{keywords}
{keywords}

Ngày 01/4/1953, trước khoảng 1 năm ngày bắt đầu chiến dịch Điện Biên Phủ, báo Nhân dân đã đăng bài Con voi với con muỗi của Chủ tịch Hồ Chí Minh (ký tên C.B) phê phán ý kiến của một nghị sĩ Pháp đi thăm vùng tạm chiếm, cho rằng cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam giống như cuộc chiến tranh giữa con muỗi với con voi.

Bác đã dùng ngay câu chuyện trong Ngụ ngôn La Fontaine trứ danh về con nhặng và con sư tử, với phần thắng trong trận chiến này là con nhặng, để khẳng định quan điểm của mình.

Không dừng lại ở đó, Bác còn dùng một hình tượng khác: “Nay tuy châu chấu đấu voi/ Nhưng mai voi sẽ bị lòi ruột ra”. Bác Hồ đã mượn hình ảnh của dân gian để dự báo kết quả tất yếu về cuộc kháng chiến của nhân dân ta: “Nực cười châu châu đá xe/ Tưởng đâu đâu chấu nát ai dè xe nghiêng”. 

Kể lại câu chuyện này để thấy, ngay từ đầu Bác Hồ có niềm tin tất thắng vào cuộc chiến chính nghĩa của nhân dân ta, của dân tộc ta, cũng đồng thời tin vào sức mình trong cuộc đấu tranh cam go, khốc liệt.

{keywords}

Thực hiện đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện, lâu dài, dựa vào sức mình là chính, với vũ khí thô sơ và tinh thần “cảm tử cho Tổ quốc quyết sinh”, quân và dân ta đã lần lượt đánh bại các chiến lược quân sự của thực dân Pháp. Quân ta càng đánh, càng mạnh, càng thắng, quân viễn chinh Pháp ngày càng lún sâu vào thế bị động, lúng túng. Vùng giải phóng mở rộng, chính quyền nhân dân được củng cố.

{keywords}

Trước chiến dịch Điện Biên Phủ, người Pháp thực chất đã không tránh khỏi sự thất bại nhục nhã trong cuộc xâm lược Đông Dương lần thứ hai. Tuy nhiên, để có thể rút quân trong danh dự, họ mong mỏi có một thắng lợi về mặt quân sự. Vì vậy, từ cuối năm 1953, thực dân Pháp đã bắt đầu xây dựng ở Điện Biên Phủ một tập đoàn cứ điểm quân sự lớn. Tập đoàn này án ngữ miền Tây Bắc Việt Nam, kiểm soát liên thông với Thượng Lào để làm bẫy nhử, thách thức quân chủ lực của ta tấn công, bởi theo tính toán của Pháp, dựa vào số lượng đông đảo và vũ khí vượt trội của mình, “quân Việt Minh sẽ bị nghiền nát tại đó”.

Trước tình huống bất ngờ này, Đảng ta đã nhìn nhận trận Điện Biên Phủ như cơ hội đánh tiêu diệt lớn, tạo chiến thắng vang dội để từ đó chấm dứt kháng chiến trường kỳ, nên đã chấp nhận thách thức của quân Pháp để tiến công tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. Quân đội nhân dân Việt Nam xem là trận quyết chiến chiến lược có thể quyết định kết quả đàm phán.

{keywords}

Ngày 06/12/1953, Bộ Chính trị họp bàn, quyết định mở Chiến dịch Điện Biên Phủ và thông qua phương án tác chiến, thành lập Bộ Chỉ huy chiến dịch, Đảng ủy mặt trận do Đại tướng Võ Nguyên Giáp làm Tư lệnh kiêm Bí thư Đảng ủy chiến dịch. Chính phủ quyết định thành lập Hội đồng cung cấp mặt trận do đồng chí Phạm Văn Đồng làm Chủ tịch.

Với ý nghĩa đặc biệt quan trọng của chiến dịch, Bộ Chính trị và Tổng Quân ủy đã quyết định tập trung 4 đại đoàn bộ binh, 1 đại đoàn công pháo với tổng quân số trên 40.000 người. Cả nước đã tập trung sức mạnh cho mặt trận Điện Biên Phủ với khẩu hiệu “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng”, các đơn vị bộ đội chủ lực nhanh chóng tập kết, ngày đêm bạt rừng, xẻ núi mở đường, kéo pháo, xây dựng trận địa, sẵn sàng tiến công địch; 261.451 dân công, thanh niên xung phong bất chấp bom đạn hướng về Điện Biên để bảo đảm hậu cần phục vụ chiến dịch. 

Trên cơ sở những tính toán hợp lý, Đảng ta đã tự tin vào sức mình, hạ quyết tâm: Tiêu diệt tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ để tạo nên một bước ngoặt mới trong chiến tranh, trước khi đế quốc Mỹ can thiệp sâu hơn vào Đông Dương.

Chiến dịch ban đầu được dự kiến bắt đầu từ ngày 20/1/1954 trên tinh thần là “đánh nhanh thắng nhanh”, nhưng sau đó để tiến hành đồng bộ, kế hoạch được dời đến ngày 25/1, tiếp đó, do có tin chiến dịch bị lộ nên đã dời sang ngày 26/1.

{keywords}

Sau nhiều phân tích, đánh giá tình hình, ngày 25/1/1954, Đại tướng, Tư lệnh, Bí thư Đảng ủy Bộ Chỉ huy chiến dịch Võ Nguyên Giáp đã quyết định dời thời điểm mở màn chiến dịch. Đại tướng cho rằng phương án "đánh nhanh thắng nhanh" mang nhiều tính chủ quan, không đánh giá đúng thực lực hai bên, không thể đảm bảo chắc thắng mà cần tổ chức lại trận đánh theo phương án "đánh chắc, tiến chắc", đánh dài ngày theo kiểu "bóc vỏ" dần dần tập đoàn cứ điểm. Khi thảo luận phương án tác chiến, có nhiều ý kiến khác nhau và tranh luận khá căng thẳng, nhưng quyết định cuối cùng đã được triển khai và các lực lượng dần được rút khỏi trận địa để tổ chức lại.

Ngày 13/3/1954, chiến dịch Điện Biên Phủ chính thức bắt đầu. Sau 55 ngày đêm chiến đấu anh dũng, quân ta đã giành thắng lợi hoàn toàn trên toàn trận địa. Chiều ngày 7/5/1954, Thiếu tướng, Tư lệnh quân đội Pháp tại Điện Biên Phủ De Castries đã đầu hàng không điều kiện. Toàn bộ quân đội Pháp tại Điện Biên Phủ đều bị tiêu diệt hoặc phải đầu hàng.

Nhờ tin vào sức mình, lượng sức mình trong từng hình huống cụ thể, sau 56 ngày đêm chiến đấu, quân và dân ta đã đập tan toàn bộ tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, tiêu diệt và bắt sống 16.200 tên địch, bắn rơi 62 máy bay, thu 64 ô tô và toàn bộ vũ khí, đạn dược, quân trang quân dụng của địch.

Có thể coi tin vào sức mình là một bài học lớn của Đảng và nhân dân ta, không chỉ trong kháng chiến chống thực dân mà cả trong xây dựng đất nước hiện nay.

Hoài Bắc
Ảnh: Kiều Oanh
Video: Vân Anh, Bạch Hân, Lan Anh

18/12/2021 06:41 (GMT+07:00)