- Chỉ trong vòng 2 ngày 20 - 21/4, liên tiếp xảy ra 3 trường hợp sản phụ tử vong ở 3 tỉnh Bắc Ninh, Hưng Yên và Quảng Ngãi làm dư luận không khỏi bức xúc, lo lắng. Thậm chí, có bạn đọc còn tuyên bố: “Nên đầu tư tiền đưa người bệnh lên bệnh viện tuyến trên để mua lấy sự an toàn”.
>>Náo loạn bệnh viện vì sơ sinh và sản phụ tử vong
>>Bệnh nhân ồ ạt rời BV Kinh Bắc sau vụ sản phụ chết
>>Vụ sản phụ chết ở BV: Cháu bé vẫn nguy kịch
>>Vụ hai mẹ con sản phụ tử vong ở Hưng Yên: do thai phụ tắc mạch ối
Những câu chuyện chưa bao giờ lên báo
3 trường hợp thai phụ tử vong xảy ra trong thời gian ngắn đã khiến dư luận xôn xao. Nhiều độc giả cũng đã chia sẻ những câu chuyện của họ xung quanh vấn đề gây tranh cãi này. Trên 1 diễn đàn, thành viên Xuha cũng chia sẻ câu chuyện tương tự: “Ở quê em năm ngoái có 1 trường hợp con chết ngạt vì sự tắc trách của bác sĩ. Bé nặng 4kg, sản phụ không đẻ thường được mà bác sĩ vẫn không cho mổ. Trường hợp đó không thấy đưa lên báo chí vì gia đình sản phụ cũng không làm rùm beng lên”.
Người nhà nạn nhân đau đớn tột cùng (Ảnh: VietNamNet) |
Trên diễn đàn dành Webtretho, một độc giả cũng chia sẻ: “Trường hợp của tôi 9 năm trước đây cũng gần như tương tự. Tôi có dấu hiệu sinh, vào viện, yêu cầu được mổ nhưng bác sỹ bảo mẹ khỏe, con khỏe, đẻ được và nhấn mạnh “cứ yên tâm”. Vào đó 1 ngày, đi lại lay lắt, tiêm mấy mũi kích đẻ nhưng tôi vẫn không đẻ được và rồi cuối cùng phải mổ. Lúc đó thì con trai 3,9kg, suýt có vấn đề vì nước ối đã cạn”.
Ở phần phản hồi của báo Người lao động online, một độc giả cũng bức xúc: “Chị tôi sinh con, mổ lần 1, mẹ tròn con vuông. Một tuần sau, đáng ra được ra viện về, người khác thì không sao, chị tôi thì đau quằn quại. Đem đi chiếu chụp lại, vẫn sót một phần... chưa khâu, thế là mổ lại. Những vụ như thế không phát điên lên mới là lạ nên đừng trách gia đình nọ kia. Không phản ứng thế mới là vô tâm, vô cảm với người thân vừa nằm xuống của mình”.
Trên VietNamNet, phụ huynh HuongNguyen cũng chia sẻ: “Đã hai lần trải qua cảm giác tột cùng lo lắng khi bước lên bàn sinh mổ, tôi hiểu những hi sinh mà các bà mẹ phải chịu đựng. Quá đau đớn khi vẫn còn nhiều trường hợp phải chịu cảnh chia lìa mãi mãi như thế này”.
Bạn đọc ở địa chỉ Truongquang_cong…@yahoo.com cũng bức xúc “tố”: “Tại bệnh viện đa khoa tỉnh D. cũng đã để xảy ra những cái chết oan uổng cho thai phụ. Đơn cử trong vòng một tuần có ba ca làm thai phụ chết vào trung tuần tháng 01/2012. Để giải quyết cá nhân bác sĩ trực đã đền tiền từ 40 - 120 triệu đồng cho thân nhân các thai phụ xấu số do các bác sỹ tay nghề và y đức quá tệ”.
“Đừng trách chúng tôi chê bệnh viện quê”
Nhiều độc giả bức xúc cho rằng, nếu cách đây mấy chục năm thì những trường hợp đáng tiếc trên còn có hiểu được, nhưng y học tiên tiến như ngày nay mà vẫn còn những câu chuyện “thai phụ chết, người nhà tố bác sĩ tắc trách” như thế này thì thật đau lòng. Không ít độc giả đã không cầm được nước mắt, chia buồn cùng gia đình nạn nhân khi cứ tưởng được đón thêm 1 thành viên mới mà giờ lại mất đi 2 người.
Quá lo lắng trước trình độ, thái độ của một bộ phận bệnh viện tuyến dưới, nhiều độc giả bày tỏ quan điểm họ sẽ đầu tư tiền và thời gian để đến với các bệnh viện tuyên trên nhằm tìm sự an toàn cho người bệnh và sự yên tâm cho người thân đi cùng.
Bạn đọc có nickname TitvaRo chia sẻ trên 1 diễn đàn: “Thời buổi bây giờ hễ con bị làm sao là mình vội gọi taxi đưa ra bệnh viện trên Hà Nội. Mình chả dám cho con khám chữa ở bệnh viện huyện, tỉnh. Bác sĩ tuyến dưới nghiệp vụ hạn chế, thái độ tắc trách. Làm sao có phụ huynh nào yên tâm được”.
Bạn đọc Hùng ở địa chỉ Email: Thung…@gmail.com cho rằng: “Những sự việc như trên là lời giải thích xác đáng cho câu hỏi “vì sao người dân không dám điều trị ở Bệnh viện tuyến dưới”. Điều trị đối với các bệnh viện, bác sỹ đơn giản chỉ là một công việc, đôi khi xảy ra sơ sẩy họ có thể coi là tai nạn nghề nghiệp. Có thể họ cũng áy náy nhưng rồi bác sỹ sẽ nhanh chóng quên đi, nhưng gia đình và những người thân của nạn nhân thì còn đó những nỗi đau. Nên biện pháp tốt nhất mà người dân lựa chọn là lên bệnh viện tuyến trên, có vất vả, xa xôi nhưng lại an toàn”.
Bạn đọc Hoàng Linh cũng đồng tình: “Đây là 1 trong những nguyên nhân gây ra "thảm" cảnh: bệnh viện tuyến dưới thì vắng hoe, tuyến trên thì nằm ngồi điều trị cả ở ngoài hành lang. Không biết đến bao giờ mới hết cảnh bệnh nhân đổ xô lên các bệnh viện lớn khám, bỏ tiền và thời gian để mua sự yên tâm”. Tuy nhiên, bên cạnh những ý kiến bày tỏ thái độ bức xúc, phẫn nộ nhiều bạn đọc cũng tỏ ra khi bình tĩnh khi phân tích sự việc.
Bạn đọc Nguyễn Thanh Sơn cho rằng: “không thể tiên lượng 100% cho một ca sinh”. Theo Thanh Sơn, việc sinh theo phương pháp nào là do bác sĩ quyết định, xin chia sẻ những mất mát mà mỗi gia đình của 3 sản phụ đã tử vong nhưng nên thông cảm cho những bác sỹ nếu họ thực hiện tốt quy chế chuyên môn và việc tử vong chỉ do nguyên nhân không thể lường trước được. Hãy bình tĩnh chờ kết quả của cơ quan giám định pháp y thì sẽ rõ”.
Một độc giả khác cũng phân tích nguyên nhân khiến người nhà nạn nhân đã có những hành vi gây náo loạn trên. Bạn đọc này viết: “Không phải ai vào bệnh viện chết cũng là do lỗi bác sĩ. Nhưng nhìn thực tế ngày nay thấy rất nhiều thái độ, phong cách... của bác sĩ nên người ta có "thành kiến". Sự việc xảy ra chỉ như giọt nước tràn ly”
Trên Webtretho, thành viên WPTL cũng cho rằng: “Thai phụ tử vong bất thường là chuyện đau buồn và rõ ràng là phải làm rõ nguyên nhân. Nhưng bao vây bệnh viện, đe dọa bác sĩ làm ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của bao nhiêu người khác là việc làm không thể chấp nhận được”.
Mặc dù có nhiều ý kiến trái nhiều xung quanh vụ việc gây xôn xao dư luận trên nhưng nhiều bạn đọc đều đồng tình rằng, lại thêm một lần nữa họ cảm thấy hoài nghi, lo lắng trước một bộ phận không nhỏ y bác sĩ tắc trách và non về nghiệp vụ, đặc biệt là ở các bệnh viện tuyến dưới.
N. Trang
THEO DÒNG SỰ KIỆN:
Bệnh viện tuyến trên, khốn khổ cũng phải lên
Chẩn 'gà là vịt', bệnh nhân tuyến dưới khốn đốn
Vì những hạn chế vì trình độ bác sỹ (nhiều nơi còn không có bác sĩ), trang thiết
bị y tế, thuốc men, … nhiều bệnh nhân đã khốn đốn vì khi chữa bệnh ở tuyến dưới
đã bị tuyến dưới làm sai, gây nên những hậu quả nghiêm trọng.
Hiện nay, do mất lòng tin ở y tế tuyến dưới, người dân chấp nhận tốn kém để tự tìm đến các bệnh viện tuyến TW để khám chữa bệnh.
Rối quanh chuyện quá tải ở viện tuyến trên
Việc thu hẹp khoảng cách giữa các tuyến không dễ thực hiện bởi có một thực tế là
trong khi bệnh viện tuyến trên “chạy” thì bệnh viện tuyến dưới vẫn “ngồi” khiến
khoảng cách ngày càng bị nới rộng.
Bác sĩ để quên gạc trong... răng bệnh nhân
Sau khi nhổ răng ở bệnh viện ở
Huế, chị Oanh về nhà ít ngày thì vết thương đau nhức và sưng to, cháy máu nên đã
đi tái khám thì phát hiện miếng gạc ở dưới chân răng đã bị bác sỹ phẩu thuật… bỏ
quên.
Bệnh nhân tử vong do tuyến dưới làm sai?
Được đưa viện cấp cứu từ lúc nửa đêm vì bị đau bụng nhưng đến 8h sáng ngày hôm sau bệnh viện mới chụp X-quang, bước đầu xác định cần theo dõi vì nghi “tắc ruột”!
Quá tải vì cố giữ bệnh nhân để tăng thu!
Nhiều bệnh viện phải duy trì công suất giường bệnh ở mức cao nhất có thể để đảm bảo nguồn thu, dẫn đến một số hậu quả như: lạm dụng kỹ thuật chẩn đoán, điều trị, giữ bệnh nhân lâu hơn khiến tình trạng quá tải thêm trầm trọng.
Bức xúc, 2 ngày 3 thai phụ tử vong tại BV
Chỉ trong vòng 2 ngày 20 và 21/4, liên tiếp xảy ra 3 trường hợp sản phụ tử vong
ở 3 tỉnh Bắc Ninh, Hưng Yên và Quảng Ngãi.
Hàng loạt chiêu 'móc túi' người bệnh của BV
Bảo hiểm xã hội Việt Nam (BHXH VN) đã chỉ ra hàng loạt các chiêu móc túi người
bệnh và quỹ BHYT mà các bệnh viện đã làm trong suốt quá trình khám chữa bệnh.
|