- Tháng 8 và tháng 9 hàng năm luôn là cao điểm của câu chuyện lạm thu, với thông tin đầy ắp các mặt báo về những khoản thu ngoài quy định, thu theo kiểu “vịn cớ” của các trường. Cũng như thường lệ, sau khi chuyện lạm thu "nóng rẫy" mặt báo thì lúc đó, những cuộc họp khẩn cấp của các nhà quản lý ngành giáo dục mới "nóng" theo.
Trên rất nhiều tỉnh thành trong cả nước, tình trạng lạm thu liên tục được mang danh nghĩa học tập hoặc hỗ trợ. Cái gì liên quan đến trường học, bắt đầu từ…cọng cỏ hay …con chuột, cũng có thể trở thành lý do để thu tiền.
Các trường tư thục, tận dụng danh nghĩa tự túc về tài chính, có trường đã thu tiền xây dựng, còn thu thêm tiền cơ sở vật chất mỗi tháng với một khoản lên tới vài trăm nghìn đồng/học sinh.
Khung học phí của hệ ngoài công lập còn bỏ ngỏ khiến mỗi năm, học phí lại được tăng lên chóng mặt mà lý do vin vào có đủ: trượt giá, để xứng với chất lượng ngày càng nâng cao, để bù đắp vào công nghệ mới được áp dụng…
Không “cựa quậy” được ở học phí, trường công lập lại sáng tạo ra đủ các loại quỹ. Đôi khi, những khoản thu này dùng vào những mục đích rất hài hước: dùng để tưới cây xanh, mua phân bón, diệt muỗi, chuột, hỗ trợ lao động; ở Hà Tĩnh, vùng khó khăn như huyện Đức Thọ còn phóng tay để thu tiền lao động để thuê người cắt cỏ trong trường với chi phí lên tới 15 triệu đồng/năm.
Bên cạnh đó, trong cùng một trường, các khoản thu bị xé nhỏ ra làm nhiều loại như xây tường, mua rèm cửa, sơn lại lớp học, sửa then cửa…và còn sửa chữa nhỏ hàng năm! Nhiều khoản giống nhau kỳ lạ: hỗ trợ giáo dục, khuyến học, hỗ trợ chuyên môn, quỹ giáo dục…cùng song song tồn tại trong một phiếu thu.
Biến hóa nhất và khó nói nhất là các khoản thu- chi từ hội phụ huynh. Phần lớn phụ huynh trong hoàn cảnh này cảm thấy mình đóng tiền để mua sự yên ổn, hơn là để đầu tư thực sự vào việc học hành của con. Nếu muốn biết tiền thu chi ra sao, ở nhiều nơi xin lỗi phụ huynh vì đó là chuyện tế nhị!
Hạch toán thu chi khiến người ta cảm giác như ngành giáo dục luôn bị “bắt nạt” bởi giá cả thị trường với những hóa đơn hết sức đắt đỏ nhưng sản phẩm thu về không phải lúc nào cũng đáng đồng tiền bát gạo như: hoa của lớp tặng ngày khai giảng và cô giáo chủ nhiệm ở một huyện nghèo có thể ngốn số tiền 600 nghìn đồng…; mua then cửa có thể hết…30 triệu đồng và năm nào cơ sở vât chất cũng có cái để sửa chữa, chuyện vệ sinh luôn bị phàn nàn.
Bị “dột” từ quy định của ngành
Ở Quốc hội, Ban Dân nguyện cho biết, ở lĩnh vực giáo dục thì
vấn đề lạm thu được cử tri quan tâm số 1. Qua theo dõi việc giải quyết kiến
nghị của cử tri trong nhiệm kỳ Quốc hội khóa XII, Ban Dân nguyện nhận thấy, cử
tri ở nhiều địa phương kiến nghị về việc các cơ sở giáo dục thu nhiều khoản
đóng góp khác ngoài học phí, lệ phí tuyển sinh không đúng quy định của pháp
luật.
Mặc dù các kiến nghị của đại biểu được các cấp có thẩm quyền
giải quyết nhưng cử tri vẫn kiến nghị lên Quốc hội. Điều này cho thấy họ vẫn
chưa thỏa mãn với cách làm “gặp đâu đánh đấy” của các cấp. Quan điểm của các cử
tri là cần có quản lý chặt chẽ từ cơ quan cao nhất của ngành giáo dục.
Phân tích của GS.TSKH Đào Trọng Thi, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa Giáo dục Thanh thiếu niên và Nhi đồng của QH cho thấy vấn đề nảy sinh từ góc độ quản lý. Vì sao tiền trường cứ mãi quanh quẩn, không giải quyết được? Căn nguyên là bởi vì quy định của ngành bị “dột”. Ông nói:
"Chính Bộ GD&ĐT hướng dẫn “nói là tự nguyện” nhưng vì thiếu hướng dẫn cụ thể nên thành ra… “lách luật” thể hiện trong việc thu và sử dụng kinh phí hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh.”
Theo quy định tại Điều 105 Luật Giáo dục, “ngoài học phí và
lệ phí tuyển sinh, người học hoặc gia đình người học không phải đóng góp khoản
tiền nào khác”.
Tuy nhiên, hướng dẫn của Bộ GD&ĐT tại văn bản số 6890/BGDĐT-KHTC ngày
18/19/2010 thì các trường được “huy động nguồn đóng góp của tổ chức, cá nhân và
phụ huynh học sinh để cải tạo, nâng cấp và xây dựng các công trình phụ trợ như
nhà vệ sinh, sân trường, nhà để xe, cổng trường, tường bao quanh… hoặc mua sắm
bổ sung trang thiết bị dạy – học”.
Hướng dẫn không cụ thể và mang màu sắc xã hội hóa này khiến các trường linh hoạt và có cớ để sinh ra những khoản thu. Thực tế cho thấy, nguồn vốn từ tổ chức, cá nhân hảo tâm không nhiều, phần lớn mọi sản phẩm của xã hội hóa đều từ việc bổ đầu phụ huynh, từ những cái nhỏ nhặt, lặt vặt nhất.
Sự không rõ ràng, minh bạch trong thu chi quỹ này làm hình ảnh hội phụ huynh ngày càng méo mó. Bên cạnh đó, UBND nhiều tỉnh, thành lại cũng vin cớ “tự nguyện”, xin phép không quy định mức thu, cách chi rõ ràng, hợp lý cho quỹ hội phụ huynh, mặc dù đã có Quy định tại Khoản 5, Điều 11 Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh.
Cách quản lý duy tình, trông đợi vào ý thức tự giác này đã làm cho phụ huynh phải “cắn răng” chịu đựng vì tâm lý chung không ai muốn việc học của con cái bị ảnh hưởng.
Vì sao quản lý ngành luôn chậm chân?
Báo chí liên tục phản ánh, phụ huynh liên tục kiến nghị những mỗi năm, tiền trường, lạm thu lại mang một bộ mặt mới đi kèm với những giải thích than nghèo kể khổ hoặc hết sức vô lý của lãnh đạo các trường. Tất cả vẫn trông đợi từ điều chỉnh của các cấp quản lý ngành giáo dục.
Nếu quy định đã “dột” thì những quy định mới về tiền trường của ngành hàng năm vẫn chỉ mang tính chất như một mẹo chữa cháy. Nhưng dập được chỗ này, với sự linh hoạt của mình, đám cháy lại bùng ở chỗ khác. Hà Nội quy định không thu tiền gửi xe, an ninh, vệ sinh, bảo vệ thì nảy nòi ra vô vàn khoản khác: tưới cây, mua phân bón, diệt muỗi, chuột, cắt cỏ,…
Nhưng ngành không tác chiến ngay khi các trường bắt đầu có quy định thu chi đầu năm. Năm nay, động thái họp khẩn cấp của ngành giáo dục ở Hà Nội được đánh giá là "làm cho có" vì hầu hết các trường đã hoàn thành việc thu tiền đầu năm. Chuyện trả lại tiền cho phụ huynh chỉ là “đánh bùn sang ao”.
Trong thực tế, có tỉnh thành như Đà Nẵng đã có quy định cứng rắn nghiêm cấm tất cả các trường tổ chức thu tiền phụ huynh học sinh để lắp máy điều hòa nhiệt độ, các trang thiết bị…, không cho phép BĐDCMHS các trường lợi dụng chính sách xã hội hóa để tổ chức các khoản thu trái quy định của thành phố và của ngành.
Hoặc như, năm học 2011-2012, quận Cầu Giấy cũng đã có văn bản quy định rõ mức trần của một số khoản thu, trong đó quỹ phụ huynh, quỹ hỗ trợ bán trú, tiền ăn…
Đây được coi như "cây gậy" pháp lý cho công tác quản lý chỉ đạo và việc triển khai ở các trường. Việc này cho thấy, không phải là không thể "quản" mà vấn đề là cơ quan quản lý có thực lòng vào cuộc và có khắc phục được tình trạng chậm chân khi sự việc đã rồi?
Sau những phản ứng nóng bỏng của dư luận, chuyện lạm thu vẫn chờ đợi một quyết sách mới rõ ràng, cứng rắn.
- Nhã Uyên
33 khoản thu ngoài học phí
Theo thống kê từ Ban Dân nguyện của Quốc hội thì các trường học trong cả nước, ngoài học phí, có hơn 30 khoản thu khác nhau.
Quốc hội vào cuộc chuyện lạm thu tiền trường
Báo cáo của Ban Dân nguyện gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày 28/9 có nêu:
hiện tượng lạm thu vẫn không giảm dù Bộ GD-ĐT đã đề ra nhiều biện pháp
chấn chỉnh.
TP.HCM chấn chỉnh lạm thu tiền trường
Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Hứa Ngọc Thuận vừa có công văn khẩn yêu cầu chấn chỉnh tình trạng lạm thu trong các cơ sở giáo dục.
Tiền trường dùng... diệt chuột, muỗi, mua phân bón
Trường mầm non Nhân Chính thu 125.000 đồng mỗi tháng/học sinh cho quỹ “hỗ trợ
hoạt động cho cô và trẻ”, ngoài hỗ trợ giáo viên, còn dùng hỗ trợ dụng cụ học tập cho các cháu, rồi diệt chuột, muỗi, mua phân bón chăm sóc cây.
Tiền trường, đến hẹn lại lo
VietNamNet mở diễn đàn đón nhận những phản ánh, đề xuất của bạn đọc xung quanh chủ đề tiền trường.
Loạn như thu tiền trường
Các khoản thu đầu năm đang khiến phụ huynh nhiều nơi bức xúc: thêm nhiều hạng
mục đóng góp, các khoản đều tăng chóng mặt, chồng chéo nhau và thiếu sự giải
thích rõ ràng, đặc biệt tại các trường tư thục.
Phụ huynh suýt ngất vì tiền trường
Dù đã chuẩn bị sẵn tinh thần phải đóng tiền đầu năm, nhưng không ít phụ
huynh có con học trường ngoài công lập vẫn choáng với “kịch bản” phí do
các trường đưa ra.
Con học tiếng Anh, nhà giàu cũng 'mếu'
Bỏ ra cả đống tiền để con đi học tiếng Anh trong nhà trường, nhưng phần
đông phụ huynh vẫn lăn tăn liệu chất lượng học có xứng với tiền đầu tư.
Cha mẹ không đóng tiền, con bị bêu tên
Danh sách đưa
mình ký tên toàn những người đóng tiền triệu, mình mà đóng vài trăm ngàn
là người thu tỏ vẻ khó chịu liền.
|