Chưa bao giờ BOT nóng như thời gian qua, khi các tài xế phản ứng gay gắt vì cho rằng trạm thu phí đặt sai vị trí, yêu cầu di dời dẫn đến căng thẳng, buộc trạm phải xả liên tục.
XEM CLIP:
BOT Cai Lậy chính thức thu phí từ ngày 1/8. Sau 2 tuần hoạt động, ngày 15/8, các tài xế cho rằng trạm thu phí đặt trên quốc lộ 1 là không hợp lý, mức thu phí quá cao nên phản đối bằng cách đưa tiền lẻ, gây kẹt xe, buộc chủ đầu tư phải nhiều lần xả trạm.
Ngày 16/8, Bộ GTVT đã họp, thống nhất giảm giá vé qua trạm BOT Cai Lậy.
Ngày 17/8, trả lời báo chí về khả có thể phải di dời trạm thu phí, ông Lưu Văn Hào, Phó chủ tịch HĐQT Công ty Đầu tư quốc lộ 1 Tiền Giang nói: "Nếu phải thực hiện thì nhiều khả năng phá vỡ phương án tài chính. Khi đó chúng tôi sẽ trả dự án cho Nhà nước, lấy lại tiền để đi chỗ khác cho đỡ đau đầu”.
Tuy nhiên ngay sau đó vị này vẫn khẳng định: "Chúng tôi chẳng bao giờ muốn di dời".
Đến ngày 30/11, BOT Cai Lậy thu phí trở lại sau hơn 3 tháng xả trạm. Để đối phó với tài xế trả tiền lẻ, chủ đầu tư bố trí làn xe riêng. Ngoài ra cũng bố trí dàn xe cẩu chờ sẵn để kéo những ô tô cố tình gây ùn tắc. Lực lượng CSGT, cảnh sát trật tự, cảnh sát 113 cũng có mặt hỗ trợ.
Tuy nhiên, các tài xế phản ứng dữ dội, dùng các chiến thuật như “25-1”, “quên đem tiền”, không mua vé… khiến BOT Cai Lậy phải xả trạm liên tục.
Chiều 30/12, hai tài xế Nguyễn Minh Trung và Trịnh Hồng Phương bị công an trấn áp về trụ sở làm việc và sau đó được ra về.
Những ngày sau đó, BOT Cai Lậy liên tục điệp khúc xả - thu.
Trước tình hình 'nóng' tại BOT Cai Lậy, tối 4/12, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có quyết định dừng thu phí 1-2 tháng dự án này, yêu cầu Bộ trưởng GTVT có báo cáo toàn diện, đề xuất phương án trình Chính phủ quyết định.
Theo Công an Đồng Nai, có một số tài xế đã cố tình dừng, đỗ xe tại trạm gây cản trở giao thông, trong khi trạm BOT Biên Hòa đã xả trạm, không thu phí.
Tài xế trả tiền xu qua trạm BOT Biên Hòa |
Trước đó, trong tháng 9 và liên tục các ngày 2 đến 5/10, nhiều tài xế đã sử dụng tiền lẻ để mua vé qua trạm BOT Biên Hòa khiến giao thông qua trạm ùn tắc kéo dài. Trong đó, ngày 5/10, hàng chục tài xế đậu trong trạm thu phí khiến giao thông trên quốc lộ 1 tê liệt nhiều giờ. Trạm thu phí đã xả trạm từ 15h cùng ngày.
Trạm BOT ngày thu phí trở lại |
Ngày 16/10, công ty cổ phần đầu tư Đồng Thuận đã thông báo áp dụng mức giá dịch vụ sử dụng đường bộ trạm thu mới. Giá vé giảm từ 10.000 - 40.000 đồng, tương ứng với từng nhóm phương tiện khác nhau so với mức giá trước đó. Đến ngày 9h ngày 26/10, trạm BOT Biên Hòa thu phí trở lại.
Sau gần 2 năm thu phí, bất ngờ tối 7/12/2017, chủ đầu tư BOT Cần Thơ - Phụng Hiệp đã có buổi gặp mặt với các doanh nghiệp, người dân để công bố quyết định giảm 7-15% giá vé qua trạm BOT Cần Thơ - Phụng Hiệp.
Trạm BOT Cần Thơ |
Việc nhà đầu tư đề xuất giảm giá thu phí được thực hiện sau buổi tiếp xúc cử tri của Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân.
Cử tri nêu vấn đề nhà đầu tư chỉ cải tạo trên mặt đường hiện hữu nhưng thu phí rất cao. Ngoài ra, cử tri cũng đề nghị miễn phí 100% cho các phương tiện gần trạm thu phí trong bán kính 5-7km.
Không sử dụng BOT đường tránh TP Vinh, nhưng phải chịu phí khi qua cầu Bến Thủy 1, người dân hai đầu cầu Bến Thủy 1 (Nghệ An, Hà Tĩnh) đã ròng rã phản ứng bằng cách dùng tiền lẻ mua vé...
Tài xế trả tiền lẻ qua trạm BOT Bến Thủy |
Ngày 9/4, hơn 300 người dân ký đơn tập thể gửi Chính phủ, Quốc hội, lãnh đạo hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh về tình trạng thu phí bất hợp lý. Dù trước đó Bộ GTVT đã giảm 50% phí qua cầu nhưng người dân không đồng tình.
Ngày 11/4, Bộ GTVT chủ trì cuộc họp với chính quyền hai tỉnh và nhà đầu tư quyết định giảm 100% phí cho cư dân hai đầu cầu qua trạm Bến Thủy 1. Thời gian áp dụng từ 24/4.
Khi đạt được chính sách miễn phí, nhiều người dân đã bật khóc.
Chiều 4/9, nhiều người dân 2 huyện Văn Lâm, Văn Giang, tỉnh Hưng Yên cùng lái xe vây quanh trạm thu phí Văn Lâm trên QL5 phản đối thu phí.
Ngày 1/12, BOT Ninh An xả trạm do tài xế đòi thối lại 100 đồng hoặc dùng tiền lẻ mua vé qua trạm. Theo tài xế, họ chỉ đi vài km phải trả phí toàn tuyến.
Ban Thời sự