- Mỗi năm, sau khai giảng, điệp khúc "nỗi lo tiền trường" lại tiếp tục cất lên.
 
Cùng chung nỗi băn khoăn với các bậc sinh thành, VietNamNet và  các báo đã có những bài phản ánh về  những bất cập của thực trạng “học phí trường tư cao, lạm thu ở trường công” như: Phụ huynh suýt ngất vì tiền trường; Tiền trường dùng... diệt chuột, muỗi, mua phân bón; Loạn như thu tiền trường; Con học tiếng Anh, nhà giàu cũng 'mếu'; Họp chấn chỉnh 'loạn thu': Làm cho có?...

HS tiểu học Hà Nội trong ngày khai giảng năm học 2011 - 2012. Ảnh: Phạm Hải
Phản ứng rất nhanh, trong ngày chủ nhật, 19/9, Sở GD-ĐT TP.HCM đã tổ chức đại hội quy tụ những người làm trưởng ban đại diện cha mẹ học sinh ở các trường từ khối mầm non tới THPT để chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm về việc hoạt động của hội cũng như vận động, quyên góp và sử dụng quỹ này.

Ngay đầu tuần, Sở GD-ĐT Hà Nội cũng
mở cuộc họp khẩn với trưởng phòng GD-ĐT 29 quận, huyện, thị xã, cụm trưởng các trường THPT và các trường trực thuộc nhằm chấn chỉnh công tác thu - chi năm học 2011-2012.

Nhìn nhận về hiện tượng này, báo
Hà Nội Mới viết: "Không khó để có thể "nhìn" ra các khoản thu không hợp pháp, song cũng không mấy hợp lý của các nhà trường trong danh sách các khoản thu đầu năm. Ngành GD-ĐT đã từng có lần dự kiến ban hành một danh sách các khoản thu để tránh tình trạng các trường tự đặt ra các khoản thu với những cái tên na ná nhau. Nhưng rồi thực tế mỗi trường một vẻ, nơi cần khoản này nhưng lại không cần khoản kia, không thể cố định mà áp vào".

Căn nguyên của nỗi bức xúc được chỉ ra chủ yếu là do cách thức các nhà trường khi triển khai thu các khoản dưới danh nghĩa thỏa thuận hoặc tự nguyện. Đó là sự mập mờ, không rõ ràng trong việc dự trù mức thu, nội dung chi từng khoản, là cách yêu cầu đóng góp tự nguyện mà như ép buộc của một số trường và việc thỏa thuận cũng chỉ là "diễn".


Một bài báo, một số bài báo, thậm chí cả một chuỗi bài báo cũng chưa thể phản ánh được thực tế đang diễn ra tại các trường học trong cả nước.


Một cuộc họp, một vài buổi thảo luận chữa cháy cũng chưa thể thấu đáo gọi tên đích xác các nguyên nhân, và từ đó, tìm ra các biện pháp giải quyết hợp lý.


Báo
VietNamNet mong muốn nhận được những ý kiến của bạn đọc về các vấn đề xung quanh chủ đề TIỀN TRƯỜNG:

1. Những trường học thu đúng, thu đủ theo quy định của ngành giáo dục; có các biện pháp tạo điều kiện cho cha mẹ học sinh.


2. Những “sáng tạo để có nguồn thu tại các trường”.


3. Nguyên nhân của việc học phí cao của trường ngoài công lập và lạm thu ở các trường; kiến nghị của các bạn  để giảm thiểu tình trạng này.


4. Theo bạn, trách nhiệm của các cấp quản lý giáo dục và chính quyền trước thực trạng này ra sao?


Mọi ý kiến có  thể gửi về:


- Phản hồi:
Cách sử dụng phản hồi trên trang VietNamNet sau mỗi bài viết.
- Email:
bangiaoduc@vietnamnet.vn
-Thư tay
: Ban Giáo dục, Báo VietNamNet, tòa nhà C'land, số 156, Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội.

Những ý kiến  đóng góp có giá trị sẽ được nhận nhuận bút theo quy định của báo VietNamNet.


Cảm ơn các bạn.


  • Ban Giáo dục
Tại sao con tôi phải đóng tiền mua rèm?
Ngày 15/9, VietNamNet nhận được phản ánh của bạn đọc về việc thu nhiều khoản tiền đầu năm học 2011-2012 của Trường Tiểu học Lê Quý Đôn huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai.
 
Những khoản thu chỉ có ở Việt Nam
<div style="text-align: justify;">Từ chăm sóc cây xanh, vệ sinh lớp, vệ sinh nhà vệ sinh đến sửa chữa điện nước... đều được tính vào túi tiền của phụ huynh. Vậy câu hỏi đặt ra là khoản ngân sách nhà nước chi trên đầu học sinh trường công dùng để làm gì?
 
Con học tiếng Anh, nhà giàu cũng 'mếu'
Bỏ ra cả đống tiền để con đi học tiếng Anh trong nhà trường, nhưng phần đông phụ huynh vẫn lăn tăn liệu chất lượng học có xứng với tiền đầu tư.
 
Cha mẹ không đóng tiền, con bị bêu tên
Danh sách đưa mình ký tên toàn những người đóng tiền triệu, mình mà đóng vài trăm ngàn là người thu tỏ vẻ khó chịu liền.
 
Phụ huynh suýt ngất vì tiền trường
Dù đã chuẩn bị sẵn tinh thần phải đóng tiền đầu năm, nhưng không ít phụ huynh có con học trường ngoài công lập vẫn choáng với “kịch bản” phí do các trường đưa ra.
 
Họp chấn chỉnh 'loạn thu': Làm cho có?
Cuộc họp khẩn của Sở GD-ĐT Hà Nội chấn chỉnh thu -chi năm học 2011-2012 được xem là chậm, và "chỉ để cho có", vì đến thời điểm này, các khoản thu đầu năm tại các trường hầu như đã hoàn tất.
 
TP.HCM chấn chỉnh lạm thu tiền trường
Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Hứa Ngọc Thuận vừa có công văn khẩn yêu cầu chấn chỉnh tình trạng lạm thu trong các cơ sở giáo dục.