- Trong thời gian thử việc, người sử dụng lao động hoặc người lao động có quyền hủy bỏ việc làm thử mà không cần báo trước và không phải bồi thường.

TIN BÀI KHÁC:

Tôi được nhận vào thử việc ở Công ty NHK trong thời gian là 2 tháng với mức lương 5 triệu đồng/1 tháng (lương thử việc). Sau khi làm việc được 20 ngày thì công ty cho tôi nghỉ việc và không nhắc gì đến lương của tôi.

Tôi xin luật sư tư vấn giúp về việc lương trong thời gian thử việc? Công ty không trả lương cho tôi, liệu họ có sai? Tôi cần làm thủ tục gì để kiện họ? (Câu hỏi của bạn đọc Hữu Thanh).

Ảnh minh họa
Luật sư tư vấn:


Căn cứ vào quy định của pháp luật lao động, tôi xin tư vấn như sau:

Theo quy định tại Điều 32 Bộ luật Lao động đã được sửa đổi, bổ sung thì: “Người sử dụng lao động và người lao động thỏa thuận về việc làm thử, thời gian thử việc, về quyền, nghĩa vụ của hai bên. Tiền lương của người lao động trong thời gian thử việc ít nhất phải bằng 70% mức lương cấp bậc của công việc đó. Thời gian thử việc không được quá 60 ngày đối với lao động chuyên môn kỹ thuật cao và không được quá 30 ngày đối với các lao động khác.

Trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền hủy bỏ thỏa thuận làm thử mà không cần báo trước và không phải bồi thường nếu việc làm thử không đạt yêu cầu mà hai bên đã thỏa thuận. Khi việc làm thử đạt yêu cầu thì NSDLĐ phải nhận NLĐ vào làm việc chính thức như đã thỏa thuận”.

Theo quy định trên, trong thời gian thử việc, người sử dụng lao động hoặc người lao động có quyền hủy bỏ việc làm thử mà không cần báo trước và không phải bồi thường. Tuy nhiên, người sử dụng lao động phải có nghĩa vụ trả cho người lao động tiền lương của thời gian đã làm việc với mức lương thử việc như đã thỏa thuận.

Trong trường hợp của bạn, việc công ty lấy lý do không chi trả lương cho bạn cho những ngày đã thử việc tại công ty là trái với quy định của pháp luật lao động.

Bạn có quyền yêu cầu công ty trả tiền lương cho thời gian thử việc của mình hoặc gửi đơn đến Hội đồng hòa giải cơ sở tại công ty hoặc hòa giải viên lao động Quận/Huyện nơi công ty đặt trụ sở chính để giải quyết.

Nếu công ty không giải quyết, bạn có quyền gửi đơn đến tòa án (cấp huyện) nơi công ty có trụ sở để yêu cầu tòa án buộc công ty phải trả tiền lương cho bạn.

Tư vấn bởi Luật sư Đào Thanh Huyền, điện thoại: 0944479360, địa chỉ email luatsudaothanhhuyen@gmail.com.

Bạn đọc muốn gửi các câu hỏi thắc mắc về các vấn đề pháp luật, xin gửi về địa chỉ banbandoc@vietnamnet.vn (Xin ghi rõ địa chỉ, số điện thoại để chúng tôi tiện liên hệ).