{keywords}
{keywords}

Bà Phan Thị Phúc (79 tuổi, Đống Đa, Hà Nội) vốn là diễn viên của Nhà hát Tuổi trẻ. Trong quá trình công tác, bà có cơ hội đi qua nhiều tỉnh thành trong cả nước để dạy múa hát cho trẻ em.

Năm 1990, trong lần đến giao lưu văn nghệ với các học sinh tại trường Tiểu học Trung Tự (Hà Nội), một hình ảnh đã làm thay đổi cuộc đời bà.

‘Lần đó, tôi bắt gặp một học sinh khuyết tật đứng phía dưới mải mê múa theo các bạn đang biểu diễn trên sân khấu. Tôi nghĩ, các em mang khiếm khuyết vẫn có quyền được học múa, hát, được thể hiện tình yêu nghệ thuật của mình như các trẻ em khác’, bà nhớ lại.

{keywords}

Hình ảnh đó ám ảnh bà Phúc nhiều năm về sau. Bởi vậy năm 1996, khi nghỉ hưu, bà bắt đầu thực hiện mong mỏi của mình bằng cách mượn địa điểm ở trường Tiểu học Trung Tự mở lớp dạy múa, âm nhạc cho trẻ khuyết tật đầu tiên. Bà Phúc bắt đầu vận động các nghệ sĩ múa, đàn… tại Nhà hát Tuổi trẻ đến dạy miễn phí cho các em.

Bà kể: ‘Đây là việc không dễ dàng bởi trẻ khuyết tật được đi học đã là điều khó, nói gì đến việc học nghệ thuật. Cha mẹ các em mong muốn các em học văn hóa và cho rằng việc học múa, hát… là vô bổ’.

‘Chúng tôi đã mất rất nhiều thời gian để vận động các em đến lớp. Có lớp rồi, các thầy cô giáo còn vất vả để giữ học sinh. Có lần trong lớp chúng tôi, một học sinh bật khóc. Lúc ấy khoảng 12 giờ trưa, cô giáo hỏi chuyện, em mếu máo nói: ‘Giờ này em phải hái rau cho lợn, đi học thế này em không có rau mang về sẽ bị bố mắng’.

Cô giáo phải vội vàng chở em ấy về nhà của cô, hái vội một mớ rau muống để em đưa về nhà, khỏi bị trách phạt’, bà Phúc nhớ lại.

Do thiếu địa điểm, lớp cho học sinh khuyết tật đầu tiên được đặt tại sảnh của trường Tiểu học Trung Tự. Một lần, có tổ chức nước ngoài sang thăm trường nhìn thấy bà Phúc đang dạy, một người phụ nữ Mỹ hỏi: ‘Sao bà lại dạy trẻ ở ngoài sảnh thế này?’. Bà Phúc trả lời: ‘Chúng tôi không có chỗ’.

Sau lần đấy, đoàn tình nguyện của Mỹ liền tài trợ tiền cho bà xây dựng một căn phòng rộng gần 100m2 để dạy học cho các em.

{keywords}

Ngày 9/3/1997, chìa khóa được trao cho bà Phúc, lớp học cứ thế kéo dài gần 20 năm.

‘Học sinh của chúng tôi không chỉ ở Hà Nội mà còn đến từ các tỉnh khác. Các em ở nhiều hoàn cảnh khác nhau, từ em gia cảnh khó khăn đến em có gia đình khá giả, bố mẹ đưa đón bằng xe sang.

Ngoài dạy múa hát, chúng tôi còn chú trọng mở các lớp đào tạo nghề (may vá, sửa chữa điện dân dụng…). Tôi muốn các em tự lập, có thể nuôi sống bản thân bằng đôi tay của mình. Đó cũng là cách giúp các em hòa nhập với xã hội’, bà Phúc bộc bạch.

{keywords}

Hơn 20 năm miệt mài với những đứa trẻ kém may mắn, thế hệ học sinh đầu tiên của ‘Câu lạc bộ văn nghệ cho trẻ em khuyết tật’ do bà Phúc phụ trách đã trưởng thành.

Nhiều học sinh mở công ty riêng, làm chủ như anh Nguyễn Đức Thắng (bị câm, điếc bẩm sinh). Anh Thắng hiện mở một cửa hàng bún chả khá đông khách trên phố và đã lập gia đình.

Bà cũng nhớ đến trường hợp anh Thái Anh (bị câm, điếc bẩm sinh), hiện là giảng viên dạy ngôn ngữ hình thể và ký hiệu ngón tay.

Năm tháng gắn bó với những học sinh khuyết tật đem đến cho bà Phan Thị Phúc những kỷ niệm đáng nhớ.

Một lần, bà đi thăm người thân ở bệnh viện, gặp học trò cũ. Bà ra hiệu bằng tay, nói mình đi thăm người bệnh nhưng học trò này hiểu nhầm thành bà bị ốm.

Tối hôm đó, các em kéo đến nhà bà Phúc rất đông, ngọng nghịu nói mang đường sữa đến thăm ‘mẹ Phúc’.

‘Tôi xua tay, nói mình khỏe. Lúc này, các em mới biết mình nhầm', bà Phúc bật khóc.

Không chỉ vậy, mỗi dịp sinh nhật bà, học sinh cũng thường mang đến những món quà lưu niệm. Tất cả đều được bà bày trang trọng trong phòng khách.

Người phụ nữ này cho biết thêm, nhiều em đã tìm được bạn đời trong chính lớp học tình thương. Mỗi khi đến tham dự đám cưới, chứng kiến học trò thành đôi, bà lại xúc động.

‘Tôi nhớ như in trường hợp hai vợ chồng học sinh câm, điếc ở phố Bà Triệu. Ngày ăn hỏi của các em, trời mưa rất to. Thấy mưa, tôi ở nhà, tính hôm cưới sẽ đến.

Nào ngờ đến gần giờ ăn hỏi, gia đình em gọi điện rối rít, kể rằng chú rể không thấy tôi, đòi hoãn đám hỏi. ‘Khi nào có mặt mẹ Phúc, con mới khởi hành sang nhà gái’, em ấy nói’, bà Phúc nhớ lại.

Bên cạnh những kỷ niệm vui, bà Phúc cũng không ít lần bật khóc về học trò.

{keywords}

‘Học sinh khiến tôi nhớ nhất là cặp sinh đôi Phùng Anh Dũng và Phùng Tú Anh, mắc chứng chậm phát triển trí tuệ. Dũng làm nghề trông xe, Tú Anh học nghề sửa chữa điện dân dụng. Mặc dù đi làm nhưng các em vẫn sinh hoạt đều đặn trong đội múa’, bà nói.

Bà kể tiếp: ‘Năm 22 tuổi, Anh Dũng bất ngờ kêu đau nhức, mỏi cánh tay bên phải. Gia đình đưa em vào viện điều trị nhưng kết quả không khả quan. Những lần không đứng lớp, tôi dành thời gian vào bệnh viện, động viên em. Sau vài tháng, Dũng ra đi ở tuổi còn trẻ’.

Xót xa hơn, ba năm sau, người em Tú Anh cũng mất vì căn bệnh giống anh trai.

‘Lần cuối vào thăm em ở viện, em không nói được chỉ nắm chặt lấy tay tôi', bà Phúc nghẹn ngào kể.

Người phụ nữ này bày tỏ, hiện tại, mong ước lớn nhất của bà là các em có địa điểm học ổn định.

Năm 2017, trường Tiểu học Trung Tự phải xây dựng nên lớp học của bà Phúc phải chuyển về trụ sở văn hóa của phường Láng Hạ. Tuy nhiên, phòng học tạm này cũng không mượn được lâu dài.

‘Tuổi cao, tôi giờ chỉ mong các em có thể về lại trường Trung Tự học như trước đây là tôi có thể yên tâm phần nào’, bà nói.

'Người mẹ' nghèo nuôi con cho cặp đôi đi xe sang suốt 16 năm

'Người mẹ' nghèo nuôi con cho cặp đôi đi xe sang suốt 16 năm

 Không liên lạc được với cặp vợ chồng gửi con, bà Bình đã nuôi con gái của họ hơn 16 năm qua.


Ngọc Trang - Diệu Bình

Thiết kế: Diễm Anh