ vơ
Người cha tâm thần nuôi con bị bệnh bại não
Mồ côi, tội lắm ai ơi...!
Nước mắt người vợ nuôi chồng con bệnh tật
Bất hạnh ập lên một gia đình nghèo
Về Nam Định, theo dấu chân một cộng tác viên của báo để trao tiền cho cụ Nguyễn Thị Thanh, cụ già trong bài viết “Xót xa cụ già mất 1 mắt, hỏng 2 mắt, liệt 2 chân”. Chúng tôi không thể ngờ rằng, chuyến đi của mình lại gian nan đến vậy.
Lo lắng số tiền đưa cho cụ bị bọn nghiện lấy mất, chúng tôi quyết định đề nghị làm thủ tục đưa cụ về trung tâm sau đó mới gửi tiền ủng hộ của bạn đọc cho cụ |
3 tháng trước, theo dấu bài viết của báo, nhiều bạn đọc báo VietNamNet đã đến gặp và quan tâm đến số phận của cụ Thanh. Họ thay quần áo cho cụ và đưa cụ đến một trung tâm chăm sóc người già ở một huyện của tỉnh Nam Định.
“Mất dấu” cụ Thanh nhưng chúng tôi tưởng đã yên lòng với số phận cụ già khốn khổ ấy. Tuy nhiên một thời gian sau, cộng tác viên của chúng tôi lại gọi điện gấp gáp thông báo: Cụ lại về những nơi trước kia xin ăn, nằm ngủ… Tình trạng còn thê thảm hơn trước vì mùa đông năm nay, những ngày đông rất lạnh. Đến tháng giêng, mưa phùn, gió bấc cụ ngồi co ro, chùm áo mưa để tránh gió rét… sức khỏe của cụ lại yếu hơn rất nhiều.
Thực hiện một chuyến đi, chúng tôi liên hệ với Sở Lao động Thương binh xã hội tỉnh Nam Định để phản ánh về tình hình của cụ và kiến nghị đưa cụ vào Trung Tâm chăm sóc người già.
Ông Lê Hồng Lâm theo dấu chân chúng tôi đến tận nơi gặp cụ, hỏi han nguyện vọng của cụ để làm thủ tục đưa cụ về trung tâm chăm sóc |
Sau đó trực tiếp ông Lâm đã theo chúng tôi ra nơi cụ Thanh ở, hỏi han ý nguyện của cụ. Ngày cuối tuần, cụ Thanh vẫn chùm áo mưa, run bần bật ở bến xe buýt… khi chúng tôi hỏi chuyện, cụ chỉ toàn nói những lời chua chát.
Chúng tôi nói với cụ: “Chúng cháu mang một chút tiền ủng hộ của bạn đọc đến cho cụ… đưa cụ vào trung tâm để cụ được chăm sóc”. Cụ Thanh giận dữ: “Tôi chỉ ở đây thôi, ai cho thì ăn. Bây giờ mắt mù, tiền nhiều mà để làm gì? Tôi ốm, chuẩn bị vào quan tài rồi”.
Có một bà cụ mắt sáng, người cùng quê với cụ Thanh và làm nghề ăn xin khác hiểu về cụ thì kể với chúng tôi: “Bà Thanh bây giờ không có người thân, cách tốt nhất cho bà là đưa bà vào trung tâm chăm sóc”.
Thỉnh thoảng khi rảnh, lại có người cho quần áo cũ, bà cũng ra chỗ cụ Thanh và thay quần áo cho cụ. Bà thuật lại: “Bà ấy hay bị mất quần áo lắm, đêm đêm bọn nghiện vẫn tưởng bà có tiền, giấu trong quần áo nên chúng giằng quần áo của bà ấy để lục lọi. Giúp đỡ, chăm sóc bà ấy lâu rồi, tôi thấy sức bà ấy ngày càng yếu. Các cô các chú hãy giúp đưa bà ấy vào một trung tâm của người già”.
Khi đã nắm rõ tình hình, nói với chúng tôi, ông Lâm cho biết: “Trước những băn khoăn của cụ Thanh và những người biết về cụ, chúng tôi quyết định thận trọng trong việc xác minh hoàn cảnh và làm các thủ tục để cụ Thanh sớm có nơi ở và dưỡng già”.
Ông Lâm đưa ra thời điểm là một tuần để các cơ quan có trách nhiệm với người già không nơi nương tựa ở Nam Định thực hiện việc chăm lo, đảm bảo an toàn cho cụ.
Lo lắng số tiền đưa cho cụ bị nghiện lấy mất, chúng tôi quyết định đề nghị làm thủ tục đưa cụ về trung tâm sau đó mới gửi tiền ủng hộ của bạn đọc cho cụ.
Ban Bạn Đọc