Có nhiều yếu tố làm suy yếu sức mạnh của toàn bộ lực lượng vũ trang Libya trong những năm qua, khiến nước này thua kém nhiều quốc gia láng giềng về khả năng quân sự và khả năng chiến đấu thực sự. Đây cũng là một trong những chiến thuật mà đại tá Gaddafi sử dụng để tránh nguy cơ xảy ra đảo chính quân sự.

TIN LIÊN QUAN:

Quân đội Gaddafi chiếm lại nhiều thành phố
Libya đi đường nào nếu Gaddafi bị hạ bệ?

Phe đối lập Libya chiếm sát thủ đô
Người đẹp nắm giữ vận mệnh của Gaddafi
Hỗn loạn ở Libya qua lời kể nhân chứng
Lãnh đạo Libya có một kho của cải ở Anh

Lãnh đạo Libya Gaddafi bị bắn chết?
Giao chiến dữ dội ở Libya
Chặn bạo lực ở Libya: Thế giới nói suông?
"Đích thân Gaddafi ra lệnh vụ khủng bố Lockerbie"

Libya "giải phóng" nửa đất nước

Libya đầy xác chết, nghìn người tháo chạy

Biểu tình dậy sóng Libya, Gaddafi "quyết tử"

Binh lính Libya trong một cuộc diễu binh ở Tripoli năm 2009. (Ảnh: THX)

Lực lượng vũ trang Libya bao gồm bộ binh, không quân và hải quân cùng các bộ phận, trong đó có lực lượng dân quân. Tổng quân số ước tính khoảng 119.000 người nhưng đã có nhiều thay đổi sau làn sóng biểu tình phản đối hiện nay.

Bộ binh Libya gồm 25.000 lính tình nguyện và 25.000 lính nghĩa vụ, được tổ chức thành 11 đơn vị biên phòng, 4 quân khu, một lữ đoàn an ninh, 10 tiểu đoàn xe tăng, 10 tiểu đoàn bộ binh cơ giới hóa, 18 tiểu đoàn bộ binh, 6 tiểu đoàn đặc công, 2 tiểu đoàn pháo binh, 4 lữ đoàn SSM và 7 tiểu đoàn pháo phòng không.

Quân đội Libya có một số lượng lớn trang thiết bị chiến đấu luôn sẵn sàng hoạt động song phần lớn chúng được mua từ Nga trong những năm 1970-1980 và đã lỗi thời. Nhiều vũ khí vẫn được cất trữ trong khi một số khác được bán cho nhiều nước châu Phi.

Libya không có hợp đồng mua bán lớn nào trong những năm gần đây do kinh tế suy giảm cộng với các đòn cấm vận quân sự trong những năm 1990.

Có nhiều yếu tố bên trong nữa làm suy sức mạnh của toàn bộ lực lượng vũ trang Libya trong những năm qua, khiến nước này thua kém nhiều quốc gia láng giềng về khả năng quân sự và khả năng chiến đấu thực sự. Đây cũng là một trong những chiến thuật mà đại tá Gaddafi sử dụng để tránh nguy cơ xảy ra đảo chính quân sự.

Lực lượng bộ binh của Libya đang sử dụng phần lớn các trang thiết bị mua của Xô Viết. Theo ước tính của Viện Nghiên cứu chiến lược quốc tế (IISS) đóng tại London, vào năm 2009, Libya có 2.025 xe tăng, 50 xe trinh sát BRDM-2 và 70 chiếc EE-9 Cascavel; 1.000 chiếc BMP-1, chưa kể BMD.

Hồi năm 2010, các nguồn tin chính thức Nga cho biết, Libya sẽ tiến hành hiện đại hóa loại xe tăng T-72 với sự giúp đỡ của Nga.

IISS ước tính, năm 2009 quân đội Libya đang sử dụng 2,421 khẩu pháo, 830 bệ phóng đa tên lửa và 500 súng cối cùng hàng trăm tên lửa đất đối đất và chống tăng. Nước này cũng có các tên lửa đất đối không cùng nhiều súng bắn máy bay.

Lực lượng Không quân Libya ước tính có khoảng 22.000 nhân sự và có 13 căn cứ trên khắp cả nước. Lực lượng Dân quân gồm khoảng 40.000 thành viên, có nhiệm vụ bảo vệ lãnh thổ và hoạt động dưới sự lãnh đạo của các chỉ huy quân sự địa phương.

Ở Libya không có sự hiện diện của quân đội nước ngoài.

Hiện nay, toàn bộ lực lượng vũ trang Libya đang nằm dưới sự kiểm soát của đại tá Muammar Gaddafi.

Thanh Hảo (T.H)