Nằm tại vịnh Baffin, vùng Qikiqtaaluk thuộc lãnh thổ Nunavut, đảo lớn Devon được phát hiện bởi hai nhà thám hiểm người Anh là William Baffin và Robert Bylot vào năm 1616.

{keywords}
Với diện tích 55.247 km vuông, Devon là hòn đảo không người ở lớn nhất thế giới

Đã từng có 53 gia đình người Inuit chuyển đến đảo Devon vào năm 1934 với hy vọng bắt đầu cuộc sống mới ở đây. Nhưng mọi nỗ lực đều không thành công khi điều kiện khắc nghiệt của hòn đảo buộc họ phải di cư đi nơi khác chỉ hai năm sau đó.

Pascal Lee, Chủ tịch Viện Sao Hỏa và Giám đốc Dự án Haughton-Mars, một dự án nghiên cứu thực địa trên Đảo Devon, cho biết: "Devon là dải địa hình cằn cỗi, nhiều đá, lạnh và khô lớn nhất mà chúng tôi từng thấy".

{keywords}
Địa hình cằn cỗi cùng khí hậu khắc nghiệt trên hòn đảo được mệnh danh là 'sao Hỏa trên Trái Đất'

Những hẻm núi sâu hình chữ V và một miệng núi lửa lớn được tạo ra từ một vụ va chạm thiên thạch khoảng 23 triệu năm trước đã biến hòn đảo này là nơi có cấu trúc giống với 'hành tinh Đỏ' nhất trên Trái Đất.

Kể từ năm 1997, đảo Devon đã trở thành địa điểm triển khai thực địa của các nhà khoa học và phi hành gia muốn tìm hiểu thêm về Mặt Trăng và Sao Hỏa.

{keywords}
Hình ảnh so sánh địa hình trên sao Hỏa với địa hình trên đảo Devon do NASA cung cấp

Mùa hè năm 2018, ông Lee và một nhóm các nhà nghiên cứu đã bắt đầu tạo ra một bức tranh toàn cảnh để đánh giá môi trường của hòn đảo đặc biệt này.

Nằm ở độ cao khoảng 600 m ở phía Tây và dần dần tăng lên 1920 m ở phía Đông, nhiệt độ trung bình hằng năm trên đảo ghi nhận được là -16°C và 1/3 khu vực phía Đông Devon bị bao phủ vĩnh viễn bởi một tảng băng dày từ 500 đến 700 mét.

{keywords}
Các nhà khoa học cũng thường xuyên thử nghiệm xe tự hành tại đây

Đảo Devon có lượng mưa rất hạn chế và càng hiếm khi được ánh Mặt trời sưởi ấm. Đây cũng là những yếu tố ảnh hưởng đến sự sống trên hòn đảo này.

Điểm nổi bật nhất 'đảo sao Hỏa' là miệng núi lửa Haughton rộng 22 km với môi trường rất lạnh, khô và toàn đá. Đây cũng là nơi các nhà nghiên cứu thường xuyên thử nghiệm các loại robot khảo sát không người lái hay xe địa hình.

{keywords}
Khu vực phía bên ngoài miệng hố Haughton có địa hình gồ ghề

Khu vực phía bên ngoài miệng hố Haughton có địa hình gồ ghề. Các khối đất tại đây được phân tách bởi những rãnh nhỏ, giống với hình ảnh chụp bề mặt Sao Hỏa được gửi về từ không gian. Đó là lý do vì sao Devon trở thành điểm đến hoàn hảo cho những phi hành gia trước khi thực hiện những chuyến du hành thật.

Nhưng bất chấp sự xa xôi của nó, đảo Devon đã và đang chứng kiến ​​những tác động của biến đổi khí hậu.

{keywords}
Tốc độ băng tan chóng mặt khiến đảo Devon càng thêm cằn cỗi

Trong suốt hơn 25 làm việc trên hòn đảo này, Lee và nhóm nghiên cứu chưa bao giờ chứng kiến tốc độ băng tan chảy nhanh như hiện tại. Điều này khiến cho hòn đảo càng thêm cằn cỗi.

“Giờ đây, chúng ta đang nhìn thấy lớp địa chất lộ ra từ dưới những lớp băng đã tồn tại trong hàng thiên niên kỷ. Vì đây là vùng đất có ánh sáng Mặt Trời chiếu tới trong suốt 12.000 năm qua", ông Lee cho biết.