{keywords}
{keywords}

Đúng như dự đoán của nhiều chuyên gia, Bolero sau khi đi đúng một vòng cung của quá trình phát triển, từ sự tái sinh đến đỉnh cao rực rỡ, thì đang dần quay trở lại với vị trí ban đầu. Năm 2018, Bolero xuất hiện hãn hữu và khiêm tốn hơn nhiều trên các kênh truyền hình, phát thanh. Từ gần 20 chương trình có liên quan Bolero, con số này hiện tại giảm mạnh.

Nhiều gameshow thuần túy hát Bolero vắng mặt, một số khác từng sửa format để cố đưa Bolero vào cho hợp trend nay cũng quay trở lại format cũ. Tình Bolero, Tình Bolero hoan ca và Cặp đôi hoàn hảo không trở lại trong 2018. Tình ca Việt, Nhân tố bí ẩn đã "mất hút". Tuyệt đỉnh song ca chuyển hướng sang khai thác nhạc dân ca, quê hương.

{keywords}

Bolero cũng không còn là sân đua để nghệ sĩ chen nhau ra single, album hay làm liveshow nữa. Đàm Vĩnh Hưng chọn năm 2018 để thể nghiệm âm nhạc mới. Lệ Quyên ra một album nhạc trẻ và một album nhạc tình xưa. Một số ca sĩ trẻ, như á quân Duyên dáng Bolero Trương Diễm, debut bằng một MV Ballad. Cả năm nay cũng không thấy một liveshow Bolero nào đủ lớn.

“Một điều tôi phải thừa nhận là Bolero đang chững lại. Việc này là không có gì xa lạ với cơ chế thị trường bởi có quá nhiều người lao vào khai thác như hiện nay. Mặt khác, ở phương diện sản xuất, tôi nhận ra người Việt Nam có một điều rất phổ biến là “cả thèm chóng chán”. Họ rất dễ yêu thích một thứ gì đó nhưng rồi chỉ sau một thời gian khi đã quen, họ nhanh chóng tìm đến những cái mới hơn, lạ hơn”, NSƯT Vũ Thành Vinh - tổng điều hành gần 10 chương trình ăn khách về Bolero, tâm sự với VietNamNet.

Như lời ông Vinh nói, thực trạng ‘đông sinh tạp’ khiến khán giả quá ngán ngẩm về dòng nhạc từng làm vua của năm 2017 này. Bolero vẫn giữ vị thế trong đời sống, vẫn có thể phát lên ở bất cứ đâu: nhà hàng, quán ăn, karaoke, xe taxi, đám cưới… nhưng lại thất thế với tư cách thị phần của một thị trường âm nhạc đa sắc sắp chuyển mình.

{keywords}

Năm nay, thị trường Vpop chứng kiến hai cơn “địa chấn” vào tháng 5 và tháng 10. Ít năm nào, người ta thấy "mùa" nhạc sôi nổi đến mức từ tân binh đến nghệ sĩ lão thành, từ ca sĩ thị trường đến divo, diva… chen chúc nhau ra sản phẩm như vậy. Sơn Tùng M-TP chỉ ra duy nhất sản phẩm “Chạy ngay đi” trong năm 2018 cũng chọn thời điểm là giữa tháng 5.

Ở hai tháng "cao điểm", số lượng được thống kê khoảng 30-50 sản phẩm, tức là trung bình có đến 1-2 sản phẩm/ngày. Tháng 6, 7 và 11 tuy chỉ là “dư chấn” nhưng con số ước tính vẫn lên đến hơn 20 sản phẩm. Một phép khảo sát nhỏ cho thấy phần lớn số sản phẩm này, như: Chạy ngay đi, Chạm đáy nỗi đau, Bùa yêu, Duyên mình lỡ, Đừng như thói quen… rơi vào thể loại Ballad và EDM.

{keywords}

Nhạc EDM năm 2018 là cuộc đua hòa âm phối khí của những producer "cộm cán" như: Onionn, Dương K, Masew, Hoàng Touliver, Khắc Hưng, Châu Đăng Khoa… EDM hiện nay không thịnh hành bằng thời điểm vừa cập bến Việt Nam nhưng sự cạnh tranh giữa các producer đã tạo nên những sản phẩm đề cao chất lượng hơn là cách làm EDM mì ăn liền với cấu trúc rập khuôn, giản đơn hay hòa âm thiếu sáng tạo.

Ballad cũng được đánh giá là màu nhạc sáng sủa, văn minh hơn; hạn chế motif não tình, rền rĩ hay các công thức ăn theo phim ngôn tình.

{keywords}

Gắn mác “chuyên môn”, “hàn lâm”, “học thuật”… vì bản chất của nhóm dòng nhạc này vốn hướng tới phục vụ đối tượng khán giả hẹp. Năm 2018, showbiz Việt chào đón album Jazz đầu tiên là “Saigon Feel” của Hồ Trung Dũng và NS Võ Thiện Thanh. Sau khi phát hành, album này nhanh chóng bán 2.000 bản và đang chờ tái bản – một tín hiệu đáng mừng cho thị trường nhạc Việt.

Sự khả quan cũng bộc lộ qua con số 1.000 đĩa than “Chat với Mozart 2” được bán ra mà Mỹ Linh tiết lộ hồi tháng 6. “Chat với Mozart 2” của Mỹ Linh là tổ hợp của Pop, Semi-classic, Hiphop, Funky, Jazz… trên nền tảng nhạc cổ điển. Một diva khác là Hà Trần với dự án “Bản Nguyên” kéo dài từ 2016 đến nay vừa trình làng MV “Không tưởng” đầu tháng 7 khiến giới chuyên môn không tiếc lời khen ngợi.

{keywords}

Thanh Lam với “Bình minh”, Tùng Dương với “Tùng Dương hát bộ tứ sông Hồng”, Phạm Thu Hà với liveshow đầu tiên “Chân dung âm nhạc” còn Mỹ Linh với “Thời gian” lại là liveshow cuối cùng… tạo nên những gam màu đẹp nhất của bức tranh nhạc Việt 2018. 

“Một cái chợ mà không có nhiều người bán hàng sạch thì khách hàng buộc phải chọn rau bẩn ăn thôi. Những người làm nghề giỏi phải tung nhiều sản phẩm, thị trường mới đa dạng, khán giả mới có cái lựa chọn, mới phân biệt được hay dở để nghe chứ. Ngồi đó phê phán nhạc này nhạc nọ không hiệu quả đâu.

Đừng nghĩ rằng người nghe giờ chỉ thích nghe cho vui, nếu có sản phẩm tử tế họ vẫn tìm tới. Chẳng qua tôi thấy giờ ít nhà sản xuất có nhiệt huyết và dấn thân. Đó là nguyên nhân âm nhạc Việt Nam mất cân đối, mảng này quá ít còn mảng kia quá nhiều. Thật ra mình không thể nói mảng nào xấu hơn vì có trắng mới biết đen, có xấu mới biết tử tế như thế nào”, NS Võ Thiện Thanh nêu quan điểm về người làm nghề tử tế và sản phẩm tử tế với VietNamNet.

{keywords}

Nếu như chỉ 6 năm trước, cuộc thi hát trong thời kỳ cực thịnh vẫn là bệ phóng hoàn hảo cho những người trẻ, hoặc thậm chí không còn trẻ, đến gần với giấc mơ nổi tiếng. Thời điểm đó, mỗi một cuộc thi tầm vóc như Vietnam Idol hay The voice mở casting có 5 – 10 nghìn thí sinh ăn ngủ chờ tới lượt tại điểm đăng ký là chuyện bình thường. Cuộc thi hát từng là ‘mỏ vàng’ của nhà đài. Tại mùa đầu tiên vào năm 2013, đêm chung kết The voice Kids lộ bảng giá quảng cáo cao khủng khiếp: 140 triệu đồng cho 10 giây lên sóng.

Vì ăn nên làm ra mà nhiều nhà sản xuất đã ồ ạt nhập khẩu format, một số khác lại viết format thuần Việt để cùng tham gia đường đua. Kết quả là từng có giai đoạn có đến gần 20 gameshow ca hát, mở đài nào cũng thấy, thậm chí cùng một khung giờ vàng đã có 2-3 cuộc thi diễn ra.    

{keywords}

 

Tất yếu, cuộc thi hát hay gameshow ca hát nói chung thoái trào, nhường chỗ cho gameshow hài và hiện tại là gameshow hẹn hò. Hiện tại chỉ còn vỏn vẹn khoảng 10 chương trình. Nhiều show vẫn nằm chễm chệ sóng giờ vàng nhưng sức hút không còn như xưa.

Vietnam Idol – cuộc thi ca hát truyền hình thực tế lớn nhất một thời, đã dừng chân ở mùa thứ 7 từ hai năm nay. Đối thủ của Vietnam Idol là The Voice vừa chọn ra quán quân vào đầu tháng 9/2018 nhưng tình hình cũng không khá khẩm hơn. Các show The Voice Kids, Sing my song, Gương mặt thân quen… chịu cảnh tương tự. Nhiều gameshow ca hát như Thần tượng Bolero, Ca sĩ giấu mặt, Ca sĩ bí ẩn, Người hát tình ca... kết thúc khi nào không hay biết. Vô số chương trình lên sóng 1 – 2 mùa rồi chìm vào quên lãng. Format mới như The Debut gây chú ý nhờ… nhiều scandal.

Theo một tiết lộ, giá quảng cáo cho đêm chung kết Gương mặt thân quen từ 370 triệu/30 giây (năm 2014) đã giảm mạnh còn 200 triệu/30 giây (năm 2018). Những ngôi sao của nghề giám khảo như Mỹ Tâm, Đàm Vĩnh Hưng, Việt Hương, Hoài Linh… cũng không giữ nổi khán giả.

Chưa bao giờ showbiz Việt có nhiều quán quân gameshow như hiện nay. Một cuộc thi thường có 1 quán quân cho mỗi mùa. Cá biệt như Tuyệt đỉnh song ca, mỗi mùa có đến 2 quán quân nhưng riêng năm 2018 lại trao giải cho 3 cặp á quân mà không có quán quân nào. Dần dà, chức danh “quán quân gameshow” không còn giá trị như trước. Có những ca sĩ "ẵm" 2 - 3 chức quán quân vẫn không được nhớ tên. Nhiều quán quân biến mất sau cuộc thi, hoặc cắn răng chịu cảnh thất nghiệp, ế show chờ thời. Trái lại, một số thí sinh thi không đạt giải nhưng ra làm nghề lại thành công hơn quán quân, á quân. 

{keywords}

Trong showbiz Trung, "lưu lượng" chỉ ngôi sao có độ nổi tiếng cao. Sơn Tùng và Bích Phương là cái tên áp đảo rõ rệt trong cuộc chạy đua của năm nay. Giữa hơn 100 sản phẩm của hàng chục nghệ sĩ thì cặp đôi Sơn Tùng – Bích Phương vẫn nổi lên với sức hút mạnh mẽ, lấn át các đồng nghiệp khác.  

MV “Chạy ngay đi” của Sơn Tùng bị chê là không thành công bằng những sản phẩm trước nhưng vẫn đạt 102 triệu lượt xem trên YouTube. Vào thời điểm phát hành, sản phẩm này đạt những thành tích sau: 17,6 triệu lượt xem sau 24 giờ đầu tiên đăng lên YouTube; Video âm nhạc ra mắt thu hút lượt xem lớn thứ hai trên toàn cầu năm 2018; Thu hút lượt xem lớn nhất sau 24 giờ đầu tiên của khu vực châu Á - Thái Bình Dương năm 2018; Sự kiện ra mắt lớn nhất từ trước đến nay của một nghệ sĩ Việt trên YouTube…

{keywords}

Trang blog của Google chỉ ra rằng Sơn Tùng là "nghệ sĩ Việt đầu tiên phá vỡ các kỷ lục trên YouTube và mở rộng đối tượng người xem của mình vượt ra ngoài biên giới”. 

Bích Phương có trọn vẹn một năm ‘lên hương’ khi thể nghiệm âm nhạc mới nhưng ra bài nào lại thành hit bài đó. MV “Bùa yêu” của cô đạt 94 triệu lượt xem trên YouTube.

Đây là hai sản phẩm được nhắc nhiều nhất trên mạng Internet, đạt nhiều thành tựu nhất trên các BXH âm nhạc cũng như "ẵm" nhiều đề cử nhất tại các giải thưởng âm nhạc cuối năm.

{keywords}

Không phải là những cái tên dẫn đầu nhưng có những nghệ sĩ vẫn xuất sắc đạt thành tích “MV trăm triệu view”: Hoa Vinh với “Đừng quên tên anh”, Trịnh Thăng Bình với “Tâm sự tuổi 30”, Orange với “Người lạ ơi” hay Anh Tú (The voice) với “Cuộc sống em ổn không”. 

Năm 2018, khán giả chứng kiến cuộc đối đầu khốc liệt giữa hai giới Indie và mainstream. Như vậy, những nghệ sĩ mainstream không những bị so sánh với nhau mà còn chịu một áp lực cạnh tranh với các nghệ sĩ indie. Gần nửa đầu năm nay, Vpop bị "chiếm sóng" bởi loạt hit từ giới Indie: "Cô gái M52" - HuyR ft Tùng Viu; "Người âm phủ" - Osad x VRT; "Cùng Anh" - Ngọc Dolil x VRT; "Mình cưới nhau đi" - Pjnboys ft Huỳnh James...

{keywords}

Tháng 10 vừa qua, Vpop tiếp tục chứng kiến cơn sốt mang tên “Hongkong1” phủ kín từ mạng Internet đến đời thực. Chàng trai Nguyễn Trọng Tài cùng 3 thành viên của ban nhạc Double X nổi tiếng sau một đêm.

Theo thống kê vào tháng 8 vừa qua, có 60 triệu người dùng Internet tại Việt Nam và trong đó, 70% sử dụng các dịch vụ giải trí như nghe nhạc, xem video. Trong thời đại công nghệ, không quá khi nói digital là một trong các thước đo độ thành công của nghệ sĩ, thậm chí là… nguồn sống.

Đơn cử, Hoa Vinh có thể kiếm từ 50 – 200 triệu đồng mỗi tháng, trong đó có nhiều tháng thu về hơn 100 triệu đồng, từ kênh YoutTube dù ở thời điểm còn sở hữu kênh này, lượng người đăng ký theo dõi chưa tới 1 triệu tài khoản, Hoa Vinh chỉ có 1 MV cán mốc 100 triệu lượt xem cùng một số MV đạt vài chục triệu lượt. So sánh với kênh YouTube 3,5 triệu lượt theo dõi cùng hàng loạt MV trăm triệu view của Sơn Tùng, đủ để hình dung thu nhập khổng lồ của sao nam trẻ này trong nhiều năm qua.

Cục diện âm nhạc năm 2018 cho thấy thị trường âm nhạc đang ngày càng phẳng hơn, cơ hội được chia đều cho bất cứ ai có đủ tài năng, đam mê và… may mắn. Nghệ sĩ Indie dần bước ra ánh sáng, thoải mái kiếm sống bằng chạy show hoặc khai thác digital. Những người trẻ theo đuổi giấc mơ nổi tiếng cũng có nhiều con đường hơn thay vì đổ dồn vào các cuộc thi ca hát.

{keywords}

Nếu nói rằng nhạc Việt đang manh nha tiến ra thế giới cũng không sai. Năm 2018 đánh dấu nhiều bước tiến của nghệ sĩ Việt đến những thị trường lớn trong khu vực. Thực tế cho thấy chính các kênh digital là cầu nối đầu tiên giữa nghệ sĩ Việt và khán giả quốc tế. Thị trường nội địa càng sôi động, sức hút hợp tác quốc tế càng lớn.

Không thể phủ nhận rằng, nhờ loạt thành tích phá kỷ lục digital mà Sơn Tùng danh chính ngôn thuận ký hợp đồng trở thành nghệ sĩ của hệ thống Bingo Music thuộc KMS Global. Anh cũng có một sản phẩm kết hợp với rapper Snoop Dogg vào năm sau – thông tin được xác nhận bởi chính ca sĩ rap da màu lừng danh thế giới.

{keywords}

Đầu năm 2018, Mỹ Tâm và cộng đồng fan ngây ngất khi hay tin album “Tâm 9” lọt top 10 BXH World Albums (BXH album của dòng World music) của Billboard. Vào tháng 9-10 vừa qua, nữ ca sĩ cũng có một dự án dài hơi tại Hàn Quốc mà nổi bật nhất là đêm nhạc 4.000 khán giả tại SVĐ Jangchung (Seoul) cùng sự tham gia một loạt sự kiện tại xứ sở kim chi.

Cuối năm, khán giả Việt lại đón tin vui khi Orange giành cúp “Nghệ sĩ châu Á mới xuất sắc” còn Hương Tràm thắng hạng mục “Nghệ sĩ châu Á xuất sắc tại Việt Nam” tại Lễ trao giải MAMA 2018. Trong sự kiện trao giải, nữ tân binh Vpop không chỉ nói lưu loát tiếng Hàn mà còn hát bài “Người lạ ơi” bằng song ngữ được đánh giá cao.

Cũng trong năm nay, thị trường nhạc số vốn là ‘sân chơi’ của các doanh nghiệp nội địa bỗng rộn ràng hơn khi có sự xuất hiện của Spotify và Apple Music. Hai dịch vụ stream nhạc thu phí này đã tác động mạnh mẽ đến văn hóa nghe nhạc vốn nghèo nàn, thụ động và chuộng miễn phí của phần lớn khán giả Việt. Kể từ thời điểm ra mắt, BXH âm nhạc trên hai kênh này cũng chính thức góp thêm tiêu chí để đánh giá hoạt động của nghệ sĩ trong năm.

Nếu như chỉ cách vài năm trước, việc mời nghệ sĩ quốc tế về Việt Nam biểu diễn còn khá hãn hữu thì hiện nay, đất nước hình chữ S đã trở thành điểm đến của rất nhiều tên tuổi. Chuỗi live concert V Heartbeat tổ chức đều đặn mỗi tháng đều có sự góp mặt từ 1-2 nghệ sĩ/nhóm nhạc Hàn Quốc. Những sự kiện âm nhạc lớn như festival gần như chắc chắn có nghệ sĩ quốc tế tham gia biểu diễn.

{keywords}

 MV (music video) hiện nay là mô thức sản phẩm được ưa chuộng hơn cả CD và album. Việc quay MV để quảng bá cho bản thu âm thậm chí còn dần kém phổ biến hơn xu hướng quay MV như một sản phẩm độc lập. 

Năm 2018, MV Việt bùng nổ về số lượng lẫn chất lượng. Những đạo diễn như Đinh Hà Uyên Thư, Khương Vũ, Kawaii Tuấn Anh… nhận quay không xuể dự án MV. Sức ép từ số lượng khiến các nghệ sĩ cùng ekip phải cạnh tranh mạnh hơn về chất lượng từ hình ảnh, góc máy… đến ý tưởng cho MV. Trong năm nay, dễ thấy quay MV dạng phim ngắn, có yếu tố kỳ ảo hoặc khai thác hình ảnh sexy là 3 xu hướng nổi bật nhất.

Thay vì dựng MV từ một tình huống đơn giản nào đó trong cuộc sống, các ekip hiện nay có xu hướng phát triển tình huống thành một câu chuyện bài bản hơn, có bối cảnh, lời thoại, tình tiết, cao trào và kết thúc. Mỗi MV có độ dài từ 7 - 10 phút hoặc hơn, tương đương với một phim ngắn. Tiêu biểu như "Thương em là điều anh không thể ngờ" (Noo Phước Thịnh), "Yêu một người sau anh – Không thể chạm được em" (Gin Tuấn Kiệt), "Duyên mình lỡ" (Hương Tràm)…

Cá biệt như Tố My quay hẳn một phim ca nhạc hơn 50 phút cho bài "Chuyện đời con gái" (Đắp mộ cuộc tình 2). Hòa Minzy, sau khi MV “Rời bỏ” đạt nhiều thành công nhất trong sự nghiệp ca hát, đã mạnh dạn quay tiếp phần 2 mang tên “Chấp nhận”. Ca sĩ Hương Giang cũng tương tự với MV “Anh đang ở đâu đấy anh” nên không ngạc nhiên khi cô khẳng định sẽ có phần 2 cho câu chuyện còn đang dang dở.

MV khai thác yếu tố kỳ ảo, huyền bí, ma mị lên ngôi. Sức hút từ loạt MV "Đóa hoa hồng" (Chi Pu), "Màu nước mắt" (Nguyễn Trần Trung Quân), "Bùa yêu" (Bích Phương), "Giả vờ say" (Đông Nhi)… là sự tác động tổng hợp thị giác bằng những gam màu mạnh, tạo hình nhân vật ấn tượng hoặc câu chuyện kỳ ảo khó quên.

{keywords}

Gây tranh cãi không kém là những MV khai thác yếu tố gợi cảm, gợi dục mà được cho là có khuynh hướng ngày càng táo bạo. Nhóm MV theo hướng gợi cảm có thể kể đến như "Drama Queen" (Bích Phương), "Em muốn anh đưa em về" (Hồ Ngọc Hà), "Vì anh là vậy" (Trọng Hiếu)… còn những MV gợi dục gây tranh cãi như "Mời anh vào team em" (Chi Pu), "Ra vô" (Kay Trần)… cho thấy xu hướng này chưa bao giờ thôi được ưa chuộng, thậm chí MV càng nóng bỏng thì lượt xem càng cao.

Điều đáng tiếc là MV duy mỹ hoặc mang thông điệp xã hội – cộng đồng như "Bài ca tự do" (Mỹ Linh), "Không tưởng" (Hà Trần), "Vũ điệu bình minh" (Phạm Thu Hà), "Giữ lấy tuổi thơ" (Nhiều nghệ sĩ), "Mặt trời vẫn tới mỗi ngày" (Nhiều nghệ sĩ)… lại quá ít ỏi và thường “ế” người xem. 

Thực hiện: Gia Bảo
Đồ họa: Phạm Thị Luyện