Gần đến ngày 2-9, thời điểm công bố Giải thưởng Nhà nước, Giải thưởng Hồ Chí Minh, không khí quanh Hội Nhạc sĩ Việt Nam vẫn nóng như “chảo lửa” vì những thắc mắc xung quanh giải thưởng chuyên ngành âm nhạc.
GS.TS Nguyễn Lân Tuất nổi giận với Giải thưởng Nhà nước
"Hà Nội đêm trở gió", "Chị tôi" được xét giải thưởng Nhà nước
Bùi Công Duy: Giá trị thật không ở giải thưởng!
Nhiếp ảnh lép vế tại giải thưởng Nhà nước
Vì sao ít tác phẩm múa xét Giải thưởng Nhà nước?
Phim truyền hình thất sủng ở Giải thưởng Nhà nước
Ai xứng với giải thưởng nghệ thuật cao quý?
Thành tích có một, sao lắm giải thưởng thế?
Giải thưởng nghệ thuật thừa thãi scandal
Nhạc sĩ của rất nhiều ca khúc nổi danh
Chiều ngày 22/8, tại Hội Nhạc sĩ Việt Nam, đại diện lãnh đạo và ban chấp hành hội Nhạc sĩ Việt Nam đã trả lời những thắc mắc về câu chuyện giải thưởng. Tuy nhiên, không có đủ thời gian để trả lời về mọi vấn đề xung quanh giải thưởng mà báo giới chủ yếu trở đi trở lại với trường hợp mới nhất và hiện đang nóng nhất: đề xuất đặc cách tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh cho nhạc sĩ Phạm Tuyên.
Nhạc sĩ Phạm Tuyên |
Nhạc sĩ Phạm Tuyên sinh năm 1930, là con thứ 9 trong gia đình cố nhà báo Phạm Quỳnh. Ông năm nay đã 82 tuổi và có rất nhiều cống hiến cho âm nhạc Việt Nam, đặc biệt là nền âm nhạc cách mạng. Các sáng tác của ông được người yêu nhạc cả nước biết đến, đặc biệt các tác phẩm: Đảng đã cho ta mùa xuân, Gửi nắng cho em, Chiếc gậy Trường Sơn, Như có Bác trong ngày vui đại thắng, Con kênh ta đào, Màu cờ tôi yêu, Thành phố mười mùa hoa, Tiến lên đoàn viên, Chiếc đèn ông sao, Hành khúc Đội thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, Hát dưới cờ Hà Nội, Gặp nhau giữa trời thu Hà Nội, Đêm pháo hoa, Cô và mẹ… Nhạc sĩ Phạm Tuyên là cựu chủ tịch Hội Âm nhạc Hà Nội, cựu Ủy viên Thường vụ Ban Chấp hành Hội nhạc sĩ Việt Nam từ năm 1963 đến năm 1983.
|
Về trường hợp của nhạc sĩ Phạm Tuyên, đây không phải là lần đầu tiên có đề xuất về việc xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh. Nhạc sĩ Văn Dung cho biết, từ hồi năm 1995, khi nhạc sĩ Trọng Bằng còn đương chức Chủ tịch Hội Nhạc sĩ Việt Nam, thì nhạc sĩ Phạm Tuyên đã có hồ sơ xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh.
Nhạc sĩ Văn Dung cho rằng nếu hỏi ông có thích nhạc Phạm Tuyên hay không thì ông trả lời thật lòng là không thích nhưng để xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh thì ông khẳng định là rất xứng đáng. Bởi vì xét tặng Giải thưởng không thể căn cứ vào cảm tính của mỗi người là thích hay không mà là xét cả các cụm công trình và quá trình sáng tác, lao động nghệ thuật. Phải xét đến việc nhạc sĩ Phạm Tuyên đã cống hiến được những gì cho âm nhạc nước nhà.
Vậy thì, vì sao nhạc sĩ Phạm Tuyên không những trượt đợt xét duyệt năm 1995 mà cái tên nhạc sĩ “Như có Bác trong ngày vui đại thắng” lại một lần nữa gây sóng gió Hội Nhạc sĩ?
Các nhạc sĩ Doãn Nho (đầu tiên), Vũ Tự Lân (thứ 3) và nhiều nhạc sĩ có mặt tại buổi họp chiều 22/8 - Ảnh: DCHN |
Mớ bòng bong không thể gỡ
Đại diện lãnh đạo Hội Nhạc sĩ Việt Nam - nhạc sĩ Phạm Ngọc Khôi - cho rằng dẫu Hội Nhạc sĩ có nhận được đơn đề nghị của Hội Âm nhạc Hà Nội về việc đặc cách xét Giải thưởng Hồ Chí Minh cho nhạc sĩ Phạm Tuyên thì Hội đồng âm nhạc cấp cơ sở cũng không thể can thiệp gì vì: Thứ nhất là bản thân cái đơn này đã vượt cấp, đồng kính gửi lên các Hội đồng cấp Bộ, cấp Nhà nước; hai là Hội đồng cơ sở buộc phải làm theo quy định, nghĩa là xét trên hồ sơ chứ không thể xét trên đơn đề nghị. Nhạc sĩ Phạm Tuyên đã không gửi hồ sơ xin xét duyệt, thì không có cớ gì để Hội đồng chuyên ngành cấp cơ sở tại Nhạc sĩ đứng ra xét riêng trường hợp của ông, trong khi số hội viên trên 80 tuổi ở Hội Nhạc sĩ không ít, và nhiều người trong số đó cũng từng đoạt Giải thưởng Nhà nước.
Hơn nữa, yếu tố chính khiến nhạc sĩ Phạm Tuyên trượt đợt xét duyệt năm 2005 là vì theo quy định thì ông phải có những cụm sáng tác khác và có chất lượng hơn hẳn, vượt lên trên các tác phẩm đã đem đến Giải thưởng Nhà nước đã trao cho ông năm 2001.
Nhiều nhà báo không đồng tình với kiến giải trên của nhạc sĩ Phạm Ngọc Khôi. Với lý luận nhạc sĩ Phạm Tuyên năm nay đã 82 tuổi, cống hiến cho âm nhạc Việt Nam của ông thì ai cũng đã nhìn thấy rõ, hơn nữa, Hội Âm nhạc Hà Nội đã đứng ra ba lần bốn lượt làm công văn, đơn từ gửi lên các cấp đề nghị xét đặc cách cho nhạc sĩ Phạm Tuyên, thì lẽ ra, với trách nhiệm quan tâm và bảo vệ quyền lợi hội viên, Hội Nhạc sĩ Việt Nam cũng phải lên tiếng về trường hợp này. Nếu không tặng thưởng cho nhạc sĩ Phạm Tuyên giai đoạn này thì còn chờ đến bao giờ? Chẳng lẽ lại đợi đến khi ông mất đi rồi mới truy tặng?
Nhạc sĩ của rất nhiều ca khúc đi vào lòng người |
Bỏ ngay tư tưởng xin – cho giải thưởng
Hội nhạc sĩ bảo vệ lý luận rằng Hội không đời nào lại lờ đi quyền lợi của hội viên, Hội cũng mong muốn mỗi kỳ xét duyệt đều có hội viên đoạt Giải thưởng Nhà nước, Giải thưởng Hồ Chí Minh chứ không ai lại mong đứt đoạn, nhưng vì cái lý do cơ bản ban đầu là nhạc sĩ Phạm Tuyên đã không muốn gửi hồ sơ xin xét giải, cho nên mọi tranh cãi sau đó cũng là bế tắc.
Với tình trạng hiện tại là Hội Âm nhạc Hà Nội đã đệ đơn xin đặc cách cho nhạc sĩ Phạm Tuyên, thì quyền xem xét không còn nằm ở Hội đồng chuyên ngành cấp cơ sở nữa mà là quyền đề nghị từ Bộ trưởng bộ VH TTDL gửi lên Chủ tịch nước xét duyệt.
Nhạc sĩ Cát Vận thẳng thắn cho rằng mớ bòng bong lùng nhùng trong câu chuyện giải thưởng này chính là cơ chế xin - cho hiện đã gây rất nhiều bức xúc. Theo ông, vì phải làm đơn xin xét duyệt cho nên những nhạc sĩ có lòng tự trọng sẽ kiên quyết không làm. Ở đây, có thể hiểu vì sao nhạc sĩ Phạm Tuyên lại không chịu làm đơn và gửi hồ sơ, bởi vì ông đã trượt xét duyệt một lần, và ông cũng thừa biết nhiều nghệ sĩ khác đã năm lần bẩy lượt đệ đơn, hoàn thiện hồ sơ rồi lại nén bẽ bàng, cố gắng coi mọi chuyện là bình thường, cho dù không đoạt giải. Nhiều nghệ sĩ đã lên các phương tiện truyền thông để “thề” rằng sẽ không bao giờ làm hồ sơ “xin giải” nữa.
Chuyện nhạc sĩ Phạm Tuyên có đủ tác phẩm âm nhạc để tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh hay không thì phụ thuộc vào thẩm định của các Hội đồng đánh giá chuyên ngành âm nhạc. Nhưng đã quá nhiều những lình sình và dường như vẫn còn chưa đến hồi chấm dứt mà ngày càng phát lộ thêm những bức xúc mới cho thấy sự bất cập kinh khủng của cách xét giải thưởng hiện nay, cho dù là những giải thưởng quan trọng hàng đầu cả nước.
Nhà phê bình âm nhạc Nguyễn Lưu bức xúc góp ý về trường hợp của nhạc sĩ Phạm Tuyên - Ảnh: DCHN |
Đã là giải thưởng tặng cho tính chất cống hiến và xét đến cả đời làm nghệ thuật, tại sao không có cơ chế phù hợp được thẩm định bởi một hay nhiều hội đồng chuyên ngành có uy tín để xét tặng, vinh danh tới các nghệ sĩ chứ không phải là kiểu đệ đơn “xin giải” gây bức xúc, náo loạn làng văn nghệ như hiện thời?
Hòa Bình